huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .Hà Nội vừa phê duyệt dự thảo triển khai quy hoạch ngoài trời đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 nhằm quản lý hiệu quả bảng quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên, việc thu hồi hơn 400 bảng quảng cáo trên địa bàn Hà Nội để đấu thầu sẽ đẩy các đơn vị thi công biển quảng cáo sở hữu đến nguy cơ phá sản.
Mới đây, 20 doanh nghiệp quảng cáo thuộc thành viên của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét những điểm bất hợp lý trong việc phê duyệt dự thảo triển khai quy hoạch ngoài trời ngoài trời đến năm 2020, định hướng đến năm 2050.
Cụ thể, tháng 5/2018, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thủ đô đến năm 2020, định hướng 2050 theo Quyết định số 1997/QĐ-UB. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý có hiệu quả và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại, tuyên truyền chính trị bằng bảng ngoài trời.
Tuy nhiên, việc quy hoạch quảng cáo với một số quy định mới sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp trên diện rộng đến nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh quảng cáo ngoài trời trên địa bàn do dự thảo kế hoạch triển khai còn nhiều bất cập.
Đơn kêu cứu của các doanh nghiệp quảng cáo chỉ rõ, Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định này không tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, lấy ý kiến tổ chức cá nhân khi xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 37 Luật Quảng cáo năm 2012 thì việc quy hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi; Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước, trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật; Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.
Thực tế, ngày 17/8/2018 trong bản dự thảo lần 2, UBND TP. Hà Nội đã lấy ý kiến của một số ban ngành liên quan góp ý vào bản dự thảo, tuy nhiên gần 1 tháng nay, về phía các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam vẫn chưa nhận được đề nghị góp ý kiến vào bản dự thảo đó.
Đặc biệt, Quyết định số 1997/QĐ-UBND và bản Dự thảo kế hoạch triển khai chưa tuân thủ đầy đủ nguyên tắc ưu tiên, kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch khi xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
Trong bản dự thảo lần 2, mục 2 phần IV quy định về tổ chức thực hiện, thời gian, phân công trách lại lại quy định “Đối với những vị trí quảng cáo được kế thừa, điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/1/2013 của UBND thành phố được tiếp tục thực hiện sau 03 tháng kể từ ngày ban hành kế hoạch này. Sau đó sẽ thu hồi vị trí để tổ chức đấu thầu theo quy định”.
Thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng?
Theo Ông Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam: Nếu Thành phố thu hồi trên 400 bảng quảng cáo này để đấu thầu lại thì có thể gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản cũng như ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng nghìn người lao động.
Trong trường hợp đó, mục tiêu của Quyết định số 1997/QĐ-UBND trong việc: “Đảm bảo tính công bằng, minh bạch và khả thi sau khi quy hoạch được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo ổn định và phát triển” sẽ không đạt được mà còn ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Ông Ngữ cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, UBND Hà Nội cũng chưa ban hành quy định về việc đấu thầu các bảng quảng cáo ngoài trời để các doanh nghiệp được biết và có phản hồi cũng như có phương án bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết, Luật Quảng cáo và Nghị định 181 của Chính phủ có quy định mọi vị trí quảng cáo đều phải qua đấu thầu. Bản thân các doanh nghiệp quảng cáo cũng cơ bản nhất trí với phương án đầu thầu.
“Các doanh nghiệp hiện nay lo bị thu hồi các vị trí, mất trắng tài sản. Đứng về phía các doanh nghiệp có cả 1 quá trình dài đầu tư các biển quảng cáo thì đương nhiên sẽ lo lắng”, vị này cho hay. Tuy nhiên, trong kế hoạch cũng ghi rõ ưu tiên cho các đơn vị đang có ở trên vị trí đó. Hiện tại, cơ bản cần xác định sau khi thu hồi thì đấu thầu ra sao, ưu tiên như thế nào đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Mới đây, 20 doanh nghiệp quảng cáo thuộc thành viên của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét những điểm bất hợp lý trong việc phê duyệt dự thảo triển khai quy hoạch ngoài trời ngoài trời đến năm 2020, định hướng đến năm 2050.
Cụ thể, tháng 5/2018, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thủ đô đến năm 2020, định hướng 2050 theo Quyết định số 1997/QĐ-UB. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý có hiệu quả và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại, tuyên truyền chính trị bằng bảng ngoài trời.
Tuy nhiên, việc quy hoạch quảng cáo với một số quy định mới sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp trên diện rộng đến nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh quảng cáo ngoài trời trên địa bàn do dự thảo kế hoạch triển khai còn nhiều bất cập.
Đơn kêu cứu của các doanh nghiệp quảng cáo chỉ rõ, Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định này không tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, lấy ý kiến tổ chức cá nhân khi xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 37 Luật Quảng cáo năm 2012 thì việc quy hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi; Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước, trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật; Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.
Thực tế, ngày 17/8/2018 trong bản dự thảo lần 2, UBND TP. Hà Nội đã lấy ý kiến của một số ban ngành liên quan góp ý vào bản dự thảo, tuy nhiên gần 1 tháng nay, về phía các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam vẫn chưa nhận được đề nghị góp ý kiến vào bản dự thảo đó.
Đặc biệt, Quyết định số 1997/QĐ-UBND và bản Dự thảo kế hoạch triển khai chưa tuân thủ đầy đủ nguyên tắc ưu tiên, kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch khi xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
Trong bản dự thảo lần 2, mục 2 phần IV quy định về tổ chức thực hiện, thời gian, phân công trách lại lại quy định “Đối với những vị trí quảng cáo được kế thừa, điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/1/2013 của UBND thành phố được tiếp tục thực hiện sau 03 tháng kể từ ngày ban hành kế hoạch này. Sau đó sẽ thu hồi vị trí để tổ chức đấu thầu theo quy định”.
Thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng?
Theo Ông Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam: Nếu Thành phố thu hồi trên 400 bảng quảng cáo này để đấu thầu lại thì có thể gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản cũng như ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng nghìn người lao động.
Trong trường hợp đó, mục tiêu của Quyết định số 1997/QĐ-UBND trong việc: “Đảm bảo tính công bằng, minh bạch và khả thi sau khi quy hoạch được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo ổn định và phát triển” sẽ không đạt được mà còn ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Ông Ngữ cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, UBND Hà Nội cũng chưa ban hành quy định về việc đấu thầu các bảng quảng cáo ngoài trời để các doanh nghiệp được biết và có phản hồi cũng như có phương án bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết, Luật Quảng cáo và Nghị định 181 của Chính phủ có quy định mọi vị trí quảng cáo đều phải qua đấu thầu. Bản thân các doanh nghiệp quảng cáo cũng cơ bản nhất trí với phương án đầu thầu.
“Các doanh nghiệp hiện nay lo bị thu hồi các vị trí, mất trắng tài sản. Đứng về phía các doanh nghiệp có cả 1 quá trình dài đầu tư các biển quảng cáo thì đương nhiên sẽ lo lắng”, vị này cho hay. Tuy nhiên, trong kế hoạch cũng ghi rõ ưu tiên cho các đơn vị đang có ở trên vị trí đó. Hiện tại, cơ bản cần xác định sau khi thu hồi thì đấu thầu ra sao, ưu tiên như thế nào đảm bảo tính công khai, minh bạch.