Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Pháp luật về quảng cáo: những bất cập và kiến nghị hoàn thiện FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Pháp luật về quảng cáo: những bất cập và kiến nghị hoàn thiện FfWzt02
 


#1

07.05.21 11:51

huutien195

huutien195

Thành viên gắn bó
0962877118
Thành viên gắn bó
Quảng cáo được hiểu là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi[1]. Đây cũng là một ngành kinh tế quan trọng, bởi khi hoạt động quảng cáo phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thông qua hoạt động quảng cáo, các thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tiếp cận đến người tiêu dùng nhanh hơn, tạo thêm nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quảng cáo còn là hoạt động mang tính văn hóa. Thông qua quảng cáo, các giá trị văn hóa và tư duy thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo ra nó sẽ được truyền tải. Các sản phẩm của quảng cáo không chỉ đơn thuần là sản phẩm thương mại mà còn là sản phẩm của văn hóa được sáng tạo bằng nghệ thuật biểu đạt của ngôn ngữ, hình ảnh mang tính thẩm mỹ cao[2]. Tuy nhiên, để bảo vệ được các giá trị này cần phải có hệ thống pháp luật về quảng cáo phù hợp với nhu cầu với đời sống xã hội hiện nay.

1. Một số bất cập của pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo, như: Luật Quảng cáo năm 2012; Luật Đất đai năm 2013;Luật Xây dựng năm 2013; Luật Thương mại năm 2005; Luật Cạnh tranh năm 2004. Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo cũng được quy định tại các văn bản dưới luật khác bao gồm: Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn, hóa thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định tại Điều 8 về phân loại công trình xây dựng và phụ lục chi tiết kèm theo; Nghị định 158/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo.

Liên quan đến cạnh tranh quảng cáo có Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo năm 2012…
Mặc dù có nhiều văn bản pháp luật cùng tham gia điều chỉnh hoạt động quảng cáo, tuy nhiên, quy định của pháp luật về quảng cáo vẫn bộc lộ những bất cập và hạn chế, cụ thể như sau:

1.1 Quy định về quảng cáo trên truyền hình và mạng internet còn thiếu cụ thể

- Đối với quảng cáo trên truyền hình: Nhiều năm qua, truyền hình đã trở thành phương tiện thông tin không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngày nay, truyền hình đã trở thành một loại hình tương tác hai chiều với phạm vi tác động rất rộng và khả năng hội tụ công chúng một cách đông đảo. Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 92% - 95% khán giả truyền hình theo dõi hết ¾ thời lượng quảng cáo trên truyền hình[3]. Chính vì thế, đây là hình thức mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp quảng cáo quan tâm, lựa chọn đầu tiên trong chiến lược quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng. Luật Quảng cáo năm 2012 có nhiều quy định chặt chẽ về quảng cáo trên truyền hình như: quy định về thời điểm phát quảng cáo (khoản 3 Điều 22), thời lượng phát quảng cáo (Khoản 10 Điều 2), nội dung phát quảng cáo (Khoản 1 Điều 19), hình thức phát quảng cáo... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quảng cáo xuất hiện với tần suất quá lớn và đôi khi phát tại khung giờ không phù hợp trên truyền hình, ngôn ngữ gây hiểu nhầm, tạo ra hiệu ứng ngược. Một số quy định vẫn mang tính chung chung, như “cấm quảng cáo sản phẩm trái với văn hóa” (khoản 3 Điều 8 của Luật Quảng cáo) mà chưa quy định rõ, cụ thể thế nào được gọi là trái với văn hóa, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau khi truyền hình thực hiện hoạt động quảng cáo.

- Đối với hình thức quảng cáo trên internet: Quảng cáo thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… hiện đang phát triển rất mạnh. Internet cung cấp các cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tìm hiểu xem khách hàng thích gì và không thích gì, mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp hướng các thông điệp tới các đối tượng mục tiêu nhưng vẫn thiết kế thông điệp phù hợp với từng nhóm dân cư và sở thích của mỗi nhóm. Khách hàng có thể xem thông tin của sản phẩm, hoặc thậm chí đặt mua “online” sản phẩm đó. Điều đó có nghĩa là quảng cáo trên internet có sự tương tác cao, tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, tiến hành quảng cáo theo đúng sở thích và thị hiếu của người dân.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng quảng cáo một cách tự phát, tràn lan, khó kiểm soát vẫn diễn ra phổ biến mà chưa có biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, tại các điểm a, b, khoản 1, Điều 55 của Nghị định 158/2013/NĐ- CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo lại mới chỉ quy định chế tài xử phạt vi phạm quảng cáo đối với những hành vi “Không thông báo theo quy định về tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới;

Không báo cáo theo quy định về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới”.

Ngay tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet mới chỉ quy định một trong những hành vi bị cấm có cả “hành vi quảng cáo, truyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm”. Quy định này cho thấy, pháp luật mới chỉ đề cập đến những hành vi quảng cáo hàng hóa bị cấm, và còn bỏ ngỏ đối với việc quảng cáo hàng hóa thông dụng trên các tài khoản cá nhân. Do đó, rất khó kiểm soát được tính trung thực của thông tin quảng cáo.

1.2 Quy định về các loại hàng hóa đặc biệt bị cấm quảng cáo còn mâu thuẫn

Khoản 3 Điều 7 của Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: “Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo: Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên”. Quy định này mâu thuẫn với khoản 4, Điều 109 Luật Thương mại năm 2005, theo đó, “quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”. Như vậy, cùng một loại hàng hóa đặc biệt được quảng cáo lại được điều chỉnh bởi hai quy định trong hai văn bản luật khác nhau. Sự bất cập này vừa gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng, vừa gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước.

1.3 Quy định về xin cấp phép xây dựng công trình quảng cáo chưa thống nhất, đồng bộ

Điểm a khoản 2, Điều 31 Luật Quảng cáo quy định về việc phải xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau: “Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên”; điểm c của Điều này quy định: “Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên”; điểm c khoản 3 Điều 31 quy định về việc xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thì một trong những loại giấy tờ cần phải có là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong khi đó, theo quy định của Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, có thể hiểu đất dùng để xây dựng công trình quảng cáo là đất phi nông nghiệp, nhưng là loại đất nào trong loại đất phi nông nghiệp thì không rõ. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật xây dựng, công trình xây dựng quảng cáo thuộc loại công trình văn hóa mà công trình văn hóa hiện nay vẫn chưa được pháp luật đất đai đề cập đến. Ngoài ra, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp với mục đích ổn định, lâu dài, nhưng các công trình quảng cáo thường là những công trình tạm, diện tích đất cần dùng để xây dựng những công trình quảng cáo không nhiều. Những bất cập này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp quảng cáo.

Để làm biển quảng cáo đúng luật hãy liên hệ tới Quảng cáo TLP tại thegioibienquangcao.com

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết