Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay, thường mắc ở người già và bệnh thường phát mỗi khi chuyển mùa từ nóng sang lạnh và phụ nữ thường mắc bệnh với tỉ lệ cao hơn lần nam giới.
Đây là một căn bệnh có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm và khôn lường. Để phát hiện sớm bệnh sớm và có phương pháp điều trị hợp lý ngăn ngừa các biến chứng một cách tốt nhất bạn phải có những hiểu biết cơ bản.
Là một bệnh tự miễn nên bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) tiến triển rất nhanh, rất khó điều trị dứt điểm và thường để lại nhiều biến chứng tàn khốc. Ngoài ảnh hưởng tại khớp như đau, teo cơ, biến dạng khớp..., bệnh còn gây hậu quả nặng nề đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt tàn phế.
Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.
Mất khả năng lao động
Bệnh VKDT gây hủy hoại nhiều khớp với tính chất đối xứng khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực khi vận động.
Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp, ngay từ những năm đầu tiên bị bệnh, người bệnh đã bị sụt giảm chức năng vận động. Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm. Sau 10 năm sẽ có tới 40-60% người bệnh bị mất khả năng lao động.
Nguy cơ tàn phế
Theo các nghiên cứu, có khoảng 89% người bệnh VKDT bị cứng khớp, bàn tay khó nắm và khó đi lại sau 10 năm phát bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.
Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao.
“Khớp đớp vào tim” gây tử vong
VKDT làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 4 lần. Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân VKDT có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng, tuổi thọ của bệnh nhân VKDT thấp hơn và chất lượng sống của họ cũng kém hơn so với người không mắc bệnh này.
Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid,… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể tim, phổi,…, kèm theo các triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da,….
Gây khó thụ thai
Nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh VKDT cao gấp 2 -3 lần nam giới. Điều đáng nói là 25% phụ nữ bị VKDT gặp khó khăn trong việc thụ thai, trong khi chỉ có 16% phụ nữ không bị bệnh này khó mang thai (Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí “Viêm khớp và Thấp khớp” của Đan Mạch)
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài, rất đau đớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế. Cần cảnh giác và thận trọng đối với căn bệnh viêm khớp dạng thấp này. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình của bạn, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu cơ bản để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
Theo Hyluflex.com (tổng hợp)
Đây là một căn bệnh có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm và khôn lường. Để phát hiện sớm bệnh sớm và có phương pháp điều trị hợp lý ngăn ngừa các biến chứng một cách tốt nhất bạn phải có những hiểu biết cơ bản.
Là một bệnh tự miễn nên bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) tiến triển rất nhanh, rất khó điều trị dứt điểm và thường để lại nhiều biến chứng tàn khốc. Ngoài ảnh hưởng tại khớp như đau, teo cơ, biến dạng khớp..., bệnh còn gây hậu quả nặng nề đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt tàn phế.
Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.
Mất khả năng lao động
Bệnh VKDT gây hủy hoại nhiều khớp với tính chất đối xứng khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực khi vận động.
Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp, ngay từ những năm đầu tiên bị bệnh, người bệnh đã bị sụt giảm chức năng vận động. Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm. Sau 10 năm sẽ có tới 40-60% người bệnh bị mất khả năng lao động.
Nguy cơ tàn phế
Theo các nghiên cứu, có khoảng 89% người bệnh VKDT bị cứng khớp, bàn tay khó nắm và khó đi lại sau 10 năm phát bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.
Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao.
“Khớp đớp vào tim” gây tử vong
VKDT làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 4 lần. Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân VKDT có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng, tuổi thọ của bệnh nhân VKDT thấp hơn và chất lượng sống của họ cũng kém hơn so với người không mắc bệnh này.
Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid,… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể tim, phổi,…, kèm theo các triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da,….
Gây khó thụ thai
Nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh VKDT cao gấp 2 -3 lần nam giới. Điều đáng nói là 25% phụ nữ bị VKDT gặp khó khăn trong việc thụ thai, trong khi chỉ có 16% phụ nữ không bị bệnh này khó mang thai (Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí “Viêm khớp và Thấp khớp” của Đan Mạch)
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài, rất đau đớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế. Cần cảnh giác và thận trọng đối với căn bệnh viêm khớp dạng thấp này. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình của bạn, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu cơ bản để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
Theo Hyluflex.com (tổng hợp)