Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Có gì bất cập trong quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian? FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Có gì bất cập trong quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian? FfWzt02
 


#1

31.07.19 15:29

mlawkey

mlawkey

Thành viên gắn bó
0342457894
Thành viên gắn bó
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .Khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 định nghĩa: “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”.

Sau đó Khoản 2 Điều 23 quy định: “Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”.

Như vậy, với quy định tại Khoản 2 Điều 23 tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ như tác phẩm thuộc về công chúng như quy định tại điều 43, có nghĩa là Luật Sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Để sửa chữa những lỗi như vừa phân tích, Khoản 4 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Như vậy, thuật ngữ “sử dụng” trong Khoản 4 điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đây thực chất là hành vi “phi thương mại”, nếu hành vi phi thương mại mà phải trả thù lao thì lại trái với quy định tại điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ

Còn quá nhiều bất cập khi quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, như không thể biết chính xác ai là người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, chưa có quy định về mối quan hệ giữa tác giả của tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (nếu xác định được)… nhưng khuôn khổ có hạn của bài viết không cho phép bàn rộng hơn.

Vấn đề này chúng tôi xin đề xuất hoàn thiện như sau:

- Định nghĩa lại thuật ngữ “sử dụng” tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP theo hướng sử dụng với nghĩa là hành vi thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Nội dung có thể tham khảo: đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết