cfvfvf
Khách viếng thămNgày nay, môi trường sống và phương thức sinh hoạt của con người hiện đại đều không có lợi cho sức khỏe của lá gan. Đặc biệt là thói quen thức đêm thường xuyên, làm việc thâu đêm hay chơi game đến tận sáng... đều ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan. Do tế bào gan phục hồi và tái sinh chủ yếu vào ban đêm.
Thức đêm ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan như thế nào?
Khi chúng ta ngủ sâu giấc, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone sinh trưởng, những hormone này có thể thúc đẩy sự sinh trưởng và tổng hợp protein mà cơ thể cần, điều này rất có lợi cho sự phục hồi của gan. Do đó, chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến gan, đặc biệt là những người mắc các bệnh gan. Chất lượng giấc ngủ kém không những là gánh nặng cho gan mà còn không có lợi cho sự phục hồi và tái tạo tế bào gan. Ngoài đối với gan, ngủ đủ gic cũng rất quan trọng đối với sức khỏe con người, khiến con người giảm bớt mệt mỏi, tinh thần sảng khoái hơn. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ phải ngủ muộn thì chúng ta nên ngủ bù và giảm bớt thời gian thức đêm.
Trong khi ngủ, cơ thể ở tư thế nằm nên gan càng có điều kiện hưởng thụ dịch huyết. Hơn nữa, cơ thể đang được nghỉ ngơi nên gánh nặng của gan cũng giảm tối đa. Vì vậy, một giác ngủ sâu có tác dụng rõ trệt trong việc bảo vệ gan. Nguopwjc lại, nếu chất lượng giác ngủ kém hoặc có các chướng ngại như ngưng thở khi ngủ dễ làm tổn thương chức năng gan. Chứng ngưng thở khi ngủ là do phần lưỡi, yết hầu hẹp, tắc nghẽn khí đạo gây ra tạm ngừng hô hấp khi ngủ. Bệnh nặng có thể khiến thời gian tạm ngừng hô hấp lên tới trên 1,5 phút. Nghiên cứu cho thấy chức năng gan của 32% những người ngưng thở khi ngủ có bất thường. Mức độ tổn thương chức năng gan và tạm ngưng hô hấp là tương đương nhau và thủ phạm là do thiếu oxy và insulin.
Theo quan niệm của Đông y, giờ Ngọ từ 11h đến 13h và giờ Tử từ 23h đến 1h sáng là đặc biệt quan trọng đối với giấc ngủ vì đây là thời khắc để tạo máu và lượng máu chảy về gan nhiều nhất.
Y học lâm sàng chứng minh, ngoài nhân tố di truyền, lây nhiễm thì đa số các bệnh về gan là do thức khuya mà ra. Công việc và học tập căng thẳng thường khiến cho tinh thần mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, thêm vào đó, sự thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt, từ đó mà các bệnh về gan dần hình thành.
Thời gian ngủ cần thiết cho từng độ tuổi
- Giai đoạn trẻ từ 4 - 12 tuổi nên ngủ từ 10 - 12 tiếng mỗi ngày. Buổi tối nên ngủ từ 8 giờ tới sáng, buổi trưa ngủ được 1 tiếng thì tốt.
- Giai đoạn từ 13 - 19 tuổi nên ngủ 8 tiếng thì tốt, đảm bảo nguyên tắc ngủ sớm dậy sớm, đồng thời ngủ sâu giấc vào khoảng lúc 3h sáng. Cần ngủ trước 12h đêm và dậy trước 6h sáng hôm sau, cuối tuần cũng không nên ngủ nướng.
- Giai đoạn từ 30 đến 60 tuổi nên ngủ khoảng 7 tiếng mỗi ngày. Nam thành niên cần 6,49 tiếng đồng hồ để ngủ, nữ thành niên cần 7,5 giờ, đồng thời đảm bảo thời gian ngủ tốt nhất từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng hôm sau.
- Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi nên ngủ trước 12h đêm và cần 5,5 đến 7 tiếng để ngủ mỗi ngày. Người cao tuổi mà ngủ đảm bảo
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của lá gan, để tránh những biến chứng cho gan, cần bảo đảm thời gian ngủ và chất lượng tốt cho giấc ngủ của bạn.Vậy nên, tốt nhất là lên giường trước 11h tối, bảo đảm 11h chìm vào giấc ngủ ngon, tạo điều kiện tối đa để khôi phục các chức năng của gan.