Máy chiếu có những thông số kỹ thuật quan trọng nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phần cứng của máy chiếu và dễ dàng chọn mua máy chiếu hơn.
Công nghệ hình ảnh
Có ba công nghệ phổ biến trên các máy chiếu là DLP, 3LCD và LCoS. Mỗi công nghệ này lại có những ưu nhược điểm khác nhau.
Cường độ sáng
Thử tưởng tượng bạn bật một chiếc đèn pin trong một căn phòng đầy ánh sáng từ bên ngoài các khung cửa hắt vào hay từ đèn chiếu sáng trong phòng, khi đó ánh sáng từ đèn pin trên tường chắc chắn sẽ vô cùng mờ nhạt, nếu phòng quá sáng, có thể không thấy ánh đèn. Nhưng trong phòng tối thì lại khác, ánh đèn pin sẽ thể hiện rõ trên tường.
Máy chiếu cũng vậy, cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trong phòng chiếu. Nếu phòng quá sáng mà cường độ sáng của máy chiếu nhỏ, bạn sẽ khó có thể nhìn rõ hình ảnh đang phát trên màn chiếu. Bởi vậy, với những phòng họp, lớp học, hội trường cần đòi hỏi máy chiếu có cường độ sáng rất cao.
Tỷ lệ tương phản
Độ tương phản cao giúp hình ảnh có sự rõ ràng hơn, các chi tiết được hiển thị rõ nét hơn và khung hình có thêm chiều sâu. Bạn có thể tưởng tượng với tỷ lệ tương phản thấp, các hình ảnh sẽ bị mờ, những gam màu gần nhau thường bị lẫn và do đó không thể hiện thị rõ ràng các chi tiết nhỏ.
Còn với tỷ lệ tương phản cao thì độ sáng tối của hình ảnh sẽ được thể hiện rõ rệt hơn, đảm bảo các hình khối được thể hiện rõ ràng từng chi tiết.
Độ phân giải
Độ phân giải thể hiện số điểm ảnh có thể hiển thị trên màn hình và máy chiếu có độ phân giải càng cao, khung hình càng có độ nét cao và càng thể hiện được kích cỡ lớn. Thông thường các máy chiếu sẽ có độ phân giải từ SVGA (800×600) trở lên. Với những máy chiếu có độ phân giải thấp sẽ phù hợp để giảng dạy, hội họp. Còn những máy chiếu có độ phân giải cao thường dùng để chiếu phim.
Thông thường các máy chiếu sẽ có độ phân giải thực và độ phân giải nén. Độ phân giải thực là số điểm ảnh thực tế trên khung hình được phát ra từ máy chiếu.
Độ phân giải nén ( hay còn gọi là độ phân giải hỗ trợ) sẽ ” nén hình ảnh để nó giảm số lượng hình ảnh trước khi chiếu lên màn hình. Trường hợp chiếu hình ảnh có độ phân giải cao hơn sẽ khiến máy chiếu bị mờ hoặc vỡ hình.
Tính năng Keystone
Mỗi máy chiếu sẽ hỗ trợ một độ lệch riêng, đây là góc lệch lớn nhất của hình ảnh mà máy chiếu có thể điều chỉnh vuông góc, quá độ lệch này các khung hình sẽ có dạng hình thang.
Trên máy chiếu đều có nút chức năng Keystone, đây chính là nút điều chỉnh để hình ảnh được vuông vắn. Máy chiếu có độ lệch càng cao thì càng dễ lắp đặt bởi có thể đặt chếch so với màn chiếu được một góc lớn.
Mức độ ồn
Thông số này được tính bằng dB và chỉ số này càng nhỏ thì máy càng chạy êm, ít ảnh hưởng đến người dùng.
Tỷ lệ khung hình
Thường là 4:3 hoặc 16:9 (một số máy chiếu hỗ trợ 16:10), hầu hết các máy chiếu hiện nay đều hỗ trợ cả hai tỷ lệ này, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ mà máy chiếu sẽ thể hiện tốt hơn. Các máy chiếu tỷ lệ 4:3 dùng tốt trong giáo dục, hội họp còn tỷ lệ màn ảnh rộng thường dùng cho giải trí.
Kích thước hình ảnh
Dựa vào kích thước hình ảnh mà máy chiếu có thể mang tới mà chọn máy chiếu phù hợp với không gian và số lượng người xem.
Lưu ý là thông số kích thước lớn nhất thường không tạo ra hình ảnh đẹp, bởi vậy bạn nên chọn máy chiếu có thông số này cao hơn yêu cầu, chẳng hạn bạn muốn có khung hình cỡ 150inch thì nên chọn máy chiếu hỗ trợ kích thước hình ảnh lớn nhất là 200inch.
Khoảng cách trình chiếu
Tuổi thọ bóng chiếu
Bóng chiếu có tuổi thọ càng cao càng tiết kiệm chi phí bảo dưỡng cho bạn và hạn chế số lượng bóng chiếu cần phải thay thế. Nói một cách khác, tuổi thọ bóng chiếu càng cao, máy chiếu càng dùng được lâu bền.
Thế giới máy chiếu - Phân phối và lắp đặt máy chiếu chính hãng với giá tốt nhất thị trường, vui lòng liên hệ Hotline : 0983.183.077 -0984.774.024
Công nghệ hình ảnh
Có ba công nghệ phổ biến trên các máy chiếu là DLP, 3LCD và LCoS. Mỗi công nghệ này lại có những ưu nhược điểm khác nhau.
Cường độ sáng
Thử tưởng tượng bạn bật một chiếc đèn pin trong một căn phòng đầy ánh sáng từ bên ngoài các khung cửa hắt vào hay từ đèn chiếu sáng trong phòng, khi đó ánh sáng từ đèn pin trên tường chắc chắn sẽ vô cùng mờ nhạt, nếu phòng quá sáng, có thể không thấy ánh đèn. Nhưng trong phòng tối thì lại khác, ánh đèn pin sẽ thể hiện rõ trên tường.
Máy chiếu cũng vậy, cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trong phòng chiếu. Nếu phòng quá sáng mà cường độ sáng của máy chiếu nhỏ, bạn sẽ khó có thể nhìn rõ hình ảnh đang phát trên màn chiếu. Bởi vậy, với những phòng họp, lớp học, hội trường cần đòi hỏi máy chiếu có cường độ sáng rất cao.
Tỷ lệ tương phản
Độ tương phản cao giúp hình ảnh có sự rõ ràng hơn, các chi tiết được hiển thị rõ nét hơn và khung hình có thêm chiều sâu. Bạn có thể tưởng tượng với tỷ lệ tương phản thấp, các hình ảnh sẽ bị mờ, những gam màu gần nhau thường bị lẫn và do đó không thể hiện thị rõ ràng các chi tiết nhỏ.
Còn với tỷ lệ tương phản cao thì độ sáng tối của hình ảnh sẽ được thể hiện rõ rệt hơn, đảm bảo các hình khối được thể hiện rõ ràng từng chi tiết.
Độ phân giải
Độ phân giải thể hiện số điểm ảnh có thể hiển thị trên màn hình và máy chiếu có độ phân giải càng cao, khung hình càng có độ nét cao và càng thể hiện được kích cỡ lớn. Thông thường các máy chiếu sẽ có độ phân giải từ SVGA (800×600) trở lên. Với những máy chiếu có độ phân giải thấp sẽ phù hợp để giảng dạy, hội họp. Còn những máy chiếu có độ phân giải cao thường dùng để chiếu phim.
Thông thường các máy chiếu sẽ có độ phân giải thực và độ phân giải nén. Độ phân giải thực là số điểm ảnh thực tế trên khung hình được phát ra từ máy chiếu.
Độ phân giải nén ( hay còn gọi là độ phân giải hỗ trợ) sẽ ” nén hình ảnh để nó giảm số lượng hình ảnh trước khi chiếu lên màn hình. Trường hợp chiếu hình ảnh có độ phân giải cao hơn sẽ khiến máy chiếu bị mờ hoặc vỡ hình.
Tính năng Keystone
Mỗi máy chiếu sẽ hỗ trợ một độ lệch riêng, đây là góc lệch lớn nhất của hình ảnh mà máy chiếu có thể điều chỉnh vuông góc, quá độ lệch này các khung hình sẽ có dạng hình thang.
Trên máy chiếu đều có nút chức năng Keystone, đây chính là nút điều chỉnh để hình ảnh được vuông vắn. Máy chiếu có độ lệch càng cao thì càng dễ lắp đặt bởi có thể đặt chếch so với màn chiếu được một góc lớn.
Mức độ ồn
Thông số này được tính bằng dB và chỉ số này càng nhỏ thì máy càng chạy êm, ít ảnh hưởng đến người dùng.
Tỷ lệ khung hình
Thường là 4:3 hoặc 16:9 (một số máy chiếu hỗ trợ 16:10), hầu hết các máy chiếu hiện nay đều hỗ trợ cả hai tỷ lệ này, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ mà máy chiếu sẽ thể hiện tốt hơn. Các máy chiếu tỷ lệ 4:3 dùng tốt trong giáo dục, hội họp còn tỷ lệ màn ảnh rộng thường dùng cho giải trí.
Kích thước hình ảnh
Dựa vào kích thước hình ảnh mà máy chiếu có thể mang tới mà chọn máy chiếu phù hợp với không gian và số lượng người xem.
Lưu ý là thông số kích thước lớn nhất thường không tạo ra hình ảnh đẹp, bởi vậy bạn nên chọn máy chiếu có thông số này cao hơn yêu cầu, chẳng hạn bạn muốn có khung hình cỡ 150inch thì nên chọn máy chiếu hỗ trợ kích thước hình ảnh lớn nhất là 200inch.
Khoảng cách trình chiếu
Thông số này giúp bạn biết được máy chiếu có phù hợp để lắp đặt trong không gian phòng chiếu của bạn không. Nhiều phòng chiếu có diện tích quá nhỏ thường phải sử dụng các máy chiếu gần, máy chiếu siêu gần mới đạt được yêu cầu kích thước màn hình đặt ra.
Tuổi thọ bóng chiếu
Bóng chiếu có tuổi thọ càng cao càng tiết kiệm chi phí bảo dưỡng cho bạn và hạn chế số lượng bóng chiếu cần phải thay thế. Nói một cách khác, tuổi thọ bóng chiếu càng cao, máy chiếu càng dùng được lâu bền.
Thế giới máy chiếu - Phân phối và lắp đặt máy chiếu chính hãng với giá tốt nhất thị trường, vui lòng liên hệ Hotline : 0983.183.077 -0984.774.024