Tìm hiểu về cấu tạo hệ thống ray treo và bi của vách ngăn di động
Công ty TNHH Xây Dựng An Thuận Phát xin giới thiệu đến quý khách hàng về cấu tạo hệ thống ray treo và bi của vách ngăn di động để các bạn hiểu hơn về cách lắp đặt vách ngăn di động.
* Hệ thống ray và bi:
+ Ray được treo bởi hệ thống tay treo và tay chống lắc. Tay treo một đầu bắn trực tiếp lên trần bê tông hoặc xà gồ sắt thông qua 1 bản mã sắt hình V75x75x5, một đầu liên kết với ray bằng bulong tại các khe định hình đúc sẵn trên ray.
+ Tay chống lắc bắt xiên 1 góc 45 độ có tác dụng giữ ray không lắc ngang trong quá trình vách di chuyển. Với những công trình có khoảng cách từ trần xuống mặt ray lớn thì cần tạo một hệ thống giàn không gian chịu lực để đảm bảo cho quá trình treo và di chuyển của vách được chắc chắn.
+ Phần ray định hình: Phần ray treo bắt trên trần nhà, được đúc bằng hợp kim nhôm tạo độ bền chắc nhưng lại rất nhẹ để giảm tải trọng trần. Trên ray có các râu nhôm đúc sẵn có tác dụng tạo các liên kết với các chi tiết khác của hệ thống ray.
+ Hệ thống Bi: Có nhiệm vụ liên kết giữa tấm vách và ray treo, hệ thống bi cũng chính là một trong những bộ phận chủ yếu giúp vách có thể chuyển động trượt trên ray. Để có thể đảm bảo nhiệm vụ trên thì bi phải có kết cấu thật chắc chắn có sức chịu lực tốt, chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru. Vì thế hệ thống bi được thiết kế bao gồm 2 tầng, mỗi một tầng bi tì lên 1 râu nhôm bố trí lệch nhau phía trong ray, bao quanh vòng bi là 1 lớp nhựa đúc và Inox chống vỡ.Với lớp nhựa đúc và Inox này bi sẽ chịu được lực tì lớn hơn và chuyển động nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
[size]
* Cơ chế hoạt động:
+ Bi chịu lực chạy trược 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
+ Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
+ Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
+ Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.
[/size][size]
* Hệ thống tấm vách:
- Các tấm vách có kích thước đồng đều bằng nhau được liên kết với nhau tạo ra một hệ vách. Đây chính là hệ thống đem lại công năng chính của vách di động với yêu cầu vững chắc và thẩm mỹ. Vì vậy tấm vách được cấu tạo gồm 2 phần là: Bộ chuyển động bên trong tấm vách và khung xương và bề mặt vách.
+ Khung xương và bề mặt vách: Khung xương của vách được tạo thành từ các hệ thống sắt hộp liên kết hàn tạo độ vững chắc cho vách. Trên khung xương được hàn 1 bảng mã để liên kết với bi trượt. Bề mặt được làm từ rất nhiều chất liệu như: Verneer, Melamine, vải nỉ… hoặc có thể kết hợp các loại chất liệu khác và các tông màu khác nhau để tạo ra bề mặt phù hợp với các phong cách màu sắc khác nhau.
+ Bộ chuyển động bên trong tấm vách: Bộ chuyển động là cơ cấu sắt dùng để điều khiển hai chân đạp lên trần và xuống dưới mặt sàn giúp cố định vách khi ngăn phòng. Đồng thời điều khiển chân đạp thu vào bên trong tấm vách khi cần di chuyển tấm vách. Toàn bộ hệ chuyển động được điều khiển bằng 1 tay quay rời. Khi cần điều khiển chân đạp, tay quay sẽ được đưa vào lỗ khóa bố trí trên tấm vách.
Thân Gửi Quý Khách ! Chúng tôi vừa giới thiệu đến quý khách hàng quy luật và cơ chế hoạt động của hệ thống ray và bi cùng hệ thống tấm vách ngăn di động để các bạn tham khảo. Qúy khách đang có nhu cầu lắp đặt vách ngăn di động hãy liên hệ với chúng tôi 24/24 theo số Hotline: 0985 167 155
[/size]
=======================
Thiết kế [b]Vách ngăn nội thất, lắp đặt Vách ngăn di động, vách ngăn vệ sinh giá tốt nhất tại Hà Nội[/b]
|
|