Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Giải bài toán “niềm tin” giữa ngân hàng và hợp tác xã FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Giải bài toán “niềm tin” giữa ngân hàng và hợp tác xã FfWzt02
 


#1

29.05.18 16:00

tamphatjsc

tamphatjsc

Thành viên gắn bó
0965227999
Thành viên gắn bó
Kinh tế hợp tác là một loại hình kinh doanh lâu đời và có nhiều điểm ưu việt. Giải bài toán tìm nguồn vốn cho khu vực này là mô hình chuỗi
Tại Hội thảo Xúc tiến Thương mại, Công nghệ và Thu hút vốn phát triển hợp tác xã Việt Nam do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Thành Nhân - Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Coop) đã có những chia sẻ từ phía người trong cuộc.
Ông cho biết dù đang tạo được doanh thu hàng năm khoảng 30.000 tỷ đồng (sản lượng bán ra khoảng 53.000 tấn rau củ, 23.000 tấn thịt và 300 triệu tấn thủy hải sản...) nhờ tạo đượcmô hình tạo ra văn hoá tận tâm phục vụ, dựa vào sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã trong liên minh nhưng có không ít những hạn chế của mô hình. Một trong số đó là việc khó thu hút nguồn vốn của xã hội.
Câu chuyện khó huy động vốn không chỉ của riêng Saigon Co.op. Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, số lượng thành viên hoạt động trong hơn 20.000 hợp tác xã của Việt Nam là 6,3 triệu người. Dù chiếm gần 10% nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) nhưng mới chỉ khoảng 2% số hợp tác xã tiếp cận được vốn vay.
Phần lớn các thành viên hợp tác xã dựa vào nguồn vốn của các quỹ tín dụng nhân dân. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (tiền thân là Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương), với tổng dư nợ cho vay gần 80.000 tỷ đồng, phục vụ gần 2 triệu thành viên. Tính bình quân, giá trị mỗi khoản vay chỉ khoảng 40 triệu đồng/xã viên. Lý do khiến các hợp tác xã khó tiếp cận nguồn vốn vay là họ không có tài sản đảm bảo và không đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ từ các ngân hàng.
Giải pháp nào để tìm nguồn vốn phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã là chủ đề được quan tâm hàng đầu tại cuộc hội thảo. Là một diễn giả tham gia Hội thảo cũng là người đứng ở góc độ ngân hàng – bên cho vay, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB) thừa nhận dư nợ hiện nay của nhà băng này với các hợp tác xã chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn dưới 1% và cũng mới cấp tín dụng cho một số HTX vận tải.
Các HTX sản xuất nông nghiệp chưa phải là khách hàng của SCB nhưng Tổng Giám đốc ngân hàng này nhận định đây là lĩnh vực rất tiềm năng. Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp và sức lao động. Cả sản phẩm và chất lượng nông sản Việt Nam đều tốt nhưng vấn đề lại nằm ở khâu bảo quản, phân phối và tiêu thụ lại chưa ổn.
Tuy nhiên, mô hình chuỗi giá trị nông sản được xem như lời giải bài toán niềm tin giữa ngân hàng và các xã viên. Theo đó, Liên minh HTX và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ sẽ làm công tác tổ chức từ khâu sản xuất, hỗ trợ cho người nông dân về kỹ thuật, công nghệ và vật tư cho đến bao tiêu đầu ra. Ngoài được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng, xã viên được đào tạo nâng cao năng lực về quản trị. Đồng thời, cũng có một đơn vị bảo hiểm để cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa tham gia chuỗi.
“Với cách tổ chức như thế, chúng tôi tin rằng rủi ro cho ngân hàng sẽ rất hạn chế bởi vì đã được đảm bảo đầu ra làm nguồn trả nợ. Tài sản đảm bảo cũng có thể chính là quyền phải thu, phát sinh từ việc bán sản phẩm. chứ không nhất thiết là đất đai. SCB kỳ vọng 2-3 năm nữa đây sẽ là mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng”, ông Văn cho hay.
Mô hình chuỗi sẽ giúp các xã viên không còn "mạnh ai nấy làm". Chia sẻ tại hội thảo này, ông Su De Mao - Hội trưởng Thương hội Xuất Nhập khẩu Hoa quả China - Asean Bằng Tường cũng giải thích lý do việc xuất khẩu nông sản Trung Quốc thường bấp bênh xuất phát từ cạnh tranh. Khi Trung Quốc vào mùa đối với một số hoa quả thì sản lượng tiêu thụ của Việt Nam ảnh hưởng.
"Cùng một xe hoa quả, hái sớm hái muộn một ngày khác nhau rất nhiều", ông Su De Mao cho hay. Hoa quả Việt Nam do đó vẫn có tiềm năng khai thác thị trường Trung Quốc, không bị thương lái ép giá nếu tránh được khoảng thời gian vào mùa.
Điệp khúc "giải cứu" vẫn liên tục trở lại và càng cho thấy vai trò của mô hình chuỗi giá trị đối với mặt hàng nông sản. Điển hình như củ cải, loại nông sản cách đây không lâu cả xã hội phải ra tay “giải cứu”. Lavifood, doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến – xuất khẩu trái cây, rau củ và nông sản, đã liên kết với ILMI của Hàn Quốc để xây dựng nhà máy chế biến nông sản, đặc biệt là củ cải để chế biến thành kim chi và các loại sản phẩm khác, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản.
Để giải được bài toán vốn, đầu ra cho nông sản Việt Nam sẽ cần những những giải pháp kết nối thương mại, công nghệ và phát triển thị trường như vậy để được đảm bảo, tránh cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa.
Theo http://vca.org.vn

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết