Độ bền sàn gỗ là vấn đề bạn quan tâm rất nhiều khi đi mua sàn gỗ nhưng hầu hết chỉ nhận được câu trả lời chung chung như Gỗ Căm xe có độ bền cao và rất cứng, gỗ Teak mềm hơn một chút nhưng lại cực kỳ bền,…v.v. Thật khó để có được thông tin chi tiết hay số liệu cụ thể chứng minh những điều trên. Sàn gỗ Song Thắng cung cấp câu trả lời cho bạn dựa trên 4 yếu tố ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên sau đây.
Độ cứng sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ là công trình được sử dụng thường xuyên trong ngôi nhà và thường phải chịu tải trọng lớn khi kê lên nội thất (giường, tủ, bàn, ghế,…). Nếu sử dụng không cẩn thận và tạo lực mạnh lên sàn gỗ ( để rơi vật nhọn lên bề mặt, di chuyển bàn ghế không cẩn thận,..) dễ xảy ra khả năng sàn gỗ bị bong tróc hoặc lún. Vì vậy, độ cứng sàn gỗ tự nhiênhay cụ thể hơn là khả năng chịu lực bề mặt chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên.
Ảnh minh họa phương pháp JANKA đo độ cứng sàn gỗ tự nhiên
Để đo lường độ cứng gỗ tự nhiên, các chuyên gia thường sử dụng phương pháp JANKA ( Janka Hardness Test). Thực hiện bằng cách sử dụng một viên bi có đường kính 0,444 inchs (khoảng 1,28 cm) và dùng lực đẩy ép từ từ xuống bề mặt gỗ. Khi lực ép khiến cho viên bi lún xuống mặt gỗ 1 khoảng bằng nửa đường kính viên bi (6,04 cm) thì độ lớn lực ép tại thời điểm đó chính là chỉ số độ cứng sàn gỗ tự nhiên. Cường độ lực tính theo đơn vị lbs (1 lbs = 1 pound = 0,454 kg).
Theo Bảng thông số Janka về độ cứng gỗ ta có chỉ số vài loại sàn gỗ tự nhiên phổ biến: Sàn gỗ Căm xe (Tên Tiếng Anh – Pyinkado): 2369, Sàn gỗ Hương (Padauk): 2267, Sàn gỗ Gõ đỏ (Afzelia): 1810, Sàn gỗ Teak (Teak): 1075. Từ số liệu trên giúp chúng ta so sánh chính xác nhất độ cứng các loại sàn gỗ. Chọn loại gỗ có độ cứng phù hợp giúp cho công trình sàn gỗ trở nên lâu bền hơn. Ví dụ phòng ngủ, phòng làm việc nơi ít người đi lại có thể chọn sàn gỗ độ cứng trung bình như sàn gỗ Teak, sàn gỗ Thông trắng. Phòng khách, hành lang, sảnh chờ nên chọn sàn gỗ Căm xe, sàn gỗHương, sàn gỗ Gõ đỏ do đây là khu vực nhiều người đi lại cần loại sàn gỗ có độ cứng cao. Sàn gỗ công nghiệp
Độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên
Độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên có thể hiểu là khả năng giữ nguyên trạng thái của sàn gỗ trước tác động từ độ ẩm, nhiệt độ (gây ra cong vênh, co ngót đối với sàn gỗ). Điều này rất quan trọng trong việc lựa chọn loại sàn gỗ phù hợp với vị trí lắp đặt. Ví dụ như lựa chọn loại gỗ ổn định cao (gỗ Căm xe, gỗ Teak) để lắp đặt tại vị trí có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, phòng ăn, vị trí gần nhà tắm, nhà vệ sinh. Đồng thời những loại gỗ này cũng hoàn toàn phù hợp với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều tại Miền Nam hơn so với sàn gỗ công nghiệp.
Độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên hiện ở Việt Nam chưa có thang đo cụ thể, chủ yếu đánh giá tương đối dựa trên quá trình sử dụng các loại gỗ. Bạn tham khảo thêm bảng thang đo quốc tế về độ giãn nở một số loại gỗ sau đây:
Hệ số thay đổi càng nhỏ thì độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên càng ít. Bạn có thể thấy gỗ Teak ( 0,00186) và gỗ Hương(0,0018) là 2 loại có hệ số thấp nhất, thể hiện khả năng ổn định của 2 loại gỗ này trước ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm.
