Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu FfWzt02
 


#1

31.01.19 9:18

lylyz

lylyz

Thành viên gắn bó
01626265454
Thành viên gắn bó
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .Hiện tại, chúng ta có khoảng hơn 100 loại kháng sinh. Nhưng đã có vi khuẩn kháng được tất cả các loại thuốc hiện có.
Novartis (Thụy Sĩ), một trong những hãng dược phẩm lớn nhất hành tinh, tuần trước vừa tuyên bố rút khỏi công cuộc nghiên cứu kháng sinh và thuốc chống virus mới. Đáng chú ý hơn, động thái này nằm trong một xu hướng chung: Trước đó 4 công ty dược phẩm lớn khác là AstraZeneca (Anh), Sanofi (Pháp), Eli Lilly (Mỹ) và Allergan (Ireland) cũng đã dừng nghiên cứu kháng sinh vì mảng này không đem lại lợi nhuận.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học trên tạp chí Nature Biotechnology, hiện tại chỉ còn 4 hãng dược phẩm lớn duy trì chương trình nghiên cứu kháng sinh là Merck (Đức), Roche (Thụy Sĩ), GlaxoSmithKline (Anh) và Pfizer (Mỹ). Kể từ đầu thế kỷ cho tới nay, có 12 loại thuốc kháng sinh mới được phê duyệt để tới tay bệnh nhân, nhưng đa phần là các kháng sinh không mạnh.
Sự rút lui của các công ty dược phẩm lớn đang đi ngược lại lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhằm tìm ra các loại thuốc mới giúp con người chiến thắng trong cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh.
Ngay tại thời điểm này, mỗi ngày trên thế giới có trung bình gần 2.000 người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, con số có thể tăng gấp 15 lần vào năm 2050, theo một báo cáo ủy quyền bởi chính phủ Anh.
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu Photo-1-15325012252711694778001
Cạn kiệt kháng sinh: Các công ty dược phẩm lớn nhất thế giới lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu.
Vì lợi nhuận
Tuyên bố đóng cửa chương trình thuốc kháng sinh và kháng virus được Novartis đưa ra trước khi sa thải 140 nhân viên nghiên cứu tại trụ sở Emeryville, California.
« Trong khi khoa học phía sau các lĩnh vực này rất hấp dẫn, chúng tôi đã quyết định ưu tiên nguồn lực của mình vào các lĩnh vực khác, nơi mà chúng tôi tin rằng mình đang có vị thế tốt hơn để phát triển các loại thuốc tân tiến vì lợi ích của bệnh nhân« , Novartis cho biết.
Công ty sẽ bán các bản quyền hoặc kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2 năm của mình, kể từ năm 2016 khi họ quyết định tham gia vào công cuộc tìm kiếm kháng sinh mới, nhưng đến giờ đã bỏ cuộc.
Không khó để đoán được lý do chính đằng sau sự rút lui của Novartis, hay trước đó là các hãng dược phẩm tên tuổi khác như AstraZeneca, Sanofi, Eli Lilly và Allergan. Đó là việc nghiên cứu kháng sinh mới ngày càng trở nên khó khăn hơn và ngay cả khi nó thành công, các loại thuốc mới cũng không đem về lợi nhuận.
Trung bình, các hãng dược phẩm cần chi khoảng 1,2 tỷ USD để phát triển thành công một loại kháng sinh mới. Nếu nó thất bại, công ty sẽ phải chịu mức tổn thất còn lớn hơn thế, lên tới 2,5 tỷ USD. Ở phía thị trường, họ chỉ có thể bán kháng sinh ở mức giá 20-200 USD cho một đợt điều trị ngắn hạn từ 1-2 tuần.
Tính toán cho thấy lợi nhuận không thể bù đắp cho chi phí đầu tư phát triển. Nhất là với các loại kháng sinh mới, chúng được khuyến cáo nên dự trữ và chỉ dùng khi các kháng sinh cũ không cho tác dụng. Điều này dự đoán doanh số bán kháng sinh mới sẽ còn thảm hại hơn nữa, bóp nghẹt lợi nhuận của các công ty.
Cũng chính vì lí do này, các công ty dược phẩm bao gồm cả Novartis đều muốn hướng đến các thị trường béo bở hơn bao gồm thuốc chữa ung thư, các bệnh mạn tính như tiểu đường, hay thậm chí là thuốc chống rối loạn cương dương bán còn lãi hơn cả kháng sinh
Giả dụ, một đợt điều trị ung thư trung bình của một bệnh nhân phải dùng đến 20.000 USD tiền thuốc, gấp từ 100-1.000 lần kháng sinh. Còn câu chuyện với các bệnh mạn tính như tiểu đường là bệnh nhân phải mua thuốc cả đời, chứ không chỉ 1-2 tuần như điều trị nhiễm khuẩn.
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu Photo-1-15325019410312095435537
Lợi nhuận từ thuốc kháng sinh không bù đắp được chi phí nghiên cứu đắt đỏ
Dễ làm, khó bỏ
Trong quá khứ, các loại kháng sinh mới được tìm ra bằng cách đơn giản là nuôi cấy vi sinh vật như nấm hoặc vi khuẩn phân lập được từ đất hoặc thực vật. Các nhà khoa học đã dùng cách này để tìm ra penicillin, cephalosporin, aminoglycoside, rifamycin, tetracycline… cho đến các loại kháng sinh dòng glycopeptide.
Nguyên lý là chọn lọc tự nhiên đã giúp một số vi sinh vật tạo ra những chất hóa học, có khả năng giết chết các vi sinh vật khác bao gồm vi khuẩn đang cạnh tranh không gian sống và chiếm thức ăn xung quanh chúng.
Chỉ cần một mô hình thí nghiệm đơn giản – một ít đất, một bình nuôi cấy, một ống chiết tách, một đĩa thí nghiệm và lồng ấp – là các nhà khoa học đã có thể tìm ra kháng sinh mới.
Sau đó, họ chỉ cần tinh chỉnh lại các phân tử hóa học một chút, chuyển giao cho các hãng dược phẩm sản xuất thương mại và bán ra thị trường.
Vấn đề bắt đầu ở đây. Khi những thí nghiệm quá dễ dàng, và vi khuẩn trong đất thì « với tay là có« , mọi nhà khoa học và các hãng dược phẩm đã đổ xô vào nghiên cứu và tìm được hàng chục đến hàng trăm loại kháng sinh khác nhau.
Thậm chí, con người đã từng có dư thừa kháng sinh để sử dụng. « Tụ cần khuẩn kháng kháng sinh ư? Hãy chọn một loại thuốc mới« , đó là quảng cáo của Abbott năm 1954, khi họ tìm ra được erythrocin.
Thị trường thuốc kháng sinh cũng liên tục phát triển vào khoảng thời gian từ năm 1940-1970, đặc biệt là từ nguồn cầu phát sinh từ Thế chiến thế giới thứ II. Nó thúc đẩy các công ty dược phẩm liên tục tung ra các sản phẩm mới.
Khi thì họ tìm được các hợp chất kháng sinh mới, khi thì họ kết hợp nhiều hợp chất lại để tạo ra một viên thuốc duy nhất giúp diệt nhiều loài vi khuẩn khác nhau.
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu Photo-1-1532502154190505710296
Thị trường thuốc kháng sinh từng liên tục phát triển vào khoảng thời gian từ năm 1940-1970
 
