Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Bạn có biết cách dùng trà dây cao bằng sao cho có hiệu quả nhất FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Bạn có biết cách dùng trà dây cao bằng sao cho có hiệu quả nhất FfWzt02
 


#1

17.06.16 20:44

bancaythuoc

bancaythuoc

Thành viên gắn bó
0905169739
Thành viên gắn bó

Cây chè dây

⇒Ramulus Ampelopsis

Tên khác:

⇒Chè hoàng gia, Song nho Quảng Đông.

Tên khoa học:

⇒Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, họ Nho (Vitaceae)

Mô tả chè dây:

⇒Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.
⇒Ra hoa tháng 6, có quả tháng 10.
Sức khỏe, đời sống: Bạn có biết cách dùng trà dây cao bằng sao cho có hiệu quả nhất Tra_day_cao_bang

Cây trà dây

Bộ phận dùng:

⇒Lá, cành phơi hay sấy khô của cây Trà dây (Ampelopsis cantoniensis).

Phân bố:

⇒Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc dại theo bờ bụi ở nhiều nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An... tới Lâm Đồng, Đồng Nai.

Thu hái:

⇒Dây và lá tươi quanh năm, lá, loại bỏ lá sâu, già úa, phơi khô.

Tác dụng dược lý:

⇒ Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.

Thành phần hoá học:

⇒Flavonoid, tanin.

Công năng:

⇒Giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

Công dụng:

⇒Chữa đau dạ dày, giải độc trong cơ thể, làm nước giải khát.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày10-50g pha uống như chè, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Chè dây và bệnh loét dạ dày

⇒Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau khi ăn các thức ăn chua, cay nhiều, hoặc khi căng thẳng thần kinh...
⇒Bệnh này nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày...
⇒Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta (khoảng 6 - 7% dân số). Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở người lớn tỉ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em.
⇒Các nhà khoa học đã có nhiều giả thuyết, song mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học Australia mới có công trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân chính gây bệnh. Viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori.
⇒Ngoài ra, yếu tố phát sinh bệnh còn do thuốc lá, bia rượu, trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, các loại thuốc kháng viêm...
⇒Chữa chứng viêm loét dạ dày – tá tràng không quá khó! Ngoài chế độ ăn uống hợp lí (hạn chế thức ăn chua, cay, tuyệt đối không uống bia, rượu), người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
⇒Hiện nay, Đông dược vẫn được nhiều người sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn. Chè dây được xem như một loại thuốc đặc trị chữa các bệnh liên quan tới dạ dày.
⇒Theo nghiên cứu của các nhà y dược học Việt Nam thì tác dụng nổi trội của Chè dây là diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp vết loét liền sẹo, cắt cơn đau nhanh chóng và an thần.
⇒Bên cạnh đó, hàm lượng lớn flavonoid trong Chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, sử dụng Chè dây không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng dài ngày.

 Chè dây hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày

⇒Chè dây còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ..., có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae).
⇒ Đây là một loại cây leo, mọc hoang ở trong rừng Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu.
⇒Theo y học cổ truyền, chè dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp...
⇒ Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.
⇒Trên cơ sở thừa kế kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, các nhà khoa học nước ta đã đi sâu khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về chè dây trong điều kiện bệnh lý viêm loét dạ dày-hành tá tràng, với sản phẩm viên nang Ampelop.
⇒Loại thuốc này về thành phần chủ yếu là cao chè dây (80% flavonoid) có tác dụng tiệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori (tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng), giảm tiết axit dịch vị, chống viêm giảm đau và làm liền sẹo nhanh ổ loét. Ngoài ra Ampelop còn có tác dụng an thần.
⇒Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin..., cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài.
⇒Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.
⇒Chè Dây sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi, ở huyện chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang Theo kinh nghiệm dân gian chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh đau dạ dày, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
⇒Kết quả phân tích thành phần của Chè Dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất Flavonoid và tanin ;chứa 2 loại đường Glucase và Rhamnese. Kết quả nghiên cứu chè Dây chữa viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau:
⇒ Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày;
⇒Chè Dây cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%. Sử dụng chè Dây bạn hoàn toàn yên tâm đó là loại chè sạch, không gây độc và không có tác dụng phụ.

Cách dùng Trà dây Cao bằng hiệu quả nhất

Đối với các trường hợp ợ hơi,đầy bụng khó tiêu, loét, đại tràng nên dùng liều lượng vùa phải từ 40 - 50g nấu uống thay nước hàng ngày, pha như trà hoặc nấu xong để nguội cho vào chai lớn đem đi uống thay nước, (với người không có thời gian như người làm văn phòng hay công nhân, công chức, viên chức ...)
Đối với trường hợp viêm, đang viêm,diệt vi khuẩn HP nên uống đặc trước bữa ăn sáng 30 phút đến một tiếng là tốt nhất 
Chú ý: Độ đậm đặc khi uống tùy vào từng người như người mới uống thì tăng dần cho đến khi cẩm giác đậm đặc, còn người dùng quen thì uống lượng đậm đặc theo thói quen và mức độ đậm thường dùng thích hợp là được
Nói chung người mới uoóng nên uống loãng sau đó tăng dần độ đậm đặc lên dần cho cơ thể và vị giác thích nghi cho dễ uống và hiệu quả, tránh tường hợp lúc đầu uống đặc quá gây xốn ruột và nôn nao khó chịu

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết