Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Quy định về việc xây nhà làm nứt nhà hàng xóm FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Quy định về việc xây nhà làm nứt nhà hàng xóm FfWzt02
 


#1

05.04.18 22:37

hoiluatgia2018

hoiluatgia2018

Thành viên khởi nghiệp
0965242991
Thành viên khởi nghiệp
Anh Nguyễn Hùng ở Hà Nội hỏi: Chào luật sư tôi có một vấn đề cần được giải đáp như sau: Gia đình nhà hàng xóm xây nhà và tiến hành đào móng ép cọc ngay cạnh nhà tôi. Sau một thời gian tường nhà tôi xuất hiện vết nứt. Vậy họ có vi phạm pháp luật hay không? Và việc nêu trên sẽ được sử lý như thế nào?
Quy định về việc xây nhà làm nứt nhà hàng xóm X%C3%A2y-nh%C3%A0-l%C3%A0m-n%E1%BB%A9t-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-x%C3%B3m-300x188
Xây nhà làm nứt nhà hàng xóm thì bị xử lý như thế nào

Trả lời

Việc xây nhà làm nứt nhà hàng xóm được quy định như sau

Căn cứ theo Điều 10 thông tư 10/2014/TT-BXD:
1. Trước khi thi công, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ công trình liền kề, lân cận. Để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). Bạn có thể truy cập website: http://hoiluatgia.vn/ để tìm hiểu thêm nhiều quy định pháp luật liên quan khác.
2. Trong quá trình thi công nếu phát hiện công trình liền kề, lân cận. Có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột. Hoặc có nguy cơ sụp đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra. Chủ nhà phải phối hợp với các chủ công trình liền kề, lân cận xem xét, xác định nguyên nhân. Và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề, lân cận được giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Như vậy trường hợp trong quá trình xem xét xác định nguyên nhân nứt nhà là do việc thi công nhà bên cạnh thì hai bên có thể thống nhất biện pháp khắc phục, nếu không tự thống nhất được thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án huyện yêu cầu chủ công trình bên cạnh bồi thường ngay khi xác định được nguyên nhân trực tiếp là do nhà bên cạnh theo Điều 15 nghị định 180/2007/NĐ-CP.

“Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư

1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:
a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại tòa án;
b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận, để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công gây cản trở giao thông công cộng thì phải ngừng thi công xây dựng; chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp khắc phục hậu quả; việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếptục khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận.
3. Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì bị đình chỉ thi công xây dựng, đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này cho đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.”

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết