ngvyuyen
Thành viên gắn bó 0927786450
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt NamMười sáu năm nay, Microsoft đã trợ giúp những tài năng trẻ tới từ khắp thế giới phát triển tài năng của mình. Mười sáu năm nay, hơn 2 triệu sinh viên – những người mà Microsoft gọi là các nhà đầu tư/những người nhào nặn thế giới tương lai – đã được Microsoft hết mình giúp đỡ để mong các em vươn cao, bay xa.
Microsoft làm được những điều tuyệt vời ấy qua một cuộc thi tầm cỡ quốc tế có tên Imagine Cup. Cuộc thi khu vực Châu Á năm nay đã diễn ra thành công tại thủ đô Kuala Lumpur xinh đẹp của đất nước Malaysia. Vẫn như hơn một thập kỉ qua, Imagine Cup tập trung vào khoa học máy tính, tạo ra một sân chơi lớn cho những tài năng trẻ, những ý tưởng ấp ủ đã lâu, và những ước mơ thay đổi thế giới được nở rộ. Họ khuyến khích thứ có tên "lối suy nghĩ logic của máy tính để xử lý vấn đề phức tạp – computational thinking" trong bản thân mỗi thành viên tham gia cuộc thi. Cái này khác hẳn với "suy nghĩ máy móc" đấy nhé!
Imagine Cup 2018 Cấp khu vực đã kết thúc với những giải thưởng được trao cho 7 trong số15 những đội tuyển xuất sắc nhất. Giải Ba trị giá 1.000 USD, giải Nhì trị giá 2.000 USD, giải Nhất trị giá 3.000 và dịp được giao lưu với chính CEO của Microsoft, Satya Nadella.
Nhưng như Dave Miller, trưởng bộ phận Kĩ sư Phần mềm của Microsoft Châu Á Thái Bình Dương hay Michael Teoh, cựu nhà vô địch, Giám đốc công ty Thriving Talents liên tục nhấn mạnh với tôi, thì bất kì em nào tham dự sự kiện lần này cũng đều là các nhà vô địch, dù các em có lọt vào vòng chung kết diễn ra tại Seattle, Mỹ hay không.
Đội tuyển BeeTech tới từ Đà Nẵng là một trong 15 nhóm sinh viên xuất sắc tham dự sự kiện lần này, và cũng là đại diện duy nhất tới từ Việt Nam. Công nghệ mang tên Smart Car Box – một thiết bị theo dõi "sức khỏe" của xe ô tô, có thể phát hiện va chạm và tự động báo về cho người thân – đã phải đối mặt với những công nghệ tiên tiến khác tới từ khắp nơi trên Châu Á.
Trong ngày đầu tiên diễn ra sự kiện, ngày mùng 4 tháng Tư, 15 đội tuyển đã phải đứng thuyết trình trước ban giám khảo do chính Microsoft chọn ra, trong đó có Michael Toeh. Vì đây là vòng chung kết khu vực, nên chất lượng của từng sản phẩm hay khả năng thuyết trình của cá nhân xuất chúng đến từ 9 quốc gia đều có những điểm đặc biệt nổi trội.
BeeTech tiến hành bài thuyết trình của mình suôn sẻ, khả năng nói tiếng Anh, hiểu các câu hỏi tiếng Anh từ ban giám khảo đều rất tốt. Đã có lúc, khán phòng ồ lên cười khi chiếc ô tô thử nghiệm của đội tuyển Việt Nam lao thẳng khỏi sân khấu.
Đó là chính là màn biểu diễn của các em: sau khi chiếc ô tô lao xuống sân khấu, ứng dụng Smart Car Box đã ngay lập tức phát hiện ra tai nạn, tiến hành liên lạc ngay với số điện thoại người thân đã được lưu vào từ trước. Mọi tiếng cười vui trong khán phòng bỗng chốc biến thành những tràng vỗ tay cổ vũ lớn: một thứ công nghệ tuyệt vời trong thời đại các phương tiện giao thông đang ngày một đông đúc.
Cái cảm giác ấy, cảm giác được toàn bộ khán phòng reo hò thật to, cổ vũ nhiệt liệt chắc hẳn sẽ là một kỉ niệm khó phai với các em thuộc đội BeeTech. Tôi chỉ tiếc một điều, và đây cũng không phải lời cằn nhằn đâu nhé, là đúng giây phút chiếc ô tô lao khỏi sân khấu, ba thành viên của đội Nepal đã xin phép đi qua trước mặt tôi, ống kính máy ảnh bị chặn lại, tôi đã không thể lưu lại khoảnh khắc đáng buồn cười ấy.
Ngày đầu tiên của sự kiện diễn ra suôn sẻ. Mọi đội tuyển trở về khách sạn trong trạng thái vui vẻ xen lẫn hồi hộp: vui vẻ vì các em đều đã trình bày thành công những ý tưởng, những giấc mơ của mình với ban giám khảo, hồi hộp vì phải chờ đến trưa ngày hôm sau, các giải thưởng mới được công bố.
Buổi sáng ngày mùng 5 diễn ra chậm rãi dưới cái nóng của Kuala Lumpur. Nhưng điều gì đến cũng đã đến, buổi lễ trao giải cuối cùng cũng diễn ra tại tầng 42 của tòa tháp đôi Petronas. Mọi người cười nói vui vẻ dưới điều hòa mát lạnh của tòa tháp và trong cái đói của một buổi sáng lo lắng chưa dám ăn gì.
MC (một trong những MC nhiệt huyết nhất mà tôi từng thấy, rất hợp để làm MC đám cưới tại Việt Nam) đã công bố hai giải đầu tiên thuộc về team Beehive Drone tới từ Indonesia và Classum đến từ Hàn Quốc, rồi sau đó mời mọi người dùng bữa. Buổi chiều cũng đã muộn, ai cũng đều đã đói, giải được trao xen kẽ với những tiếng thìa dĩa leng keng trên bàn.
Việt Nam được xướng tên! BeeTech đã đoạt giải đội tuyển được người hâm mộ bình chọn nhiều nhất. Ba em, ba nhà "vô địch của nhân dân" bước lên nhận giải trong tiếng vỗ tay và hò reo của mọi người.
5 giải còn lại, 5 suất tới Seatle tham dự vòng chung kết thế giới lần lượt được xướng tên. Trong cuộc thi này, phải tới ba đội có tên xuất phát bằng từ "Bee", trong đó có Việt Nam ta (BeeTech). Chắc hẳn giây phút Beehive Drone lên nhận giải, không ít trái tim đã đập lỡ mất nhịp. Những đội chiến thắng gồm có
Giải Nhất: Đội PINE, đội chủ nhà Malaysia với thiết bị đo độ chín, độ ngọt của dứa mà không cần bổ dứa ra.
Giải Nhì: Đội BeeConnex tới từ Thái Lan với sản phẩm theo dõi và bảo vệ ong.
Giải Ba: Đội 7X tới từ Singapore với sản phẩm giúp trẻ em mắc chứng khó đọc (dyslexia) có thể học chữ dễ dàng hơn.
Hai giải còn lại lần lượt thuộc về:
Đội En#22.45km tới từ Hàn Quốc với thiết bị giúp phân tích và dịch thuật giọng nói trong thời gian thực để giúp tổng đài hỗ trợ khẩn cấp hoạt động hiệu quả hơn.
Đội SochWare tới từ Nepal với hệ thống phân tích dịch bệnh trên nông sản và đưa ra giải pháp xử lý.
Và nhịp tim lỡ như cách Việt Nam chúng ta lỡ hẹn với giải chung kết thế giới vậy. BeeTech đã không đạt được giải nào ngoài giải được bình chọn nhiều nhất. Nhưng như đã nói ở trên, bất kì ai đặt chân vào tới vòng chung kết này đã đều là những nhà vô địch, huống chi các em tới từ Đà Nẵng vẫn cầm được danh hiệu "nhà vô địch của nhân dân" về cơ mà!
Đừng quá buồn làm gì! Dù câu nói này đã được nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần mỗi khi xuất hiện một thất bại bất kì nào đó, tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa rằng: thất bại chính là bàn đạp dẫn ta đến thành công. Đây mới chỉ là một thất bại nhỏ trên sân chơi Imagine Cup thôi, bản thân công nghệ Smart Car Box cực kì hữu ích và đặc biệt, chẳng nhẽ lại không có "đất dụng võ"?
Kết thúc cuộc thi, có những khuôn mặt vui tươi và cũng có những cá nhân buồn bã. Nhưng đó đều là những bài học và một trải nghiệm quý giá cho bất kì ai tham gia cuộc thi. Những đại diện đến từ Microsoft tự hào kể lại rằng "được tận mắt nhìn thấy sự tiến triển của các em qua từng vòng thi, thậm chí qua từng năm tổ chức Imagine Cup, họ vui mừng và tự hào lắm".
Các em học được nhiều từ những cuộc thi này: cách trình bày một ý tưởng sao cho thuyết phục người nghe, kĩ năng đọc – hiểu – trình bày bằng tiếng Anh, mà bản thân cách các em đã tự nghiên cứu công nghệ để tìm ra những ứng dụng hữu ích cũng đáng kể lắm chứ! Một cuộc thi thường niên thì năm nào chẳng có một lần. Chúc các em nói riêng và bất kì đội tuyển Việt Nam nào trong tương lai nói chung cũng sẽ đều gặt hái được những thành công lớn!
Để chúng tôi lại có dịp được viết bài về các em, những cá nhân đại diện cho Tổ quốc cạnh trạnh với bè bạn năm châu.
Microsoft làm được những điều tuyệt vời ấy qua một cuộc thi tầm cỡ quốc tế có tên Imagine Cup. Cuộc thi khu vực Châu Á năm nay đã diễn ra thành công tại thủ đô Kuala Lumpur xinh đẹp của đất nước Malaysia. Vẫn như hơn một thập kỉ qua, Imagine Cup tập trung vào khoa học máy tính, tạo ra một sân chơi lớn cho những tài năng trẻ, những ý tưởng ấp ủ đã lâu, và những ước mơ thay đổi thế giới được nở rộ. Họ khuyến khích thứ có tên "lối suy nghĩ logic của máy tính để xử lý vấn đề phức tạp – computational thinking" trong bản thân mỗi thành viên tham gia cuộc thi. Cái này khác hẳn với "suy nghĩ máy móc" đấy nhé!
Imagine Cup 2018 Cấp khu vực đã kết thúc với những giải thưởng được trao cho 7 trong số15 những đội tuyển xuất sắc nhất. Giải Ba trị giá 1.000 USD, giải Nhì trị giá 2.000 USD, giải Nhất trị giá 3.000 và dịp được giao lưu với chính CEO của Microsoft, Satya Nadella.
Dave Miller (trái) và Michael Teoh (phải).
Nhưng như Dave Miller, trưởng bộ phận Kĩ sư Phần mềm của Microsoft Châu Á Thái Bình Dương hay Michael Teoh, cựu nhà vô địch, Giám đốc công ty Thriving Talents liên tục nhấn mạnh với tôi, thì bất kì em nào tham dự sự kiện lần này cũng đều là các nhà vô địch, dù các em có lọt vào vòng chung kết diễn ra tại Seattle, Mỹ hay không.
Đội tuyển BeeTech tới từ Đà Nẵng là một trong 15 nhóm sinh viên xuất sắc tham dự sự kiện lần này, và cũng là đại diện duy nhất tới từ Việt Nam. Công nghệ mang tên Smart Car Box – một thiết bị theo dõi "sức khỏe" của xe ô tô, có thể phát hiện va chạm và tự động báo về cho người thân – đã phải đối mặt với những công nghệ tiên tiến khác tới từ khắp nơi trên Châu Á.
Trong ngày đầu tiên diễn ra sự kiện, ngày mùng 4 tháng Tư, 15 đội tuyển đã phải đứng thuyết trình trước ban giám khảo do chính Microsoft chọn ra, trong đó có Michael Toeh. Vì đây là vòng chung kết khu vực, nên chất lượng của từng sản phẩm hay khả năng thuyết trình của cá nhân xuất chúng đến từ 9 quốc gia đều có những điểm đặc biệt nổi trội.
BeeTech tiến hành bài thuyết trình của mình suôn sẻ, khả năng nói tiếng Anh, hiểu các câu hỏi tiếng Anh từ ban giám khảo đều rất tốt. Đã có lúc, khán phòng ồ lên cười khi chiếc ô tô thử nghiệm của đội tuyển Việt Nam lao thẳng khỏi sân khấu.
Đó là chính là màn biểu diễn của các em: sau khi chiếc ô tô lao xuống sân khấu, ứng dụng Smart Car Box đã ngay lập tức phát hiện ra tai nạn, tiến hành liên lạc ngay với số điện thoại người thân đã được lưu vào từ trước. Mọi tiếng cười vui trong khán phòng bỗng chốc biến thành những tràng vỗ tay cổ vũ lớn: một thứ công nghệ tuyệt vời trong thời đại các phương tiện giao thông đang ngày một đông đúc.
Cái cảm giác ấy, cảm giác được toàn bộ khán phòng reo hò thật to, cổ vũ nhiệt liệt chắc hẳn sẽ là một kỉ niệm khó phai với các em thuộc đội BeeTech. Tôi chỉ tiếc một điều, và đây cũng không phải lời cằn nhằn đâu nhé, là đúng giây phút chiếc ô tô lao khỏi sân khấu, ba thành viên của đội Nepal đã xin phép đi qua trước mặt tôi, ống kính máy ảnh bị chặn lại, tôi đã không thể lưu lại khoảnh khắc đáng buồn cười ấy.
Ngày đầu tiên của sự kiện diễn ra suôn sẻ. Mọi đội tuyển trở về khách sạn trong trạng thái vui vẻ xen lẫn hồi hộp: vui vẻ vì các em đều đã trình bày thành công những ý tưởng, những giấc mơ của mình với ban giám khảo, hồi hộp vì phải chờ đến trưa ngày hôm sau, các giải thưởng mới được công bố.
Buổi sáng ngày mùng 5 diễn ra chậm rãi dưới cái nóng của Kuala Lumpur. Nhưng điều gì đến cũng đã đến, buổi lễ trao giải cuối cùng cũng diễn ra tại tầng 42 của tòa tháp đôi Petronas. Mọi người cười nói vui vẻ dưới điều hòa mát lạnh của tòa tháp và trong cái đói của một buổi sáng lo lắng chưa dám ăn gì.
MC (một trong những MC nhiệt huyết nhất mà tôi từng thấy, rất hợp để làm MC đám cưới tại Việt Nam) đã công bố hai giải đầu tiên thuộc về team Beehive Drone tới từ Indonesia và Classum đến từ Hàn Quốc, rồi sau đó mời mọi người dùng bữa. Buổi chiều cũng đã muộn, ai cũng đều đã đói, giải được trao xen kẽ với những tiếng thìa dĩa leng keng trên bàn.
Đội Beehive Drone với thiết bị cho phép người nuôi ong theo dõi tình trạng tổ và phát hiện sớm vấn đề có thể có.
Đội Classum với hệ thống hỏi - đáp cho học sinh, sinh viên trong trường.
Việt Nam được xướng tên! BeeTech đã đoạt giải đội tuyển được người hâm mộ bình chọn nhiều nhất. Ba em, ba nhà "vô địch của nhân dân" bước lên nhận giải trong tiếng vỗ tay và hò reo của mọi người.
5 giải còn lại, 5 suất tới Seatle tham dự vòng chung kết thế giới lần lượt được xướng tên. Trong cuộc thi này, phải tới ba đội có tên xuất phát bằng từ "Bee", trong đó có Việt Nam ta (BeeTech). Chắc hẳn giây phút Beehive Drone lên nhận giải, không ít trái tim đã đập lỡ mất nhịp. Những đội chiến thắng gồm có
Giải Nhất: Đội PINE, đội chủ nhà Malaysia với thiết bị đo độ chín, độ ngọt của dứa mà không cần bổ dứa ra.
Giải Ba: Đội 7X tới từ Singapore với sản phẩm giúp trẻ em mắc chứng khó đọc (dyslexia) có thể học chữ dễ dàng hơn.
Đội En#22.45km tới từ Hàn Quốc với thiết bị giúp phân tích và dịch thuật giọng nói trong thời gian thực để giúp tổng đài hỗ trợ khẩn cấp hoạt động hiệu quả hơn.
Đội SochWare tới từ Nepal với hệ thống phân tích dịch bệnh trên nông sản và đưa ra giải pháp xử lý.
Và nhịp tim lỡ như cách Việt Nam chúng ta lỡ hẹn với giải chung kết thế giới vậy. BeeTech đã không đạt được giải nào ngoài giải được bình chọn nhiều nhất. Nhưng như đã nói ở trên, bất kì ai đặt chân vào tới vòng chung kết này đã đều là những nhà vô địch, huống chi các em tới từ Đà Nẵng vẫn cầm được danh hiệu "nhà vô địch của nhân dân" về cơ mà!
Đừng quá buồn làm gì! Dù câu nói này đã được nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần mỗi khi xuất hiện một thất bại bất kì nào đó, tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa rằng: thất bại chính là bàn đạp dẫn ta đến thành công. Đây mới chỉ là một thất bại nhỏ trên sân chơi Imagine Cup thôi, bản thân công nghệ Smart Car Box cực kì hữu ích và đặc biệt, chẳng nhẽ lại không có "đất dụng võ"?
Kết thúc cuộc thi, có những khuôn mặt vui tươi và cũng có những cá nhân buồn bã. Nhưng đó đều là những bài học và một trải nghiệm quý giá cho bất kì ai tham gia cuộc thi. Những đại diện đến từ Microsoft tự hào kể lại rằng "được tận mắt nhìn thấy sự tiến triển của các em qua từng vòng thi, thậm chí qua từng năm tổ chức Imagine Cup, họ vui mừng và tự hào lắm".
Các em học được nhiều từ những cuộc thi này: cách trình bày một ý tưởng sao cho thuyết phục người nghe, kĩ năng đọc – hiểu – trình bày bằng tiếng Anh, mà bản thân cách các em đã tự nghiên cứu công nghệ để tìm ra những ứng dụng hữu ích cũng đáng kể lắm chứ! Một cuộc thi thường niên thì năm nào chẳng có một lần. Chúc các em nói riêng và bất kì đội tuyển Việt Nam nào trong tương lai nói chung cũng sẽ đều gặt hái được những thành công lớn!
Để chúng tôi lại có dịp được viết bài về các em, những cá nhân đại diện cho Tổ quốc cạnh trạnh với bè bạn năm châu.