Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sinh viên IT mới ra trường và những điều cần biết FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sinh viên IT mới ra trường và những điều cần biết FfWzt02
 


#1

04.12.19 13:52

Anhdung94

Anhdung94

Thành viên gắn bó
0981448766 https://timviec.com.vn/
Thành viên gắn bó
Công nghệ thông tin không còn là ngành mới mẻ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ứng dụng thực tiễn vào phát triển khoa học – kỹ thuật, ngành IT mang lại rất nhiều giá trị cho xã hội. Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, nhu cầu tuyển dụng sinh viên IT mới ra trường cũng trở nên sôi động hơn trong thị trường việc làm.

Ngành IT “rốt cuộc” là làm gì?

Nhiều người còn mơ mơ hồ hồ về khái niệm ngành này. Thực chất, IT là tên viết tắt tiếng Anh của ngành công nghệ thông tin. Học IT có thể đi theo rất nhiều chuyên ngành khác nhau như: Phần mềm, Phần cứng. Nhà tuyển dụng sinh viên IT mới ra trường sẽ loại thẳng tay những CV bị lẫn lộn giữa hai khái niệm này.

Phần mềm chịu trách nhiệm nghiên cứu việc: phát triển website, tạo ra các ứng dụng Desktop, ứng dụng di động, phát triển game, lập trình nhúng, bảo mật, trí tuệ nhân tạo,… Với sự ưa chuộng của thị trường lao động công ngệ, chuyên ngành phát triển phần mềm được yêu thích lựa chọn hơn.

Còn lại, việc nghiên cứu phát triển phần cứng chịu trách nhiệm đảm bảo các hoạt động bên ngoài máy tính hiệu quả, an toàn và được cài đặt đúng, đảm bảo sự hoạt động nhanh nhạy, linh hoạt. Các linh kiện phần cứng bao gồm các bo mạch chủ, chip máy tính, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác thường được kết nối với máy tính.

Các tiêu chí đánh giá sinh viên IT mới ra trường

Câu hỏi này là băn khoăn chung của nhiều nhà tuyển dụng. Tấm bằng đại hoc, cao đẳng hay giấy chứng nhận chỉ có thể đánh giá một phần hoặc không đánh giá được gì về năng lực của ứng viên. Quan trọng là họ sẽ làm được gì sau khi trúng tuyển.

Từ ý trên, các nhà tuyển dụng có thể hiểu rằng ngay cả những người mới ra trường họ đã có kinh nghiệm đầy mình (một số trường như FPT đào tạo 6 năm, sinh viên vừa học vừa thực hành nhuần nhuyễn các kỹ năng, kiến thức) nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cử nhân. Hãy dùng những tiêu chí dưới đây khi phỏng vấn để đánh giá tuyển dụng sinh viên IT mới ra trường:

  • Có trình độ: Tất nhiên ứng viên vẫn phải sử dụng ......" BÁO CÁO - TIN ĐĂNG NÀY VI PHẠM NÔI QUI"...... để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của họ. Học tập tốt từ trên ghế nhà trường là nền tảng giúp ứng viên có thể hiểu và làm được ngay những gì bạn yêu cầu.

  • Có tính kỉ luật: Việc làm IT suy cho cùng là công việc liên quan đến các con số, công thức,… vì thế nên yêu cầu ứng viên phải có tính kì luật cao, đáp ứng yêu cầu và giải quyết được công việc trong thời gian nhanh nhất mà không ngại khó khăn.



  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề: Mọi vấn đề phát sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên đòi hỏi nhân viên IT phải có cách giải quyết vấn đề sắc bén. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được điều này trong quá trình phỏng vấn nhân viên IT của họ bằng cách đưa ra những ví dụ cụ thể. Đồng thời, nó cũng thể hiện chuyên môn của ứng viên.

  • Có kỹ năng chú ý tiểu tiết: Khi tuyển dụng sinh viên IT mới ra trường, người phỏng vấn có thể quan sát thấy rằng ứng viên có phải là người cẩn thận, chú ý đến từng tiểu tiết nhỏ nhặt để tìm ra ngọn nguồn vấn đề hay không. Nếu họ vội vã xử lý những câu hỏi phỏng vấn một cách “qua quýt”, điều này chứng tỏ ứng viên bộp chộp, ít sự quan sát tinh tế.

  • Có đam mê: Điều này được thể hiện qua cách ứng viên nói chuyện về nghề với nhà tuyển dụng. Nếu là người biết nắm bắt xu hướng, thể hiện quan điểm, tinh thần cá nhân vào sản phẩm công nghệ hoặc xác định được khó khăn nhưng vẫn theo đuổi thì bạn có thể yên tâm rằng ứng viên đó đủ nhiệt huyết để theo đuổi deadline.

  • Có trách nhiệm với công việc: Trách nhiệm là thứ vô cùng quan trọng thể hiện tính cách, lập trường của ứng viên. Bạn không thể tuyển một người chỉ biết mình và không dám thú nhận những sai lầm. Ứng viên như vậy sẽ làm hỏng công ty của bạn.


Những lý do nên tuyển dụng sinh viên IT mới tốt nghiệp

Bên cạnh các yếu tố đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, đây là những lý do khiến nhà tuyển dụng nên xem xét việc tuyển những người vừa học xong vào làm. Trong quá trình thử việc và đào tạo, những yếu tố này sẽ được bộc lộ hoàn toàn:


  • Sẵn sàng học hỏi: Sinh viên là những người sẵn sàng lao vào nơi nào được yêu cầu. Khi bạn tuyển họ, họ sẽ không ngại việc gì vì cần làm để lấy kinh nghiệm. Hay nói cách khác, họ còn “non” nên phải cố gắng rất nhiều.

  • Không yêu cầu lương cao: Ứng viên mới ra trường luôn ý thức được chưa có kinh nghiệm nên họ không đòi hỏi mức lương phù hợp. Nói thế không có nghĩa là bạn sẽ tuyển dụng họ với một mức lương cực kỳ thấp, vì đây cũng là cơ hội để bạn chiêu mộ ứng viên xuất sắc về với công ty bạn.


  • Dễ đào tạo: Bạn đã nghe câu “Viết lên một trang giấy trắng còn dễ hơn là việc viết lên một tờ giấy đã tẩy xóa nhiều lần”. Tuyển dụng sinh viên IT mới ra trường cũng như vậy. Sinh viên mới tốt nghiệp thường hào hứng và dễ thích nghi với sự thay đổi, họ tiếp thu nhanh hơn, dám thử thách bản thân và dám thực hiện ý tưởng. Đây là lý do vì sao nhiều công ty thích tuyển ứng viên “mới tinh”.

  • Năng động, nhiệt huyết: Người trẻ là những kẻ “điên rồ” nhất. Bạn có thể quăng cho họ một đề tài và họ lập tức có hàng ngàn ý tưởng. Đây là thế mạnh của ứng viên IT và cũng là mảnh đất màu mỡ của các nhà tuyển dụng nhằm tìm kiếm ra nhân tố mới không ngại khó, ngại khổ.

  • Am hiểu công nghệ: Sự phát triển của sinh viên gắn liền với sự ra đời và phát triển mạnh của công nghệ, vì thế họ sẽ là người có khả năng nắm bắt xu hướng xã hội và công nghệ liên tục. Đây là ưu điểm mà công ty, doanh nghiệp nào cũng cần. Bạn hoàn toàn có lợi ở mặt này khi tuyển dụng một sinh viên vừa tốt nghiệp xong.


Một số câu hỏi phỏng vấn ứng viên ngành IT

Phỏng vấn cũng là một nghệ thuật và khi tuyển dụng sinh viên IT mới ra trường, nhà tuyển dụng nên chú trọng vào khai thác kỹ năng hơn là kinh nghiệm. Kỹ năng mềm sẽ đánh giá đến 70% năng lực của ứng viên. Một số câu hỏi thường dùng như:


  • Mục đích của bạn khi muốn làm ở vị trí này là gì? (Mục đích thăm dò xem ứng viên có mục tiêu cho tương lai hay không)

  • Bạn đã làm gì khi còn ngồi trên ghế nhà trường? (Tìm hiểu những công việc ứng viên từng làm trước đó)

  • Bạn có kỹ năng nào đáp ứng được yêu cầu công ty? (Đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên về công ty cũng như công việc bạn sẽ giao cho họ khi trúng tuyển)

  • Bạn biết ngôn ngữ lập trình nào? (Ngôn ngữ lập trình rất quan trọng, nó thể hiện ứng viên có phù hợp với công việc bạn sắp giao cho họ hay không)

  • Đưa ra một vấn đề, hãy nói về giải pháp và suy nghĩ của bạn? (Tùy vào lĩnh vực cụ thể, nhà tuyển dụng có thể đặt ví dụ để đánh giá chuyên môn và kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên)

  • Bạn sẽ làm thế nào khi vấn đề này xảy ra? (Mục đích là thăm dò sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận của ứng viên xem họ có bị run sợ mất tự tin hay không)…


>> Xem thêm: https://timviecit.net/nganh-cong-nghe-thong-tin-nen-hoc-truong-nao-la-tot-nhat-3541.html

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết