bancaythuoc
Thành viên gắn bó 0905169739
Ngày càng có nhiều người uống Atisô bởi vị thơm ngon và công dụng bổ dưỡng của nó. Vậy uống nước atiso có tác dụng kỳ diệu gì cho sức khỏe chứng ta cùng tìm hiểu nhé!
- Theo phununet -
ATISO- THẦN DƯỢC VỚI GAN
Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan
Có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn.
Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).
Còn theo từ điển dược học, từ lâu nay, cây Atisô được biết đến như là một cây thuốc lợi mật. Sử dụng Atisô và các chế phẩm từ Atisô được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa, bài tiết thải độc.
Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa.
Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm - vì sẽ bị đắng, khó ăn).
Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của Atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol…
Toàn bộ cây Atisô từ thân, lá, hoa, rễ đều có thể sử dụng làm trà túi lọc được nhưng hoa và lá có các hoạt chất để chữa bệnh nhiều nhất.
Người ta thấy một số chất có trong lá non nhiều hơn lá già, trong phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp nhiều hơn gốc lá - vì vậy tùy theo từng nhu cầu sử dụng, người ta chọn lựa các bộ phận phác nhau trên cây để chế biến thành các sản phẩm trà phù hợp và ngày càng đa dạng.
Chỉ tính riêng tại Lâm Đồng đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất các loại trà Atisô với hàng ngàn lao động tham gia trực tiếp.
LỢI ÍCH CỦA ATISO VỚI SỨC KHỎE
Atisô có thể được chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bạn nên bổ sung atisô vào thực đơn hàng ngày của mình vì nó mang lại các lợi ích sau đây:
Hoa Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa:
Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác.
Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).
Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác.
Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.
Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Atisô tốt cho gan:
Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Atisô cải thiện khả năng tiêu hóa:
Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Điều trị chứng buồn nôn:
Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Giảm cholesterol với Atisô:
Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol).
Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Lượng chất xơ cao:
Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.
ATISO - THẦN DƯỢC BỆNH GAN
Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.
Hoa Atisô Đà lạt
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.
Atisô được coi là "thần dược" đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.
Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.
Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atisô như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atisô là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?
Atisô có nhiều tác dụng như vậy sao chúng ta không thử cùng nhâm nhi 1 tách trà atisô ấm trong không khí lạnh của mùa đông này hay nấu 1 bát canh hoa atisô nhỉ!
UỐNG NHIỀU ATISO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Từ thời xa xưa, ở Âu châu, Atisô đã được dùng để trị bệnh với tác dụng mát gan, nhuận trường, thông tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy:
- Rễ: chỉ làm nước uống thông tiểu chứ không tăng tiết mật.
- Hoa: chỉ làm rau ăn chứ không có tác dụng trị bệnh.
- Lá: có nhiều hoạt chất nhất, lá non nhiều hoạt chất gấp đôi lá già.
Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy Atisô có nhiều tác dụng, trong đó, có một số ảnh hưởng đến gan mật như sau:
- Tăng tiết mật và trị tiêu hóa trì trệ (đầy bụng, sình bụng, sôi bụng, chậm tiêu, táo bón).
- Giảm cholesterol máu (do Atisô ức chế gan sản xuất cholesterol nội sinh).
- Chống oxy hóa và giải độc gan (nhất là giải độc carbon tetraclorid ở gan).
- Thông tiểu: Lá và rễ Atisô đều có tác dụng thông tiểu, giúp đào thải urê máu và độc tố trong gan qua đường tiểu.
Vì những tác dụng trên nên trong dân gian truyền khẩu rằng uống Atisô có tác dụng mát gan và giải độc gan. Ngoài ra vì Atisô là một loại thảo dược, không độc, vì vậy mà nhiều người cho rằng càng uống nhiều (lượng lớn) thì càng mau khỏi bệnh. Số khác thì cho rằng Atisô là vị thuốc bổ, càng uống lâu dài, càng bổ nhiều.
Tuy Atisô không độc, nhưng Atisô có vị đắng, theo Đông y, tỳ vị (dạ dày) thích vị ngọt chứ không thích vị đắng, vì vậy nếu dùng lâu ngày hoặc dùng lượng lớn sẽ có thể làm tổn hại dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy rất hiếm gặp trường hợp dị ứng với Atisô, tuy nhiên nếu tiếp xúc thường xuyên với Atisô đôi khi bị dị ứng. Đã có trường hợp nhạy cảm chéo với chất chrysantheme, arnica và pyrethrum (là những hoạt chất có trong Atisô).
Vì vậy dùng lượng lớn hoặc dùng thường xuyên là điều không nên.
Atisô tốt nhưng chớ lạm dụng
Từ lâu, Atisô được biết đến với công dụng là giúp giải nhiệt hiệu quả. “Tiếng lành đồn xa”, mọi người thi nhau sử dụng mà không biết rằng nếu lạm dụng, chúng cũng gây hại cho sức khỏe.
Vị ngọt thanh mát của thức uống khiến cơ thể trở nên mát mẻ, nhẹ nhàng trong những ngày nắng nóng. Người này rỉ tai người kia dùng atisô tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làm mát gan, mật và tăng cường bài tiết.
Coi chừng phản tác dụng
Một năm trở lại đây, gia đình chị Lê Thanh Dung (32 tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) sử dụng trà atisô như một thức uống hàng ngày thay nước lọc. Thời gian đầu, chị Dung sử dụng atisô dạng túi lọc bán sẵn, sau một chuyến đi Sapa du lịch, chị đã mua hoa atisô khô về dùng thấy thơm hơn.
Từ đó, mỗi lần hết chị lại nhờ người quen gửi hoa atisô khô từ Sapa xuống để dùng. Vào những ngày nóng, gia đình chị càng uống trà atisô nhiều hơn. Sau này, chị chia sẻ: “Tôi biết đến công dụng của atisô qua sách báo và người thân.
Mọi người sử dụng rồi mách là tốt cho sức khỏe, lại dễ uống, dễ pha chế nên tôi sử dụng thường xuyên. Thế nhưng, lâu ngày tôi thấy mọi thành viên trong gia đình đều ăn uống ít đi, thậm chí chán ăn. Khi ngưng sử dụng thì mọi chuyện lại trở lại bình thường, ăn uống ngon miệng hơn”.
Thời gian gần đây, khuôn mặt của chị Phùng Thu Hạnh (40 tuổi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) bỗng kém sắc. Da mặt không được mịn màng và sáng như trước, trong người lúc nào cũng có cảm giác nóng.
Nhiều bạn đồng nghiệp khuyên chị Hạnh dùng atisô để mát gan, thanh lọc cơ thể thì làn da sẽ được cải thiện. Nghe vậy, chị Hạnh cũng mua atisô về sử dụng. “Thế nhưng, sau một thời gian dùng liên tục, mình thấy bụng lúc nào cũng căng trướng rất khó chịu. Đến bữa cơm chẳng muốn động vào món gì trong khi con mắt còn thèm”, chị Hạnh tâm sự.
Sau lần đó, chị Hạnh đi khám và nhận được lời khuyên tạm dừng dùng atisô hoặc chỉ dùng với liều lượng nhất định. Vì quá lạm dụng atisô nên chị mới bị trướng bụng, khó tiêu.
Đừng đổ vạ cho atisô
Lương y Vũ Quốc Trung, phòng khám đa khoa chùa Cảm ứng, Hà Nội cho biết, atisô vừa là thực phẩm vừa là thuốc.
Trong đó, hoa là bộ phận có giá trị nhất. Người ta có thể dùng chúng để làm thức uống, hầm với móng heo, nấu canh, súp… đều rất ngon và bổ dưỡng.
Nói về tác dụng của atisô, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định atisô rất bổ dưỡng, giúp tăng cường sinh lực, kích thích ăn ngon. Đặc biệt, atisô rất tốt cho gan, mật, tăng bài tiết nước tiểu, chống độc, lợi sữa, giảm cholesterol trong máu…
Trong atisô có 3% là chất đạm, 0,1-0,3% chất béo, 11-15,5% chất bột… Ngoài ra, atisô cũng rất giàu sắt, vitamin A, C, B1, B2… là những chất rất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người sử dụng chỉ nên dùng atisô theo liều lượng, người bình thường dùng không quá 10g atisô khô/ngày, người có bệnh thì có thể dùng nhiều hơn một chút.
Lương y Quốc Trung cho biết ông chưa ghi nhận được ca cấp cứu nào do ngộ độc atisô nhưng đã có không ít người lạm dụng thức uống này dẫn đến phản tác dụng.
Atisô cũng là một loại thuốc nên việc sử dụng cần đúng liều lượng nếu không, sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng atisô quá nhiều.
Việc sử dụng sản phẩm “làm mát” này không đúng cũng khiến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, mật phải làm việc nhiều nên vô tình lại gây hại chứ không có tác dụng trị bệnh.
“Bên cạnh đó, atisô còn có tính hàn nên không thích hợp với người ăn uống khó tiêu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa”, lương y Quốc Trung nói.
Vì vậy, không chỉ riêng với atisô mà với bất kỳ thảo dược nào cũng thế, người bệnh và người muốn phòng bệnh cũng không nên tự ý sử dụng theo lời đồn.
Đừng quên là hoạt chất nào dù là thuốc cũng phải được gan chuyển hóa hoàn chỉnh mới phát huy được tác dụng như mong muốn. Nếu gan bị ảnh hưởng vì dùng quá liều thì dù uống thuốc tiên cũng không có tác dụng.
- Theo phununet -
ATISO- THẦN DƯỢC VỚI GAN
Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan
Có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn.
Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).
Còn theo từ điển dược học, từ lâu nay, cây Atisô được biết đến như là một cây thuốc lợi mật. Sử dụng Atisô và các chế phẩm từ Atisô được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa, bài tiết thải độc.
Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa.
Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm - vì sẽ bị đắng, khó ăn).
Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của Atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol…
Toàn bộ cây Atisô từ thân, lá, hoa, rễ đều có thể sử dụng làm trà túi lọc được nhưng hoa và lá có các hoạt chất để chữa bệnh nhiều nhất.
Người ta thấy một số chất có trong lá non nhiều hơn lá già, trong phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp nhiều hơn gốc lá - vì vậy tùy theo từng nhu cầu sử dụng, người ta chọn lựa các bộ phận phác nhau trên cây để chế biến thành các sản phẩm trà phù hợp và ngày càng đa dạng.
Chỉ tính riêng tại Lâm Đồng đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất các loại trà Atisô với hàng ngàn lao động tham gia trực tiếp.
LỢI ÍCH CỦA ATISO VỚI SỨC KHỎE
Atisô có thể được chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bạn nên bổ sung atisô vào thực đơn hàng ngày của mình vì nó mang lại các lợi ích sau đây:
Hoa Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa:
Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác.
Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).
Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác.
Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.
Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Atisô tốt cho gan:
Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Atisô cải thiện khả năng tiêu hóa:
Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Điều trị chứng buồn nôn:
Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Giảm cholesterol với Atisô:
Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol).
Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Lượng chất xơ cao:
Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.
ATISO - THẦN DƯỢC BỆNH GAN
Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.
Hoa Atisô Đà lạt
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.
Atisô được coi là "thần dược" đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.
Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.
Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atisô như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atisô là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?
Atisô có nhiều tác dụng như vậy sao chúng ta không thử cùng nhâm nhi 1 tách trà atisô ấm trong không khí lạnh của mùa đông này hay nấu 1 bát canh hoa atisô nhỉ!
UỐNG NHIỀU ATISO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Từ thời xa xưa, ở Âu châu, Atisô đã được dùng để trị bệnh với tác dụng mát gan, nhuận trường, thông tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy:
- Rễ: chỉ làm nước uống thông tiểu chứ không tăng tiết mật.
- Hoa: chỉ làm rau ăn chứ không có tác dụng trị bệnh.
- Lá: có nhiều hoạt chất nhất, lá non nhiều hoạt chất gấp đôi lá già.
Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy Atisô có nhiều tác dụng, trong đó, có một số ảnh hưởng đến gan mật như sau:
- Tăng tiết mật và trị tiêu hóa trì trệ (đầy bụng, sình bụng, sôi bụng, chậm tiêu, táo bón).
- Giảm cholesterol máu (do Atisô ức chế gan sản xuất cholesterol nội sinh).
- Chống oxy hóa và giải độc gan (nhất là giải độc carbon tetraclorid ở gan).
- Thông tiểu: Lá và rễ Atisô đều có tác dụng thông tiểu, giúp đào thải urê máu và độc tố trong gan qua đường tiểu.
Vì những tác dụng trên nên trong dân gian truyền khẩu rằng uống Atisô có tác dụng mát gan và giải độc gan. Ngoài ra vì Atisô là một loại thảo dược, không độc, vì vậy mà nhiều người cho rằng càng uống nhiều (lượng lớn) thì càng mau khỏi bệnh. Số khác thì cho rằng Atisô là vị thuốc bổ, càng uống lâu dài, càng bổ nhiều.
Tuy Atisô không độc, nhưng Atisô có vị đắng, theo Đông y, tỳ vị (dạ dày) thích vị ngọt chứ không thích vị đắng, vì vậy nếu dùng lâu ngày hoặc dùng lượng lớn sẽ có thể làm tổn hại dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy rất hiếm gặp trường hợp dị ứng với Atisô, tuy nhiên nếu tiếp xúc thường xuyên với Atisô đôi khi bị dị ứng. Đã có trường hợp nhạy cảm chéo với chất chrysantheme, arnica và pyrethrum (là những hoạt chất có trong Atisô).
Vì vậy dùng lượng lớn hoặc dùng thường xuyên là điều không nên.
Atisô tốt nhưng chớ lạm dụng
Từ lâu, Atisô được biết đến với công dụng là giúp giải nhiệt hiệu quả. “Tiếng lành đồn xa”, mọi người thi nhau sử dụng mà không biết rằng nếu lạm dụng, chúng cũng gây hại cho sức khỏe.
Vị ngọt thanh mát của thức uống khiến cơ thể trở nên mát mẻ, nhẹ nhàng trong những ngày nắng nóng. Người này rỉ tai người kia dùng atisô tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làm mát gan, mật và tăng cường bài tiết.
Coi chừng phản tác dụng
Một năm trở lại đây, gia đình chị Lê Thanh Dung (32 tuổi, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) sử dụng trà atisô như một thức uống hàng ngày thay nước lọc. Thời gian đầu, chị Dung sử dụng atisô dạng túi lọc bán sẵn, sau một chuyến đi Sapa du lịch, chị đã mua hoa atisô khô về dùng thấy thơm hơn.
Từ đó, mỗi lần hết chị lại nhờ người quen gửi hoa atisô khô từ Sapa xuống để dùng. Vào những ngày nóng, gia đình chị càng uống trà atisô nhiều hơn. Sau này, chị chia sẻ: “Tôi biết đến công dụng của atisô qua sách báo và người thân.
Mọi người sử dụng rồi mách là tốt cho sức khỏe, lại dễ uống, dễ pha chế nên tôi sử dụng thường xuyên. Thế nhưng, lâu ngày tôi thấy mọi thành viên trong gia đình đều ăn uống ít đi, thậm chí chán ăn. Khi ngưng sử dụng thì mọi chuyện lại trở lại bình thường, ăn uống ngon miệng hơn”.
Thời gian gần đây, khuôn mặt của chị Phùng Thu Hạnh (40 tuổi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) bỗng kém sắc. Da mặt không được mịn màng và sáng như trước, trong người lúc nào cũng có cảm giác nóng.
Nhiều bạn đồng nghiệp khuyên chị Hạnh dùng atisô để mát gan, thanh lọc cơ thể thì làn da sẽ được cải thiện. Nghe vậy, chị Hạnh cũng mua atisô về sử dụng. “Thế nhưng, sau một thời gian dùng liên tục, mình thấy bụng lúc nào cũng căng trướng rất khó chịu. Đến bữa cơm chẳng muốn động vào món gì trong khi con mắt còn thèm”, chị Hạnh tâm sự.
Sau lần đó, chị Hạnh đi khám và nhận được lời khuyên tạm dừng dùng atisô hoặc chỉ dùng với liều lượng nhất định. Vì quá lạm dụng atisô nên chị mới bị trướng bụng, khó tiêu.
Đừng đổ vạ cho atisô
Lương y Vũ Quốc Trung, phòng khám đa khoa chùa Cảm ứng, Hà Nội cho biết, atisô vừa là thực phẩm vừa là thuốc.
Trong đó, hoa là bộ phận có giá trị nhất. Người ta có thể dùng chúng để làm thức uống, hầm với móng heo, nấu canh, súp… đều rất ngon và bổ dưỡng.
Nói về tác dụng của atisô, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định atisô rất bổ dưỡng, giúp tăng cường sinh lực, kích thích ăn ngon. Đặc biệt, atisô rất tốt cho gan, mật, tăng bài tiết nước tiểu, chống độc, lợi sữa, giảm cholesterol trong máu…
Trong atisô có 3% là chất đạm, 0,1-0,3% chất béo, 11-15,5% chất bột… Ngoài ra, atisô cũng rất giàu sắt, vitamin A, C, B1, B2… là những chất rất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người sử dụng chỉ nên dùng atisô theo liều lượng, người bình thường dùng không quá 10g atisô khô/ngày, người có bệnh thì có thể dùng nhiều hơn một chút.
Lương y Quốc Trung cho biết ông chưa ghi nhận được ca cấp cứu nào do ngộ độc atisô nhưng đã có không ít người lạm dụng thức uống này dẫn đến phản tác dụng.
Atisô cũng là một loại thuốc nên việc sử dụng cần đúng liều lượng nếu không, sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng atisô quá nhiều.
Việc sử dụng sản phẩm “làm mát” này không đúng cũng khiến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, mật phải làm việc nhiều nên vô tình lại gây hại chứ không có tác dụng trị bệnh.
“Bên cạnh đó, atisô còn có tính hàn nên không thích hợp với người ăn uống khó tiêu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa”, lương y Quốc Trung nói.
Vì vậy, không chỉ riêng với atisô mà với bất kỳ thảo dược nào cũng thế, người bệnh và người muốn phòng bệnh cũng không nên tự ý sử dụng theo lời đồn.
Đừng quên là hoạt chất nào dù là thuốc cũng phải được gan chuyển hóa hoàn chỉnh mới phát huy được tác dụng như mong muốn. Nếu gan bị ảnh hưởng vì dùng quá liều thì dù uống thuốc tiên cũng không có tác dụng.