Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Người Việt thường bỏ qua lưu trữ hồ sơ bệnh án cá nhân FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Người Việt thường bỏ qua lưu trữ hồ sơ bệnh án cá nhân FfWzt02
 


#1

08.08.18 19:57

lylyz

lylyz

Thành viên gắn bó
01626265454
Thành viên gắn bó
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .Việt Nam được xếp vào một trong số những nước có cơ cấu dân số đang trong quá trình già hóa, với tuổi thọ trung bình năm 2015 là 73,2 tuổi (70,7 tuổi ở nam và 76,1 tuổi ở nữ). Chỉ số già hóa của Việt Nam đã tăng nhanh trong 35 năm qua (1979-2014). Năm 1979, cứ 100 người dưới 15 tuổi có khoảng 17 người trên 60 tuổi. Sau 20 năm (1999), chỉ số này tăng 1,5 lần. Chỉ số già hóa năm 2014 (43,3) cao gần gấp ba lần chỉ số năm 1979. Trong số 10 nước ASEAN, chỉ số già hóa dân số của Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Thái Lan và Singapore. Ước tính đến năm 2049, tỉ lệ dân số trong độ tuổi 60 trở lên sẽ chiếm 24,8% tổng dân số cả nước (số liệu năm 2014: 10,5%).
Sức khỏe, đời sống: Người Việt thường bỏ qua lưu trữ hồ sơ bệnh án cá nhân 20160718-042916-do-hoa-ve-tigrave-nh-higrave-nh-dacirc-n-so-viet-nam-1-tieudungplus_600x571
Cùng với đó, Việt Nam cũng là quốc gia có gánh nặng bệnh tật kép. Các bệnh lây nhiễm vẫn ở mức cao, ngày càng khó kiểm soát hơn và gây ra gánh nặng kinh tế lớn hơn trước đây, vì chi phí điều trị cao hơn do tình trạng biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường, tình trạng đề kháng với các loại thuốc (lao, sốt rét, HIV), hoá chất, một số bệnh mới chưa có phương pháp điều trị, phòng ngừa đặc hiệu. Song song với đó, nhóm các bệnh không lây nhiễm (BKLN) và tai nạn thương tích ngày càng có xu hướng gia tăng. Các BKLN, đặc biệt là bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang dần chiếm ưu thế trong cơ cấu gánh nặng bệnh tật và tử vong. Số liệu ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1990, BKLN đã vượt qua các bệnh lây nhiễm để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gánh nặng bệnh tật tính theo số năm sống mất đi sau khi hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (DALY). Gánh nặng do các BKLN đã tăng từ 45,5% năm 1990 lên 58,7% năm 2000, 60,1% năm 2010 và 66,2% năm 2012. Các BKLN cũng chiếm phần lớn trong số các nguyên nhân tử vong hay gặp nhất ở hầu hết các nhóm tuổi trong năm 2012.1Bối cảnh già hóa dân số, cùng với sự gia tăng các bệnh mạn tính không lây, dẫn đến số lượng người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ngày một tăng. Điều này đặt ra những thách thức đối với hệ thống y tế Việt Nam, đặc biệt là trong việc quản lý lượng dữ liệu khổng lồ về hồ sơ bệnh sử của người bệnh.
Thực tế dữ liệu bệnh sử của một người bệnh có thể bao gồm nhiều chủng loại, với những cấu trúc khác nhau. Đó có thể là dữ liệu dạng chữ, số (dữ liệu tiêm chủng; thông tin y tế cơ bản: tuổi, giới, nhóm máu; tiền sử bệnh, tật, dị ứng; dấu hiệu sinh tồn: thân nhiệt, mạch, nhịp thở, huyết áp…; chỉ số nhân trắc học: cân nặng, chiều cao, BMI, vòng bụng…; kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng; phác đồ chăm sóc và điều trị: điều trị thuốc, phẫu thuật, thủ thuật); dữ liệu dạng hình ảnh, video và âm thanh (kết quả từ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi, X-quang, CT-scanner, MRI…); dữ liệu dạng tín hiệu hay dạng sóng (kết quả từ các thiết bị chẩn đoán thăm dò chức năng như điện tim, điện não, điện cơ…).
Tại các cơ sở y tế, theo phương thức lưu trữ truyền thống, các dữ liệu bệnh sử của người bệnh được thu thập thông qua ghi chép của nhân viên y tế và lưu trữ dưới dạng sổ sách, giấy tờ như sổ tiêm chủng, giấy khám sức khỏe định kỳ; đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc ngoại trú, dữ liệu bệnh sử được thể hiện trong bệnh án nội/ngoại trú, các phiếu khám lâm sàng/cận lâm sàng tùy theo chuyên khoa, các phiếu ghi lại phác đồ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân (căn cứ theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/09/2001 của Bộ Y tế), đồng thời in ấn kết quả đo lường từ các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán cận lâm sàng để lưu trữ dưới dạng giấy (kết quả xét nghiệm các loại, kết quả từ thiết bị chẩn đoán thăm dò chức năng như điện tim, điện não…), dạng phim ảnh hoặc đĩa CD/DVD (kết quả từ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như hình ảnh siêu âm, nội soi, chụp X-quang, CT-scanner, MRI…). Đầu mối quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại các cơ sở y tế hiện nay là phòng Kế hoạch-Tổng hợp. Đối với phương thức lưu trữ truyền thống này, các cơ sở y tế khó có khả năng lưu trữ lâu dài các dữ liệu bệnh sử của người bệnh, trong khi khối lượng sổ sách và phim ảnh, CD/DVD cần thiết cho việc lưu trữ ngày càng tăng lên theo thời gian cùng với nhu cầu CSSK của người dân. Bên cạnh đó, các dữ liệu bệnh sử dạng chữ viết tay của nhân viên y tế nhiều khi thường khó đọc, do việc sử dụng các kí hiệu viết tắt khác nhau, chữ viết xấu, dễ gây sai số thông tin trong trường hợp cần tra cứu lại dữ liệu bệnh sử. Mặt khác, với mỗi lần khám, chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế, người bệnh đều có một mã số bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án. Mã này cũng khác nhau tùy theo cách đánh số của từng cơ sở y tế. Do đó, một người bệnh sẽ có nhiều bản ghi hồ sơ bệnh án với các mã nhận diện khác nhau theo từng lần thăm khám. Những điều này gây khó khăn trong việc quản lý, tìm kiếm, khả năng chia sẻ thông tin bệnh sử của một người bệnh không thuận tiện và kịp thời giữa các khoa phòng trong phạm vi một cơ sở y tế, cũng như giữa các cơ sở y tế với nhau.
Sức khỏe, đời sống: Người Việt thường bỏ qua lưu trữ hồ sơ bệnh án cá nhân Capture
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp lưu trữ dữ liệu bệnh sử truyền thống, giải pháp ứng dụng y tế điện tử (hay còn gọi là e-health) trong quản lý KCB tại Việt Nam trong những năm gần đây đã cho thấy những đóng góp đáng kể trong quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ các cơ sở y tế, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin. Theo thống kê năm 2014 của Bộ Y tế, 100% bệnh viện tuyến trung ương, 68% bệnh viện tuyến tỉnh, 61% bệnh viện tuyến huyện đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quản lý bệnh viện.1 Một trong những tiện ích của hệ thống này là việc cho phép thiết lập bệnh án điện tử, thực hiện kê đơn thuốc trên hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu KCB  được cập nhật, thay đổi hàng ngày và đảm bảo an toàn cao. Tuy nhiên, do việc đầu tư khá phức tạp và tốn kém, mức độ ứng dụng CNTT trong các khâu quản lý có sự khác nhau tùy điều kiện của từng cơ sở y tế. Thực tế cho thấy, việc áp dụng CNTT trong quản lý KCB mới chỉ được thực hiện ở từng phân hệ riêng lẻ (phổ biến là quản lý bệnh nhân ra vào viện, quản lý dược, viện phí, …) thông qua các phần mềm hỗ trợ khác nhau, chủ yếu nhằm phục vụ mục đích thống kê, báo cáo. Hiện tượng sử dụng đồng thời nhiều phần mềm trong một cơ sở KCB vẫn còn tồn tại. Tại một số bệnh viện, dữ liệu về người bệnh tham gia bảo hiểm y tế phải được nhập lại 3 lần trên 3 phần mềm khác nhau: phần mềm quản lý bệnh viện do bệnh viện tự đầu tư; phần mềm quản lý bảo hiểm y tế (do bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp); phần mềm báo cáo thống kê (phần mềm Medisoft 2003 do Bộ Y tế ban hành để quản lý thông tin dịch tễ học về bệnh tật và tử vong của các bệnh nhân ra viện).
Một số bệnh viện thuộc Dự án thí điểm áp dụng bệnh án điện tử của Bộ Y tế, hoặc các bệnh viện có tiềm năng về tài chính và công nghệ thông tin (đa phần là các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến Tỉnh, bệnh viện/phòng khám tư nhân) cũng đã tự trang bị hệ thống phần mềm riêng, do các nhà cung cấp phần mềm tư nhân xây dựng (như HTMedsoft, FPT.eHospital…) để quản lý tổng thể bệnh viện. Trong đó, hồ sơ bệnh án của người bệnh được số hóa (hay còn gọi là bệnh án điện tử) và dữ liệu được kết nối thông suốt giữa các khoa phòng trong bệnh viện thông qua hệ thống mạng LAN dùng chung hoặc kết nối không dây; ngoài ra có một số hệ thống hỗ trợ chẩn đoán y khoa kèm theo như: Hệ thống thông tin lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa (PACS), Quản lý kết quả xét nghiệm (LIS)… Toàn bộ các thông tin bệnh sử của cá nhân, kết quả và hình ảnh chẩn đoán, chỉ định điều trị được quản lý và hiển thị đồng bộ với nhau trên hệ thống máy tính; dữ liệu bệnh án được hiển thị rõ ràng, khoa học; khả năng tìm kiếm, tra cứu thông tin bệnh án trên hệ thống được thực hiện đơn giản và nhanh chóng chỉ bằng cách kích chuột, thay vì phải chờ đợi làm các thủ tục rút hồ sơ trong kho bệnh án như trước đây. Bệnh án điện tử không chỉ giúp lưu trữ dữ liệu KCB lâu dài theo thời gian, bên cạnh đó nó cũng có thể được in ra để lưu trữ như một hồ sơ bệnh án truyền thống theo quy định, hoặc để cung cấp bản kết quả tóm tắt cho người bệnh. Một số bệnh viện đã áp dụng thành công mô hình này như Bệnh viện Quận Thủ Đức, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, …
Sức khỏe, đời sống: Người Việt thường bỏ qua lưu trữ hồ sơ bệnh án cá nhân Mau-benh-an-u-xo-tu-cung-3
Ngoài ra, tại một số bệnh viện/phòng khám tư nhân cũng trang bị hệ thống cổng thông tin điện tử cho người bệnh, cung cấp tài khoản đăng nhập để người bệnh có thể truy cập và tra cứu lại các kết quả KCB trên máy tính cá nhân hoặc các thiết bị di động được hỗ trợ khi có kết nối internet. Ví dụ: Bệnh viện Medlatec, Phòng khám Nha khoa quốc tế Việt Đức…
Tuy nhiên, trong số các bệnh viện có khả năng áp dụng bệnh án điện tử, ứng dụng lại được viết trên những ngôn ngữ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, theo các yêu cầu riêng của từng bệnh viện, và do rất nhiều các nhà cung cấp phần mềm khác nhau xây dựng. Điều này dẫn đến các bệnh viện không thể kết nối thông tin được với nhau.
Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng hệ thống trao đổi bệnh án điện tử, đã hình thành một số hệ thống telemedicine (cung cấp dịch vụ tư vấn KCB từ xa bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin) kết nối các bệnh viện, hoạt động hiệu quả như tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Sở y tế của một số thành phố lớn; nhưng do những hạn chế về mặt chi phí, kỹ thuật, … telemedicine chủ yếu chỉ được áp dụng trong các buổi hội chẩn nhất định, các cơ sơ y tế có khả năng áp dụng không nhiều.1
Gần đây, từ đầu năm 2017, Bộ Y tế phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội đã cho thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân tại ba địa phương đầu tiên là Thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và Phú Thọ. Trạm y tế xã sẽ thực hiện việc tầm soát sức khỏe cho người dân trong diện quản lý sức khỏe theo hồ sơ điện tử. Theo đó, người dân được khám sức khỏe tổng thể, tất cả dữ liệu được nhập vào hệ thống trên mạng, tạo một hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử riêng cho từng cá nhân thông qua mã định danh (ID) và các thông tin bảo mật khác như số điện thoại, số CMND, mã vạch…. Đối với cán bộ, công nhân viên và học sinh, sẽ lấy dữ liệu tại cơ quan, trường học để lập hồ sơ. Mục tiêu nhằm thực hiện CSSK ban đầu, tư vấn và chuyển tuyến. Nhờ sổ sức khỏe điện tử này, mỗi người dân như có một bác sĩ riêng có thể quản lý và theo dõi CSSK của họ trong suốt cuộc đời mà không phải trả chi phí. Với những lợi ích như vậy, nhưng để nhân rộng mô hình này ra cả nước, giúp thông tin sức khỏe của người dân được quản lý thông suốt trong hệ thống y tế, các vấn đề về việc thống nhất mô hình và phần mềm chuẩn quốc gia, kinh phí thực hiện… vẫn còn là một bài toán nan giải.
Sức khỏe, đời sống: Người Việt thường bỏ qua lưu trữ hồ sơ bệnh án cá nhân Picture1
Đối với dữ liệu tiêm chủng, Bộ Y tế cũng đang bắt đầu áp dụng giải pháp số hóa, với Dự án thử nghiệm Sổ tiêm chủng trên Zalo cho người dân (từ 5/11/2016). Từ 1/6/2017, Bộ Y tế đã chính thức đưa vào sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia, tập hợp dữ liệu của 17.000 cơ sở tiêm chủng tại 63 tỉnh, thành phố. Hệ thống này giúp Ngành Y tế quản lý tiêm chủng trọn đời cho mọi người dân từ khi sinh ra theo mã số cá nhân (ID), đồng thời góp phần làm giảm gánh nặng cho cán bộ y tế trong công tác quản lý, báo cáo thống kê. Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử được tích hợp trên hệ thống, người dân cũng có thể theo dõi lịch tiêm chủng, tiền sử tiêm chủng của mình và các thành viên trong gia đình, chủ động đăng ký lịch tiêm trực tuyến, tìm kiếm cơ sở tiêm gần nhất…
Nhìn chung, với điều kiện ứng dụng CNTT tại các cơ sở y tế ở Việt Nam như hiện tại, việc quản lý và lưu trữ dữ liệu bệnh sử vẫn cần phải kết hợp song song hai phương pháp truyền thống và phương pháp điện tử hóa. Điều này dẫn đến hiện tượng tồn tại đồng thời nhiều phiên bản hồ sơ lưu trữ, theo những định dạng, cấu trúc và mã số nhận diện khác nhau để quản lý thông tin bệnh sử của cùng một cá nhân. Bên cạnh đó, việc quản lý dữ liệu về người bệnh dưới dạng thức số hóa còn manh mún, rời rạc, do chưa có những nền tảng cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bài bản, thống nhất, bảo đảm việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các hệ thống như danh mục chung, kiến trúc và thiết kế tổng thể hệ thống thông tin y tế, cơ sở dữ liệu tích hợp, ….. Các hệ thống đã xây dựng chưa hướng đến đồng bộ dữ liệu của một người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị, cũng như chưa có khả năng trao đổi thông tin bệnh sử của cá nhân với nhau.1 Do vậy, khả năng cung cấp kịp thời các thông tin bệnh sử của người bệnh từ hệ thống y tế, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh nhân cấp cứu hoặc chuyển viện là rất hạn chế. Có thể thấy rằng, mức độ sẵn có và đầy đủ của các thông tin này (như lịch sử điều trị y tế, danh sách các thuốc điều trị đã sử dụng, tình trạng dị ứng, nhóm máu…) sẽ giúp nhân viên y tế có được đánh giá khái quát về tình trạng hiện tại của người bệnh, cũng như biết được những loại thuốc điều trị nào sẽ phù hợp với hệ miễn dịch của người bệnh (đặc biệt trong trường hợp người bệnh bị dị ứng hoặc kháng một loại thuốc nào đó), từ đó đưa ra được những chẩn đoán tốt hơn, cùng với phác đồ điều trị nhanh chóng mà không cần phải lặp lại các quy trình thăm khám như thông thường (như xét nghiệm, chụp phim…) vì có xem xét đến tình trạng y tế đã có từ trước của người bệnh. Điều này không chỉ góp phần giảm thiểu các tai biến/biến chứng trong điều trị, đồng thời còn giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian cho KCB.
Trên thực tế, để khai thác thông tin bệnh sử của một cá nhân, ngoài việc tra cứu lại hồ sơ được lưu trữ tại các cơ sở y tế, người bệnh cũng là một mắt xích quan trọng trong việc truyền tải các thông tin bệnh sử của họ tới nhân viên y tế, và làm cho các thông tin này trở nên sẵn có và hữu ích cho các lần KCB tiếp theo. Tại Việt Nam, khi KCB tại cơ sở y tế, người bệnh thường được cung cấp các tài liệu dưới dạng phiên bản rút gọn của hồ sơ bệnh án y khoa để lưu trữ cá nhân. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể mang theo chúng tới các lần thăm khám kế tiếp để bác sĩ đối chiếu lại. Các tài liệu này chủ yếu bao gồm các ghi chú vắn tắt về kết quả chẩn đoán, liệu pháp điều trị (sổ khám bệnh, phiếu khám, đơn thuốc điều trị ngoại trú), hình ảnh chẩn đoán cận lâm sàng (dạng bản giấy, phim ảnh, hoặc file điện tử để tích hợp trên các thiết bị lưu trữ di động, máy tính cá nhân). Qua đó, có thể thấy, người bệnh kết thúc quá trình thăm khám tại cơ sở y tế với việc mang theo nhiều loại tài liệu bệnh sử từ các nhà cung cấp dịch vụ CSSK khác nhau. Các loại tài liệu với sự đa dạng về định dạng lưu trữ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc quản lý, sắp xếp chúng theo cách tập trung tại một nơi; bên cạnh đó là mối quan tâm về khả năng bảo quản lâu dài một số lượng lớn các loại tài liệu bệnh sử cá nhân theo thời gian. Mặt khác, trong trường hợp điều trị nội trú, theo quy định, một số thông tin bệnh sử quan trọng liên quan đến các nội dung chăm sóc, điều trị y tế tại bệnh viện (được thể hiện qua các phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu chăm sóc, tờ điều trị, phiếu công khai thuốc và các thủ thuật trong điều trị…) sẽ được gắn ở đầu giường bệnh để người bệnh được xem và theo dõi tiến trình điều trị tại viện. Tuy nhiên, họ không được cung cấp các tài liệu đó sau khi ra viện để lưu trữ tại nhà. Do đó, đối với người bệnh nội trú, việc tự lưu trữ lại các thông tin bệnh sử này thường khó khăn và ít có hiệu quả.
Như vậy, do những hạn chế trong năng lực lưu trữ cá nhân, người bệnh thường không lưu giữ đầy đủ các tài liệu bệnh sử, hoặc có thể dễ dàng nhầm lẫn, để thất lạc tài liệu, hay không nhớ để mang theo chúng khi cần trong các lần thăm khám tiếp theo. Điều này khiến cho thông tin bệnh sử do người bệnh cung cấp trở nên ít có giá trị tham khảo cho nhân viên y tế trong các lần KCB. Ngoài ra, trong những trường hợp cấp cứu, việc sẵn có các thông tin bệnh sử cần thiết do bệnh nhân lưu trữ để kịp thời cung cấp làm tiền đề cho việc điều trị sẽ là rất khó. Qua đó, có thể thấy, người bệnh dường như phụ thuộc nhiều hơn vào nhà cung cấp dịch vụ CSSK trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân.
myhealth.com.vn

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết