Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Đau răng uống thuốc gì để hết đau nhanh chóng nhất FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Đau răng uống thuốc gì để hết đau nhanh chóng nhất FfWzt02
 


#1

26.07.16 14:17

avatar

dinhhungpc

Thành viên cứng
0964889159
Thành viên cứng
Chào bác sỹ. Bác sỹ có thể tư vấn giúp em làđau răng uống thuốc giảm đau răng hiệu quả cao nhất được không ạ. Gần đây, em bị đau nhức khá nhiều ở hai răng hàm dưới mà không rõ nguyên nhân vì sao, chỉ thấy nướu sưng rất to và buốt. Em có thực hiện chữa đau răng theo mấy cách dân gian thường làm như dùng gừng tỏi, lá lốt nhưng không có biến chuyển. Răng đau nhức khiến em không ăn nhai được gì, rất mong bác sỹ giải đáp thắc mắc giúp em. Cảm ơn bác sỹ ạ. (An Bình - Hà Nội).
Trả lời :
Chào bạn Hoàng Hải !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Đau răng uống thuốc gì thì hiệu quả nhất?” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.
Đau răng – nguyên nhân do đâu?
Muốn biết đau răng uống thuốc gì và cách điều trị ra sao thì bạn cần biết được nguyên nhân gây đau răng là gì. Đau răngchủ yếu là do các loại vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng gây nên. Các vi khuẩn này sẽ tác dụng vào răng hoặc nướu, chân răng gây nên cảm giác đau nhức dữ dội, nặng hơn có thể phá hủy cấu trúc răng, khiến răng vỡ mẻ hoặc lung lay và lâu ngày có thể dẫn tới mất răng.
Các loại vi khuẩn gây bệnh về răng chủ yếu là Actinomyces vicosus, Streptococus Mutans gây sâu răng, nha chu viêm, sreptococcus viridians gây áp-xe răng…
Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin C sinh viêm lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da cũng là nguyên nhân khiến răng yếu đi và dễ chịu tác động từ bên ngoài. Canxi, vitamin D3, vitamin A , fluor là những nguyên liệu rất cần thiết cho cấu tạo răng, khoáng hóa răng và giúp răng mọc đúng vị trí, nếu thiếu các loại vitamin này thì răng rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Đau răng uống thuốc gì để hết đau nhanh chóng nhất Cachgiamdaurang1

Viêm nướu và sâu răng là hai nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đau răng. Ngoài ra, các chấn thương, sang chấn, răng mọc ngầm hay các bệnh về khớp thái dương hàm cũng khiến cho bạn có cảm giác đau nhức răng âm ỉ hoặc đôi khi bộc phát dữ dội.

Theo mô tả tình trạng răng miệng của bạn nướu sưng, đau nhức thì nguyên nhân đau răng có thể do viêm nướu, viêm nha chu gây nên.
Đau răng uống thuốc gì cho hiệu quả cao nhất?
Các bài thuốc giảm đau răng hiệu quả theo phương pháp dân gian như dùng tỏi, rễ lá lốt…chủ yếu có tác dụng ức chế vi khuẩn, truyền tín hiệu đến dây thần kinh cảm giác để làm giảm đau nhức tạm thời mà không thể chữa trị tận gốc được căn nguyên của vấn đề.
Quan trọng là bạn cần có một phương pháp điều trị chuyên khoa. Đau răng uống thuốc gìhiệu quả sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, nguyên nhân bệnh lý ra sao sau khi nha sỹ thăm khám trực tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số loại thuốc thường được sử dụng như sau:Thông thường, để điều trị ngoại trú khi đau răng sẽ phối hợp hai loại thuốc phổ biến là: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin)…
Ngoài ra, nha sỹ có thể cho bệnh nhân phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronidazol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.
Việc bổ sung các loại vitamin: C, A, D3, B2 là thứ rất cần cho người bệnh đau răng, giúp giảm tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.
Lưu ý: việc sử dụng thuốc cần có đơn thăm khám của bác sỹ, bạn không nên tự ý mua các loại thuốc bên ngoài để sử dụng bởi với mỗi nguyên nhân thì tương ứng với nó sẽ có loại thuốc điều trị và giảm đau khác nhau.
Xem thêm >> dấu hiệu răng sâu
Vệ sinh răng miệng:
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc khi đau răng thì giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng là yếu tố quyết định đến việc điều trị và chăm sóc răng bị tổn thương.
+ Lựa chọn bàn chải lông mềm chải răng đều đặn ngày 2-3 lần sau khi ăn, khi chải chú ý chải nhẹ nhàng, không chải mạnh theo chiều ngang bề mặt răng. Dùng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bm thức ăn trong các kẽ răng.
+ Súc miệng với nước muối hàng ngày cũng giúp giảm đau, tiêu sưng và hạn chế viêm nhiễm hiệu quả
+ Lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần cũng là cách làm sạch cao răng – một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh lý răng miệng. Nha sỹ sẽ thăm khám và đưa ra cho bạn những lời khuyên chăm sóc răng và điều trị bệnh lý phù hợp nhất.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết