Bệnh thoát vị đĩa đệm những năm trở lại đây gia tăng đáng báo động, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Điều đáng quan ngại ở đây là những năm trước bệnh chủ yếu bị ở nhóm 50 tuổi trở nên nhưng giờ đây nó cũng xuất hiện nhiều ở nhóm dưới 30. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và lối sống không lành mạnh của giới trẻ.
7 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chúng ta cần biết
1- Tư thếsai trong lao động, sinh hoạt, vận động- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm phổ biến ở giới trẻ
Nằm ngủ: Nầm sấp khi ngủ trên giường nệm trũng gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm.
Cách nằm sấp khi ngủ cho người bị thoát vị đĩa đệm (ở trên sai – ở dưới đúng)
Đứng: Đứng lâu trong tư thế khom lưng điển hình như đứng cúi người để cuốc đất. Đứng lâu tại 1 vị trí nhất định, đứng quá lâu trên giày cao gót.
Ngồi: Ngồi gò ép, ngồi cúi người ra trước dẫn đến áp lực nội đĩa đệm tăng cao, các tư thế ngồi xổm, ngồi nghiêng, ngồi chéo chân 1 bên cũng ảnh hưởng đến cột sống.
Tư thế ngồi đúng phòng tránh được bệnh thoát vị đĩa đệm
Tập luyện thể thao: Chơi, tập luyện thể thao không đúng cách điển hình như môn quần vợt – tư thế đúng phải là xoay bàn chân chứ không xoay lưng khi đánh bóng…
Mang vác: Vật nặng quá sức, sai tư thế điển hình như – Khi bê 1 vật nặng thì cúi người xuống nhấc vật lên nhanh chóng, trong khi tư thế đúng phải là từ từ ngồi xuống sau đó mới nhấc vật lên.
Nghe điện thoại: Rất nhiều người có thói quen xấu là kẹp điện thoại lên vai rồi nghiêng đầu kẹp điện thoại để nói chuyện. Tư thế này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến cột sống cổ khiến cổ đau nhức, căng mỏi…
>>>>>> Xem ngay:dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
2- Thoái hóa tự nhiên
Từ 30 đến 50 tuổi xương khớp chúng ta có nguy cơ bị thoái hóa rất cao do sự đàn hồi và nước trong nhân tủy giảm dần theo tuổi tác. Khi đã có tuổi đĩa đệm sẽ không còn mềm mại vì thế nhân nhày rất dễ bị rách chỉ cần 1 lực tác động vừa phải do va chạm hoặc té ngã cũng khiến cho nhân nhầy trong đĩa đệm tràn ra ngoài chèn ép rễ thần kinh
Những ai mắc phải các căn bệnh liên quan đến cột sống như gù vẹo, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống cũng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.
3- Thừa cân béo phì-một trong nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đáng lo ngại ở người lớn tuổi
Thừa cân béo phì gặp ở người có tuổi thì lại càng nguy hiểm bởi không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp mà nguy cơ bị tiểu đường, huyết áo, tim mạch cũng rất cao.
Khi trọng lượng vượt quá sức nâng đỡ của xương khớp thì khung xương rất dễ bị lệch khiến người già khó mà đi lại bình thường. Còn người trẻ mà thừa cân béo phì sẽ càng lười vận động, hệ xương khớp không được co giãn vận động nên ngày càng suy yếu.
4- Dinh dưỡng
Dinh dưỡng nghèo nàn: cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm, nếu bạn chỉ ăn kiêng hoặc ăn đồ ăn vặt thì sẽ không đáp ứng đủ các chất nuôi dưỡng xương và sụn khớp. Đồng thời nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chất béo sẽ làm cơ thể khó hấp thu canxi từ các thực phẩm khác.
Ngoài ra ăn quá nhiều thực phẩm mặn, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ hủy hoại xương khớp của bạn âm thầm lặng lẽ và phát bệnh vào 1 ngày bạn không ngờ tới.
5- Tai nạn, chấn thương – nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khó chữa khỏi nhất
Một người bình thường hoàn toàn khỏe mạnh nếu không may gặp phải tai nạn và chấn thương mạnh lên cột sống thì khả năng lớn sẽ là đĩa đệm bị trật ra khỏi vị trí của đốt sống, rách đĩa đệm khiến các cấu trúc bên trong đĩa đệm thoát ra. Với trường hợp này thì cần phải mổ ngay lập tức, tuy nhiên khả năng phục hồi hoàn toàn không cao.
6- Di truyền
Không riêng gì thoát vị đĩa đệm mà các bệnh xương khớp yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh ở một số bệnh nhân. Nếu ba mẹ có cấu trúc hình thành xương bất thường có tiền sử mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì con cái cũng có khả năng được di truyền các nhiễm sắc thể bị lỗi này.
7- Tính chất bắt buộc của công việc
>>>> Xem ngay: Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối tại nhà an toàn
Nghề giáo viên: Tính chất công việc của giáo viên là đứng liên tục trên bục giảng để dạy học trò, nếu đứng quá lâu cộng với việc đi giày cao gót nữa sẽ tạo áp lực lớn đến xương, đặc biệt là 2 chân sẽ bị giãn tĩnh mạch.
Nhân viên văn phòng: Khác với giáo viên, tính chất công việc của nhân viên văn phòng lại ngồi quá nhiều. Có những người ngồi liên tục 8 tiếng đồng hồ trên máy tính để làm việc. Ngồi quá lâu 1 chỗ cộng thêm ngồi sai tư thế như cong lưng, ngồi quá gần màn hình máy tính, ngồi hai chân vắt lên nhau… lâu ngày sẽ dẫn tới các bệnh lí về thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm.
Công nhân khuân vác: Nhóm này có nguy rất cao mắc các bệnh về xương khớp do 1 thời gian dài mang vác vật nặng lên vai.
que huong viet nam