tranduyhung
Thành viên khởi nghiệp 098765432
SMART là một công cụ hữu hiệu trong việc thiết lập mục tiêu học tập và làm việc, được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và việc học tiếng Anh giao tiếp cũng không phải là ngoại lệ. Cùng tìm hiểu về việc sử dụng công cụ thông dụng này trong việc thiết lập mục tiêu học giao tiếp tiếng Anh.
1. SPECIFIC – CỤ THỂ
Đặt mục tiêu học tiếng Anh giao tiếp thì phải cụ thể, rõ ràng thì bạn mới nắm bắt được và có kế hoạch hiệu quả để đạt được nó. Nhiều bạn vẫn đặt ra những mục tiêu rất mơ hồ khi học tiếng Anh giao tiếp như “Học để nói tiếng Anh như gió”, bạn không hình dung được là nói tiếng Anh như gió là như thế nào, là nói liên tục bằng tiếng Anh mà không bị vấp hay nói tiếng Anh không sai một âm, một từ nào… Vì chưa hình dung được nên khó mà xây dựng kế hoạch học tiếng Anh hiệu quả được.
2. M – MEASURABLE – ĐO LƯỜNG ĐƯỢC
Bạn học tiếng Anh cần phải đo lượng được mức độ đạt kết quả thì mới có hiệu quả trong việc đặt mục tiêu. Một ví dụ đơn giản như bạn đặt mục tiêu: “Hôm nay học hết 5 từ vựng của bài giao tiếp 1”, như vậy mục tiêu này đã có thể đo lượng được kết quả của bản thân khi thực hiện.
3. ATTAINABLE – CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC
Bạn đặt mục tiêu mà xa vời, không khả thi, không thể đạt được thì rõ ràng kết quả sau cùng là bạn thất bại với mục tiêu đó, bạn có thể bị mất động lực. Thế cho nên khi đặt mục tiêu phải “trong tầm với” của bạn. Ví như mục tiêu “Học thuộc 20 từ vựng mỗi ngày” là một mục tiêu không tưởng với bạn nhưng mục tiêu “Học thuộc 5 từ vựng mỗi ngày” lại rất khả thi, rất có thể đạt được điều đó. Sau khi đạt được mục tiêu này trong nhiều ngày rồi, bạn có thể nâng dần số lượng từ lên khi bạn đã cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt của bạn thân và mục tiêu cũ trở thành “muỗi” đối với bạn.
4. RELEVANT – THỰC TẾ
Thực tế tức là không viển vông. Ví dụ bạn đặt mục tiêu “Nói tiếng Anh giống hệt người bản ngữ”, mục tiêu này thiếu thực tế vì bạn là người Việt Nam, dù có giỏi đến mấy cũng không bao giờ giống hệt họ được. Mục tiêu thiếu thực tế như vậy thì khó mà hoàn thành.
5. TIME – BOUND – CÓ THỜI HẠN
Đặt mục tiêu mà không có thời hạn thì sẽ chẳng biết bao giờ để mà hoàn thành nó. Bạn bảo mục tiêu của bạn là “Học được 50 câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng”, nhưng bạn lại chẳng đặt ra thời hạn, vậy thì bạn sẽ hoàn thành nó ra sao đây? 5 ngày, 10 ngày hay 20 ngày nữa bạn sẽ hoàn thành?
5 yếu tố nêu trên khi bạn chắp bút đặt mục tiêu học tiếng Anh giao tiếp lại ghép lại thành một từ cực kỳ ý nghĩa là SMART – THÔNG MINH. Vậy hẳn bạn muốn mình đặt mục tiêu thật là thông minh đúng không nào? Vậy còn chần chờ gì nữa, rà soát lại mục tiêu của mình và điều chỉnh lại cho phù hợp với tiêu chí THÔNG MINH ngay thôi!!!
Nguồn: http://hoctienganhgiaotiephieuqua.com/dat-muc-tieu-hoc-tieng-anh-giao-tiep-hieu-qua-voi-cong-cu-smart/
1. SPECIFIC – CỤ THỂ
Đặt mục tiêu học tiếng Anh giao tiếp thì phải cụ thể, rõ ràng thì bạn mới nắm bắt được và có kế hoạch hiệu quả để đạt được nó. Nhiều bạn vẫn đặt ra những mục tiêu rất mơ hồ khi học tiếng Anh giao tiếp như “Học để nói tiếng Anh như gió”, bạn không hình dung được là nói tiếng Anh như gió là như thế nào, là nói liên tục bằng tiếng Anh mà không bị vấp hay nói tiếng Anh không sai một âm, một từ nào… Vì chưa hình dung được nên khó mà xây dựng kế hoạch học tiếng Anh hiệu quả được.
2. M – MEASURABLE – ĐO LƯỜNG ĐƯỢC
Bạn học tiếng Anh cần phải đo lượng được mức độ đạt kết quả thì mới có hiệu quả trong việc đặt mục tiêu. Một ví dụ đơn giản như bạn đặt mục tiêu: “Hôm nay học hết 5 từ vựng của bài giao tiếp 1”, như vậy mục tiêu này đã có thể đo lượng được kết quả của bản thân khi thực hiện.
3. ATTAINABLE – CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC
Bạn đặt mục tiêu mà xa vời, không khả thi, không thể đạt được thì rõ ràng kết quả sau cùng là bạn thất bại với mục tiêu đó, bạn có thể bị mất động lực. Thế cho nên khi đặt mục tiêu phải “trong tầm với” của bạn. Ví như mục tiêu “Học thuộc 20 từ vựng mỗi ngày” là một mục tiêu không tưởng với bạn nhưng mục tiêu “Học thuộc 5 từ vựng mỗi ngày” lại rất khả thi, rất có thể đạt được điều đó. Sau khi đạt được mục tiêu này trong nhiều ngày rồi, bạn có thể nâng dần số lượng từ lên khi bạn đã cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt của bạn thân và mục tiêu cũ trở thành “muỗi” đối với bạn.
4. RELEVANT – THỰC TẾ
Thực tế tức là không viển vông. Ví dụ bạn đặt mục tiêu “Nói tiếng Anh giống hệt người bản ngữ”, mục tiêu này thiếu thực tế vì bạn là người Việt Nam, dù có giỏi đến mấy cũng không bao giờ giống hệt họ được. Mục tiêu thiếu thực tế như vậy thì khó mà hoàn thành.
5. TIME – BOUND – CÓ THỜI HẠN
Đặt mục tiêu mà không có thời hạn thì sẽ chẳng biết bao giờ để mà hoàn thành nó. Bạn bảo mục tiêu của bạn là “Học được 50 câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng”, nhưng bạn lại chẳng đặt ra thời hạn, vậy thì bạn sẽ hoàn thành nó ra sao đây? 5 ngày, 10 ngày hay 20 ngày nữa bạn sẽ hoàn thành?
5 yếu tố nêu trên khi bạn chắp bút đặt mục tiêu học tiếng Anh giao tiếp lại ghép lại thành một từ cực kỳ ý nghĩa là SMART – THÔNG MINH. Vậy hẳn bạn muốn mình đặt mục tiêu thật là thông minh đúng không nào? Vậy còn chần chờ gì nữa, rà soát lại mục tiêu của mình và điều chỉnh lại cho phù hợp với tiêu chí THÔNG MINH ngay thôi!!!
Nguồn: http://hoctienganhgiaotiephieuqua.com/dat-muc-tieu-hoc-tieng-anh-giao-tiep-hieu-qua-voi-cong-cu-smart/