ngvyuyen
Thành viên gắn bó 0927786450
Cụ Lê Phước Thiệt (ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) có lẽ là người cao tuổi nhất Việt Nam tốt nghiệp thạc sĩ. Ông vừa lấy bằng thạc sĩ khóa 12 ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Duy Tân ngày 10-6 khi đã 85 tuổi.
Trong buổi lễ phát bằng tốt cao học và cử nhân của Trường ĐH Duy Tân, hơn 500 người có mặt tại Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng đã đứng dậy giành tràn vỗ tay khi nghe xướng tên cụ Lê Phước Thiệt.
Trong phần phát biểu, TS Võ Thanh Hải, phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, đã dành một phần thời gian để vinh danh cụ Thiệt như là một tấm gương hướng đến chân trời tri thức khi tiếp tục đam mê giảng đường ở tuổi "gần đất xa trời".
Cụ Thiệt sinh năm 1933, vì hoàn cảnh gia đình, cụ qua Mỹ năm 1975. Những năm mới qua, có quá nhiều khó khăn, phải đi làm quần quật để nuôi vợ và bảy con nên không có điều kiện đi học.
Đến năm 1995, khi các con đã tạm yên bề gia thất cụ mới đăng ký đi học ĐH ở tuổi 62. Do tuổi cao, cụ mất tới gần bảy năm mới lấy được tấm bằng ĐH Kinh tế tài chính ở Đại học bang California.
Năm 2013, cụ Thiệt và vợ quyết định về sống hẳn ở quê nhà để thuận tiện cho việc điều trị bệnh giảm trí nhớ của vợ, còn 7 người con vẫn định cư ở Mỹ.
Năm 2015 cụ quyết định đăng ký học ngành thạc sĩ tại ĐH Duy Tân với lý do "để duy trì trí nhớ".
Trong 3 năm qua, dù xảy ra nhiều biến cố như vợ mất, người ốm đau liên tục, nhưng cụ Thiệt vẫn tiếp tục chương trình học và tốt nghiệp thủ khoa.
Để duy trì trí nhớ và theo kịp chương trình với bạn cùng lớp bằng tuổi cháu ngoại mình, cụ Thiệt rất chăm chỉ đọc sách và luyện tập thể dục.
Ông Lê Phước Long nói về hành trình đi học và sinh hoạt của chú ruột - Video: TRƯỜNG TRUNGTheo cụ, điều thua thiệt so với bạn đồng môn là trí nhớ giảm sút nhưng bù lại, khả năng ngoại ngữ của cụ lại rất điêu luyện.
Trong 3 năm theo học thạc sĩ, dù nhà trường có bố trí không gian sinh hoạt ngay trong trường để cụ an tâm học nhưng cụ vẫn đi về giữa nhà và trường.
TS Võ Thanh Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - nói cụ Thiệt hơn hẳn "bạn đồng môn" ở điểm chăm chỉ nên đã vượt qua những bài kiểm tra nhẹ nhàng.
"Lúc nào cụ cũng là người đầu tiên đến lớp dù trời có mưa gió bão bùng. Nhiều bữa bão gió, con cháu khuyên ở nhà nhưng cụ vẫn bắt xe buýt đi hơn 30km để đến trường" - TS Hải cho biết.
Trong buổi lễ phát bằng tốt cao học và cử nhân của Trường ĐH Duy Tân, hơn 500 người có mặt tại Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng đã đứng dậy giành tràn vỗ tay khi nghe xướng tên cụ Lê Phước Thiệt.
Trong phần phát biểu, TS Võ Thanh Hải, phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, đã dành một phần thời gian để vinh danh cụ Thiệt như là một tấm gương hướng đến chân trời tri thức khi tiếp tục đam mê giảng đường ở tuổi "gần đất xa trời".
Cụ Thiệt sinh năm 1933, vì hoàn cảnh gia đình, cụ qua Mỹ năm 1975. Những năm mới qua, có quá nhiều khó khăn, phải đi làm quần quật để nuôi vợ và bảy con nên không có điều kiện đi học.
Cụ Lê Phước Thiệt, người nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 85 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đến năm 1995, khi các con đã tạm yên bề gia thất cụ mới đăng ký đi học ĐH ở tuổi 62. Do tuổi cao, cụ mất tới gần bảy năm mới lấy được tấm bằng ĐH Kinh tế tài chính ở Đại học bang California.
Năm 2013, cụ Thiệt và vợ quyết định về sống hẳn ở quê nhà để thuận tiện cho việc điều trị bệnh giảm trí nhớ của vợ, còn 7 người con vẫn định cư ở Mỹ.
Năm 2015 cụ quyết định đăng ký học ngành thạc sĩ tại ĐH Duy Tân với lý do "để duy trì trí nhớ".
Trong 3 năm qua, dù xảy ra nhiều biến cố như vợ mất, người ốm đau liên tục, nhưng cụ Thiệt vẫn tiếp tục chương trình học và tốt nghiệp thủ khoa.
Để duy trì trí nhớ và theo kịp chương trình với bạn cùng lớp bằng tuổi cháu ngoại mình, cụ Thiệt rất chăm chỉ đọc sách và luyện tập thể dục.
ong le phuoc long noi ve chu ruot cua minh
00:01:07
Ông Lê Phước Long nói về hành trình đi học và sinh hoạt của chú ruột - Video: TRƯỜNG TRUNG
Trong 3 năm theo học thạc sĩ, dù nhà trường có bố trí không gian sinh hoạt ngay trong trường để cụ an tâm học nhưng cụ vẫn đi về giữa nhà và trường.
TS Võ Thanh Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - nói cụ Thiệt hơn hẳn "bạn đồng môn" ở điểm chăm chỉ nên đã vượt qua những bài kiểm tra nhẹ nhàng.
"Lúc nào cụ cũng là người đầu tiên đến lớp dù trời có mưa gió bão bùng. Nhiều bữa bão gió, con cháu khuyên ở nhà nhưng cụ vẫn bắt xe buýt đi hơn 30km để đến trường" - TS Hải cho biết.
Nhân vật đặc biệt của lễ phát bằng tốt nghiệp - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Nhiều người ghi lại khoảnh khắc cụ Thiệt trong lễ nhận bằng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bạn đồng khóa có người tuổi đời nhỏ hơn... cháu ngoại của cụ Thiệt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG