rinhau07
Thành viên gắn bó 0924123634
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam Một lần nữa, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục giành chức Vô địch quốc gia cuộc thi Go Green In The City 2018.
Tại vòng chung kết Cuộc thi Go Green in the City VN năm 2018 được tổ chức vào sáng 17.7.2018 tại Văn phòng Tập đoàn Schneider Electric (Đức) tại VN - chuyên gia hàng đầu về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa; đội tuyển Energy Loop của ĐH Duy Tân đã xuất sắc giành chức Vô địch và đội tuyển Smart Proof cũng của trường giành giải Ba. Không chỉ sở hữu phần thưởng 20.000.000 VNĐ, đội Vô địch của ĐH Duy Tân còn trở thành đại diện duy nhất của VN tham dự vòng Chung kết khu vực Đông Á Cuộc thi Go Green In The City sẽ diễn ra vào tháng 8.2018.
Dự án Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi Ma sát thành Điện năng
“Ý tưởng thực hiện dự án đến với chúng em rất tự nhiên. Đó là sau nhiều chuyến đi ‘phượt’ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, vùng cao, cả nhóm cần sử dụng điện thoại để liên lạc với người nhà, hay chỉ là xem bản đồ nhưng điện thoại lại… hết pin. Trong khi đó, cả nhóm đều nhận ra việc hãm phanh thường xuyên của xe gắn máy khi di chuyển sẽ tạo ra nhiệt năng từ ma sát của má thắng vào bánh xe, liên tục tỏa ra môi trường. Chúng em đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Làm thế nào để tận dụng nguồn năng lượng này phục vụ cho chuyến đi?”. Và Dự án Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng đã ra đời từ đó”, sinh viên Đoàn Thị Thu Hà, thành viên đội Energy Loop, ĐH Duy Tân chia sẻ.
Cả nhóm bắt tay ngay vào thực hiện dự án. Sau một thời gian lên ý tưởng, thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm của Khoa Điện - Điện tử tại ĐH Duy Tân, sản phẩm Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng đã được hoàn thành. Sản phẩm có 3 bộ phận chính gọn nhẹ gồm: (1) dây phanh, (2) dynamo và (3) pin tích trữ điện được lắp vào má phanh của xe gắn máy. Trong quá trình di chuyển, khi tài xế hãm phanh, dynamo bắt đầu hoạt động tạo lực ma sát với bánh xe, thành dòng điện và dòng điện được chuyển đổi, trữ lại trong pin dự phòng gắn trên xe. Dòng điện được tích trong pin dự phòng có thể được dùng trong nhiều hoạt động sinh hoạt như: sạc pin điện thoại, thắp đèn,…
Lần thứ 2 tham gia Cuộc thi Go Green in the City, Nguyễn Thị Thanh, thành viên đội Energy Loop cho biết thêm:“Sản phẩm hoàn thiện đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu từ Ban Tổ chức, phần rất lớn là bởi nhóm nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên Khoa Điện- Điện tử. Các thầy không những chỉ cho nhóm các giải pháp tối ưu để hiện thực hóa ý tưởng, mà còn chia sẻ kinh nghiệm trình bày sản phẩm bằng tiếng Anh thuyết phục người nghe. Và nhờ tham gia cuộc thi, giành giải cao nhất năm 2017, em đã có kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thi năm nay. Cùng với kiến thức, kỹ năng học được trên giảng đường Duy Tân, em và các bạn luôn nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất”.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh là thủ khoa ĐH Duy Tân mùa tuyển sinh năm học 2015 -2016, khi đạt 28,25/30 điểm và là thành viên trong đội Vô địch Cuộc thi Go Green in the City Việt Nam năm 2017.
Dự án Mái nhà xanh
Các sản phẩm pin năng lượng mặt trời xuất hiện tại VN đã khá lâu. Đây là phương tiện hiệu quả khai thác nguồn năng lượng tự nhiên như nắng, nhiệt, sinh khối,... Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các thành viên đội tuyển Smart Proof, một tấm pin năng lượng mặt trời bình thường khi chuyển quang năng thành điện năng chỉ đạt hiệu suất khoảng 20 đến 30%. Với mong muốn phát huy tối đa hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, nâng cao hiệu suất của pin năng lượng mặt trời, các sinh viên của ĐH Duy Tân đã thiết kế tấm pin có thể xoay theo hướng nắng mặt trời, tận dụng liên tục lượng ánh sáng mạnh nhất tại mọi thời điểm trong ngày. Các tấm pin còn được thiết kế có thể tự động xoay về một phía để nước mưa chảy xuống máng xối, làm quay tuabin nước ở dưới tạo ra điện năng. Nguồn điện được tạo ra từ pin năng lượng mặt trời, tuabin nước có thể dùng để thắp sáng, phục vụ cho những nhu cầu cơ bản trong gia đình.
[size][size]
Sinh viên Trần Anh Minh, thành viên đội Smart Proof, ĐH Duy Tân cho biết: “Nhiều năm trở lại đây, việc sử dụng nguồn năng lượng xanh là mối quan tâm của cả thế giới, khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Hy vọng sản phẩm được tạo ra từ những vật liệu thân thiện với môi trường của nhóm, sẽ góp phần vào việc tạo ra nguồn năng lượng hữu ích cho cuộc sống, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường sống”.
Trong số 5 đội vào Chung kết Cuộc thi Go Green in the City VN năm 2018 có 4 đội tuyển đến từ ĐH Duy Tân. Nỗ lực của sinh viên Duy Tân đã được ghi nhận khi Ban Tổ chức trao giải thưởng cao nhất với chức vô địch và giải Ba cho các dự án xuất sắc, khả thi; đồng thời trao giải Nhì cho đội tuyển có 2 thành viên đến từ Học viện Ngoại giao. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, sinh viên ĐH Duy Tân Vô địch quốc gia tại Cuộc thi Go Green In The City. Trước đó, vào năm 2016 là Vô địch Quốc gia với dự án “Hệ thống nuôi tôm sạch không thay nước” và năm 2017 là Vô địch quốc gia với dự án “Hệ thống phát điện mini tận dụng sức nước từ hệ thống cấp nước trong hộ gia đình và pin tạo điện từ nước tiểu”.[/size][/size]
Đội tuyển Energy Loop (gồm sinh viên Nguyễn Thị Thanh - bên trái và Đoàn Thị Thu Hà - bên phải) giành chức Vô địch cuộc thi
Tại vòng chung kết Cuộc thi Go Green in the City VN năm 2018 được tổ chức vào sáng 17.7.2018 tại Văn phòng Tập đoàn Schneider Electric (Đức) tại VN - chuyên gia hàng đầu về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa; đội tuyển Energy Loop của ĐH Duy Tân đã xuất sắc giành chức Vô địch và đội tuyển Smart Proof cũng của trường giành giải Ba. Không chỉ sở hữu phần thưởng 20.000.000 VNĐ, đội Vô địch của ĐH Duy Tân còn trở thành đại diện duy nhất của VN tham dự vòng Chung kết khu vực Đông Á Cuộc thi Go Green In The City sẽ diễn ra vào tháng 8.2018.
Dự án Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi Ma sát thành Điện năng
“Ý tưởng thực hiện dự án đến với chúng em rất tự nhiên. Đó là sau nhiều chuyến đi ‘phượt’ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, vùng cao, cả nhóm cần sử dụng điện thoại để liên lạc với người nhà, hay chỉ là xem bản đồ nhưng điện thoại lại… hết pin. Trong khi đó, cả nhóm đều nhận ra việc hãm phanh thường xuyên của xe gắn máy khi di chuyển sẽ tạo ra nhiệt năng từ ma sát của má thắng vào bánh xe, liên tục tỏa ra môi trường. Chúng em đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Làm thế nào để tận dụng nguồn năng lượng này phục vụ cho chuyến đi?”. Và Dự án Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng đã ra đời từ đó”, sinh viên Đoàn Thị Thu Hà, thành viên đội Energy Loop, ĐH Duy Tân chia sẻ.
Cả nhóm bắt tay ngay vào thực hiện dự án. Sau một thời gian lên ý tưởng, thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm của Khoa Điện - Điện tử tại ĐH Duy Tân, sản phẩm Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng đã được hoàn thành. Sản phẩm có 3 bộ phận chính gọn nhẹ gồm: (1) dây phanh, (2) dynamo và (3) pin tích trữ điện được lắp vào má phanh của xe gắn máy. Trong quá trình di chuyển, khi tài xế hãm phanh, dynamo bắt đầu hoạt động tạo lực ma sát với bánh xe, thành dòng điện và dòng điện được chuyển đổi, trữ lại trong pin dự phòng gắn trên xe. Dòng điện được tích trong pin dự phòng có thể được dùng trong nhiều hoạt động sinh hoạt như: sạc pin điện thoại, thắp đèn,…
Lần thứ 2 tham gia Cuộc thi Go Green in the City, Nguyễn Thị Thanh, thành viên đội Energy Loop cho biết thêm:“Sản phẩm hoàn thiện đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu từ Ban Tổ chức, phần rất lớn là bởi nhóm nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên Khoa Điện- Điện tử. Các thầy không những chỉ cho nhóm các giải pháp tối ưu để hiện thực hóa ý tưởng, mà còn chia sẻ kinh nghiệm trình bày sản phẩm bằng tiếng Anh thuyết phục người nghe. Và nhờ tham gia cuộc thi, giành giải cao nhất năm 2017, em đã có kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thi năm nay. Cùng với kiến thức, kỹ năng học được trên giảng đường Duy Tân, em và các bạn luôn nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất”.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh là thủ khoa ĐH Duy Tân mùa tuyển sinh năm học 2015 -2016, khi đạt 28,25/30 điểm và là thành viên trong đội Vô địch Cuộc thi Go Green in the City Việt Nam năm 2017.
Dự án Mái nhà xanh
Các sản phẩm pin năng lượng mặt trời xuất hiện tại VN đã khá lâu. Đây là phương tiện hiệu quả khai thác nguồn năng lượng tự nhiên như nắng, nhiệt, sinh khối,... Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các thành viên đội tuyển Smart Proof, một tấm pin năng lượng mặt trời bình thường khi chuyển quang năng thành điện năng chỉ đạt hiệu suất khoảng 20 đến 30%. Với mong muốn phát huy tối đa hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, nâng cao hiệu suất của pin năng lượng mặt trời, các sinh viên của ĐH Duy Tân đã thiết kế tấm pin có thể xoay theo hướng nắng mặt trời, tận dụng liên tục lượng ánh sáng mạnh nhất tại mọi thời điểm trong ngày. Các tấm pin còn được thiết kế có thể tự động xoay về một phía để nước mưa chảy xuống máng xối, làm quay tuabin nước ở dưới tạo ra điện năng. Nguồn điện được tạo ra từ pin năng lượng mặt trời, tuabin nước có thể dùng để thắp sáng, phục vụ cho những nhu cầu cơ bản trong gia đình.
Đội tuyển Smart Proof giành giải Ba cuộc thi |
Sinh viên Trần Anh Minh, thành viên đội Smart Proof, ĐH Duy Tân cho biết: “Nhiều năm trở lại đây, việc sử dụng nguồn năng lượng xanh là mối quan tâm của cả thế giới, khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Hy vọng sản phẩm được tạo ra từ những vật liệu thân thiện với môi trường của nhóm, sẽ góp phần vào việc tạo ra nguồn năng lượng hữu ích cho cuộc sống, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường sống”.
Trong số 5 đội vào Chung kết Cuộc thi Go Green in the City VN năm 2018 có 4 đội tuyển đến từ ĐH Duy Tân. Nỗ lực của sinh viên Duy Tân đã được ghi nhận khi Ban Tổ chức trao giải thưởng cao nhất với chức vô địch và giải Ba cho các dự án xuất sắc, khả thi; đồng thời trao giải Nhì cho đội tuyển có 2 thành viên đến từ Học viện Ngoại giao. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, sinh viên ĐH Duy Tân Vô địch quốc gia tại Cuộc thi Go Green In The City. Trước đó, vào năm 2016 là Vô địch Quốc gia với dự án “Hệ thống nuôi tôm sạch không thay nước” và năm 2017 là Vô địch quốc gia với dự án “Hệ thống phát điện mini tận dụng sức nước từ hệ thống cấp nước trong hộ gia đình và pin tạo điện từ nước tiểu”.[/size][/size]