Công nghệ sản xuất sàn gỗ tự nhiên
Để biến khối gỗ thô ban đầu trở thành những tấm ván sàn gỗ có cùng tiêu chuẩn màu sắc, kích thước, chất lượng đòi hỏi một quy trình không hề đơn giản. Bạn tham khảo [Infographic] quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên hoặc xem qua 6 bước cơ bản sau đây:
Trên đây là quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên được Song Thắng áp dụng. Bạn có thể thấy để tạo ra sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng thì mỗi công đoạn sản xuất đều có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên. Chính vì thế, bạn cần đặc biệt coi trọng việc lựa chọn các nhà cung cấp sàn gỗ tự nhiên có uy tín sản xuất lâu đời và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất sàn gỗ.
Xem thêm: Cách phân biệt chất lượng sơn tạo bề mặt của sàn gỗ tự nhiên
Showroom sàn gỗ tự nhiên tiêu chuẩn Nhật Bản Song Thắng bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2015 tại TP HCM.
Thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên là yếu tố cực kì quan trọng nhưng nhiều người lại không quan tâm đúng mức. Điều này ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm và tuổi thọ sử dụng. Do đó, để nâng cao chất lượng và tuổi thọ sử dụng sàn gỗ, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Yếu tố khác của bạn ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên
Trên đây là 4 yếu tố ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên cần lưu ý khi bạn tìm hiểu và lựa chọn sàn gỗ. Tuy nhiên, tùy theo cách nhìn mỗi người để đưa ra đánh giá khác nhau. Chia sẻ ý kiến của bạn vào mục bình luận dưới giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Bạn còn thắc mắc cần giải đáp, Để lại câu hỏi vào mục dưới hoặc liên hệ trực tiếp tại đây để nhận được tư vấn MIỄN PHÍ tại nhà.
Click để xem báo giá mới nhất các loại sàn gỗ tự nhiên cao cấp tại Song Thắng.
Click để xem báo giá mới nhất sàn gỗ Căm xe và ưu đãi mới nhất trong tuần dành cho công trình từ 200m2 trở lên
Độ cứng sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ là công trình được sử dụng thường xuyên trong ngôi nhà và thường phải chịu tải trọng lớn khi kê lên nội thất (giường, tủ, bàn, ghế,…). Nếu sử dụng không cẩn thận và tạo lực mạnh lên sàn gỗ ( để rơi vật nhọn lên bề mặt, di chuyển bàn ghế không cẩn thận,..) dễ xảy ra khả năng sàn gỗ bị bong tróc hoặc lún. Vì vậy, độ cứng sàn gỗ tự nhiênhay cụ thể hơn là khả năng chịu lực bề mặt chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên.
Ảnh minh họa phương pháp JANKA đo độ cứng sàn gỗ tự nhiên
Để đo lường độ cứng gỗ tự nhiên, các chuyên gia thường sử dụng phương pháp JANKA ( Janka Hardness Test). Thực hiện bằng cách sử dụng một viên bi có đường kính 0,444 inchs (khoảng 1,28 cm) và dùng lực đẩy ép từ từ xuống bề mặt gỗ. Khi lực ép khiến cho viên bi lún xuống mặt gỗ 1 khoảng bằng nửa đường kính viên bi (6,04 cm) thì độ lớn lực ép tại thời điểm đó chính là chỉ số độ cứng sàn gỗ tự nhiên. Cường độ lực tính theo đơn vị lbs (1 lbs = 1 pound = 0,454 kg).
Theo Bảng thông số Janka về độ cứng gỗ ta có chỉ số vài loại sàn gỗ tự nhiên phổ biến: Sàn gỗ Căm xe (Tên Tiếng Anh – Pyinkado): 2369, Sàn gỗ Hương (Padauk): 2267, Sàn gỗ Gõ đỏ (Afzelia): 1810, Sàn gỗ Teak (Teak): 1075. Từ số liệu trên giúp chúng ta so sánh chính xác nhất độ cứng các loại sàn gỗ. Chọn loại gỗ có độ cứng phù hợp giúp cho công trình sàn gỗ trở nên lâu bền hơn. Ví dụ phòng ngủ, phòng làm việc nơi ít người đi lại có thể chọn sàn gỗ độ cứng trung bình như sàn gỗ Teak, sàn gỗ Thông trắng. Phòng khách, hành lang, sảnh chờ nên chọn sàn gỗ Căm xe, sàn gỗHương, sàn gỗ Gõ đỏ do đây là khu vực nhiều người đi lại cần loại sàn gỗ có độ cứng cao. Sàn gỗ công nghiệp
Độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên
Độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên có thể hiểu là khả năng giữ nguyên trạng thái của sàn gỗ trước tác động từ độ ẩm, nhiệt độ (gây ra cong vênh, co ngót đối với sàn gỗ). Điều này rất quan trọng trong việc lựa chọn loại sàn gỗ phù hợp với vị trí lắp đặt. Ví dụ như lựa chọn loại gỗ ổn định cao (gỗ Căm xe, gỗ Teak) để lắp đặt tại vị trí có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, phòng ăn, vị trí gần nhà tắm, nhà vệ sinh. Đồng thời những loại gỗ này cũng hoàn toàn phù hợp với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều tại Miền Nam hơn so với sàn gỗ công nghiệp.
Độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên hiện ở Việt Nam chưa có thang đo cụ thể, chủ yếu đánh giá tương đối dựa trên quá trình sử dụng các loại gỗ. Bạn tham khảo thêm bảng thang đo quốc tế về độ giãn nở một số loại gỗ sau đây:
Hệ số thay đổi càng nhỏ thì độ giãn nở sàn gỗ tự nhiên càng ít. Bạn có thể thấy gỗ Teak ( 0,00186) và gỗ Hương(0,0018) là 2 loại có hệ số thấp nhất, thể hiện khả năng ổn định của 2 loại gỗ này trước ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm.
Công nghệ sản xuất sàn gỗ tự nhiên
Để biến khối gỗ thô ban đầu trở thành những tấm ván sàn gỗ có cùng tiêu chuẩn màu sắc, kích thước, chất lượng đòi hỏi một quy trình không hề đơn giản. Bạn tham khảo [Infographic] quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên hoặc xem qua 6 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Chọn lọc những khối gỗ tự nhiên hoàn thiện nhất, không bị nứt nẻ, ẩm mốc. Sau đó sơ chế bằng cách cưa xẻ thành các phôi gỗ có kích thước theo tiêu chuẩn và đưa về nhà máy chế biến.
- Bước 2: Phôi gỗ được cưa xẻ tạo thành các tấm ván sàn. Sau đó tấm ván gỗ được phơi khô, chúng được đưa vào máy ép để hình thành kích thước tiêu chuẩn. Quá trình ép gỗ này tạo nên độ bền chặt và chịu lực cho tấm ván gỗ.
- Bước 3: Phơi khô, tẩm sấy ván sàn gỗ để tạo ra tỉ lệ độ ẩm lý tưởng cho sàn gỗ (dưới 14%). Quá trình này rút bớt lượng nước trong thân gỗ, từ đó hạn chế độ cong vênh, co ngót sàn gỗ tự nhiên khi đưa ra môi trường bên ngoài.
- Bước 4: Đánh bóng, mài mịn bề mặt ván sàn, sau đó lau chùi sạch sẽ sản phẩm. Sau công đoạn này, tấm ván gỗ đã đạt được kích thước dài, rộng, dày như tiêu chuẩn.
- Bước 5: Đưa sản phẩm qua dây chuyền công nghệ sơn UV Treffert 7 lớp của Đức. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên. Chất lượng sơn nhập khẩu từ Đức với tính chất không màu, không mùi, thân thiện môi trường đi kèm với công nghệ sơn tiên tiến giúp cho sản phẩm sàn gỗ giữ nguyên màu sắc. mùi hương gỗ tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và tạo ra độ bóng, tăng khả năng chịu nước và chống mài mòn cho sản phẩm.
- Bước 6: Đánh giá sản phẩm lần cuối để chọn lựa những tấm ván sàn gỗ đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ hàng lỗi. Sản phẩm được đóng gói cẩn thận vào bao bì lót xốp mịn và xuất đi các showroom….
Trên đây là quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên được Song Thắng áp dụng. Bạn có thể thấy để tạo ra sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng thì mỗi công đoạn sản xuất đều có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên. Chính vì thế, bạn cần đặc biệt coi trọng việc lựa chọn các nhà cung cấp sàn gỗ tự nhiên có uy tín sản xuất lâu đời và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất sàn gỗ.
Xem thêm: Cách phân biệt chất lượng sơn tạo bề mặt của sàn gỗ tự nhiên
Showroom sàn gỗ tự nhiên tiêu chuẩn Nhật Bản Song Thắng bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2015 tại TP HCM.
Thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên là yếu tố cực kì quan trọng nhưng nhiều người lại không quan tâm đúng mức. Điều này ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm và tuổi thọ sử dụng. Do đó, để nâng cao chất lượng và tuổi thọ sử dụng sàn gỗ, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Mặt sàn cần được xử lý thật sự bằng phẳng, quét dọn sạch sẽ nhằm tránh trường hợp sàn gỗ bị phồng do những điểm gồ ghề trên bề mặt cốt nền.
- Để tránh nguy cơ hư hỏng, xước bề mặt sàn gỗ. thời điểm lắp đặt sàn gỗ tự nhiên cần được xếp sau cùng, khi các hạng mục khác như láng nền, sơn, điện, nước,… đã hoàn thành và trước khi đưa nội thất vào nhà, bạn mới tiến hành lắp đặt sàn gỗ tự nhiên.
- Tại điểm nối giữa tường và mép sàn nên để khoảng hở tầm 1cm nhằm tạo khoảng trống cho sàn gỗ giãn nở tự nhiên.
- Sàn gỗ tự nhiên có độ dày phổ biến 15mm. Bạn cộng thêm 3mm lớp xốp lót sàn thì ra độ chênh giữa bề mặt cốt nền và bề mặt nền nhà tiếp giáp bên ngoài là 18mm. Để bề mặt sàn gỗ sau khi lắp đặt ngang bằng với nền nhà tiếp giáp bên ngoài, khi xử lý láng nền, bạn cần chừa ra độ chênh 18 – 20mm tính từ bề mặt cốt nền tới bề mặt tiếp giáp ngoài để lắp đặt sàn gỗ lên trên.
- Những khu vực gần cửa sổ, nhà vệ sinh, ban công… bạn cần có phương án che chắn cẩn thận cho sàn gỗ nhằm hạn chế khả năng bị hắt nước vào sàn. Khu vực tường ẩm thấp dễ bị rò rỉ, thấm nước từ ngoài vào sàn gỗ, bạn cần tính phương án sơn chống thấm hoặc lát tường bằng gạch men nhằm chống thấm hoàn toàn.
Yếu tố khác của bạn ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên
Trên đây là 4 yếu tố ảnh hưởng tới độ bền sàn gỗ tự nhiên cần lưu ý khi bạn tìm hiểu và lựa chọn sàn gỗ. Tuy nhiên, tùy theo cách nhìn mỗi người để đưa ra đánh giá khác nhau. Chia sẻ ý kiến của bạn vào mục bình luận dưới giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Bạn còn thắc mắc cần giải đáp, Để lại câu hỏi vào mục dưới hoặc liên hệ trực tiếp tại đây để nhận được tư vấn MIỄN PHÍ tại nhà.
Click để xem báo giá mới nhất các loại sàn gỗ tự nhiên cao cấp tại Song Thắng.
Click để xem báo giá mới nhất sàn gỗ Căm xe và ưu đãi mới nhất trong tuần dành cho công trình từ 200m2 trở lên
[url=http://sangongoaitroi.co/]Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời [/url]- Sàn gỗ Teak Lào