hongdiepym
Thành viên khởi nghiệp 01278096636
Chữ viết tay được xem là thứ tài sản quý của con người và ở góc độ giáo dục, dạy cho học sinh cách luyện viết chữ đẹp là một trong những nhiệm vụ đầu tiên, cần thiết và quan trọng dành cho giáo viên tiểu học.
Ông bà xưa có câu "Nét chữ - Nết người", nhìn vào nét thanh, nét đậm của từng con chữ, người ta có thể phỏng đoán được tính cách, tâm hồn của người viết. Phong trào luyện và thi viết chữ đẹp có lẽ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn tại Việt Nam vào khoảng năm 2002 và đang bắt đầu phát triển mạnh. Tại các trường tiểu học, hàng năm vào thời điểm cuối học kỳ II, hầu hết các khối lớp đều chọn ra những bé có khả năng viết chữ đẹp tham gia các cuộc thi cấp quận huyện, tỉnh thành. Cùng mục tiêu giữ gìn vẻ đẹp cho chữ viết tay truyền thống, thời gian gần đây còn có sự góp sức của các thầy cô giáo - nghệ nhân với nét chữ thanh đậm truyền thần như thầy giáo Phạm Thế Vinh, cô Như Ý, cô Hoàng Ly...
Theo thầy Vinh, rèn chữ cũng như rèn người, cần có sự kiên trì, nhẫn nại, sử dụng phương pháp đúng, dùng cây bút chất lượng ổn định và phù hợp. Nét chữ hài hòa không chỉ làm đẹp văn bản, mà còn thể hiện thái độ tôn trọng người đọc, cảm xúc của người viết và tình yêu dành cho từng con chữ. Ở cái tuổi gần 70, thầy Vinh vẫn sang sảng truyền lại những bí quyết viết chữ đẹp cho rất nhiều thầy cô giáo, chuyên viên ở cấp bậc tiểu học toàn quốc
Chính các thầy cô sẽ truyền lại ngọn lửa đam mê vẻ đẹp từ chữ viết truyền thống cho các em học sinh ngay từ những nét bút đầu đời, góp phần hình thành nhân cách về sau. Ở góc độ giáo dục, chữ viết đẹp giúp các em tập trung tiếp thu bài học tốt hơn. Vì khi đó, những lời giảng thấm vào lòng, kho tàng kiến thức mở ra, sức mạnh tri thức sẽ giúp các em có cuộc sống tốt hơn và đất nước ắt hẳn sẽ ngày càng có nhiều thế hệ trẻ tài năng trong tương lai.
Nhiều thầy cô cho biết, trước giờ vẫn nghĩ viết chữ đẹp chỉ cần có "hoa tay", nhưng thật ra viết chữ đẹp không khó. Bên cạnh năng khiếu, người viết cần có sự rèn luyện chăm chỉ, phương pháp cầm bút đúng cách và một cây bút luyện chữ có chất lượng tốt
Ông bà xưa có câu "Nét chữ - Nết người", nhìn vào nét thanh, nét đậm của từng con chữ, người ta có thể phỏng đoán được tính cách, tâm hồn của người viết. Phong trào luyện và thi viết chữ đẹp có lẽ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn tại Việt Nam vào khoảng năm 2002 và đang bắt đầu phát triển mạnh. Tại các trường tiểu học, hàng năm vào thời điểm cuối học kỳ II, hầu hết các khối lớp đều chọn ra những bé có khả năng viết chữ đẹp tham gia các cuộc thi cấp quận huyện, tỉnh thành. Cùng mục tiêu giữ gìn vẻ đẹp cho chữ viết tay truyền thống, thời gian gần đây còn có sự góp sức của các thầy cô giáo - nghệ nhân với nét chữ thanh đậm truyền thần như thầy giáo Phạm Thế Vinh, cô Như Ý, cô Hoàng Ly...
Theo thầy Vinh, rèn chữ cũng như rèn người, cần có sự kiên trì, nhẫn nại, sử dụng phương pháp đúng, dùng cây bút chất lượng ổn định và phù hợp. Nét chữ hài hòa không chỉ làm đẹp văn bản, mà còn thể hiện thái độ tôn trọng người đọc, cảm xúc của người viết và tình yêu dành cho từng con chữ. Ở cái tuổi gần 70, thầy Vinh vẫn sang sảng truyền lại những bí quyết viết chữ đẹp cho rất nhiều thầy cô giáo, chuyên viên ở cấp bậc tiểu học toàn quốc
Chính các thầy cô sẽ truyền lại ngọn lửa đam mê vẻ đẹp từ chữ viết truyền thống cho các em học sinh ngay từ những nét bút đầu đời, góp phần hình thành nhân cách về sau. Ở góc độ giáo dục, chữ viết đẹp giúp các em tập trung tiếp thu bài học tốt hơn. Vì khi đó, những lời giảng thấm vào lòng, kho tàng kiến thức mở ra, sức mạnh tri thức sẽ giúp các em có cuộc sống tốt hơn và đất nước ắt hẳn sẽ ngày càng có nhiều thế hệ trẻ tài năng trong tương lai.
Nhiều thầy cô cho biết, trước giờ vẫn nghĩ viết chữ đẹp chỉ cần có "hoa tay", nhưng thật ra viết chữ đẹp không khó. Bên cạnh năng khiếu, người viết cần có sự rèn luyện chăm chỉ, phương pháp cầm bút đúng cách và một cây bút luyện chữ có chất lượng tốt