Vượt ra khỏi ranh giới của thị trường tự do, các công ty còn phát triển việc kinh doanh kháng sinh bằng cách khuyến khích bác sĩ kê kháng sinh thường xuyên hơn. Những nhân viên bán thuốc và nhà quảng cáo dược phẩm thúc giục bác sĩ với thông điệp « kê đơn đã rồi tính sau« . Bệnh nhân được cho uống kháng sinh trước cả khi có kết quả xét nghiệm.
Chưa kể, cũng chính trào lưu bùng nổ kháng sinh đã đẩy người tiêu dùng vào việc sử dụng nó để điều trị cảm cúm. Thuốc kháng sinh tràn lan đến nỗi các loại kháng sinh mới đi đến ranh giới kém chất lượng.
Chẳng hạn như Chloramphenicol, loại kháng sinh từng được dùng để trị cảm cúm, không có tác dụng gì nhưng có thể gây ra một nguy cơ chết người với tình trạng thiếu máu bất sản. Về cơ bản, nó giết chết tủy xương, nơi sản xuất máu của bạn.
Cơn khủng hoảng với các loại thuốc kém chất lượng đã thắt chặt việc kiểm định kháng sinh. Nó khiến cho các loại thuốc mới cần được đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc hơn nếu muốn xuất hiện trên thị trường.
Cộng với đó là việc các hợp chất kháng sinh tự nhiên dễ tìm thì đã được tìm ra hết. Nó giống như một cây táo mà tất cả những quả táo gần mặt đất đã bị hái. Chúng ta sẽ phải đi lên cao hơn để hái được những trái táo còn lại.
Và ai cũng biết đó là điều khó khăn hơn. Các nhà khoa học không thể với tay là có được những loại nấm hay vi sinh vật mới để thử nghiệm. Họ đã phải lặn xuống các rạn san hô, tìm kiếm dưới đáy sâu của đại dương và trong tận cùng những hang động.
Tất cả nỗ lực khó khăn này chỉ để tìm kiếm ra những phân tử hóa học hứa hẹn. Nhưng trung bình, các công ty dược phẩm phải mất 13-15 năm để cho ra đời một loại kháng sinh mới, tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ vào may rủi.
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu Photo-1-1532502358210640033353
Khi dễ, các công ty thi nhau nghiên cứu kháng sinh. Khi khó, họ thi nhau bỏ.
Cạn kiệt kháng sinh
Ngay trong buổi lễ nhận giải Nobel vào năm 1945, cha đẻ của thuốc kháng sinh Alexander Fleming đã đưa ra lời cảnh báo về một tương lai không mấy tươi sáng: « Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này ».
Dự đoán của Fleming nhanh chóng thành hiện thực. Năm 1943, penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988.
Imipenem ra đời năm 1985 thì đến năm 1998, kháng imipenem xuất hiện. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó.
Điều này được ví như trò chơi nhảy cừu. Thuốc ra đời, vi khuẩn kháng nó và rồi chúng ta lại đi tìm loại thuốc mới. Nhưng có vẻ như loài người đang hụt hơi khi mà một chủng vi khuẩn mới sinh ra cứ mỗi 20 phút, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ để nghiên cứu một loại kháng sinh.
Hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 100 loại kháng sinh, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng được tất cả các kháng sinh hiện có.
Năm ngoái, Tổ chức y tế thế giới đã công bố một danh sách 12 siêu vi khuẩn kháng kháng sinh, với mong muốn thúc đẩy các nhà khoa học, chính phủ và các công ty dược phẩm trên toàn cầu cùng hành động. Làm sao khiến tất cả họ chung tay phát triển thêm các loại thuốc kháng sinh mới.
 
Mặc dù vậy, với việc hàng loạt hãng dược phẩm như AstraZeneca, Sanofi, Eli Lilly, Allergan và bây giờ là Novartis dừng các dự án nghiên cứu kháng sinh, mục tiêu của WHO đang bị đe dọa.
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu Photo-1-15325023465631389462479
 
Ước tính, để giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh, mỗi một thập kỷ chúng ta cần có thêm 15 loại kháng sinh mới. Trong đó, ít nhất 4 loại có thể sử dụng để điều trị những vi khuẩn nguy hiểm nhất.
Trách nhiệm này đang được đặt lên vai của 4 ông lớn còn lại là Merck, Roche, GlaxoSmithKline và Pfizer. Một mặt các chính phủ và tổ chức vẫn thuyết phục các công ty lớn duy trì chương trình nghiên cứu kháng sinh bằng các khoản trợ cấp, mặt khác, họ cũng khuyến khích cả các công ty vừa và nhỏ, thậm chí là các start-up tham gia vào công cuộc này.
Liên minh Châu Âu (EU) có một chương trình gọi là Innovative Medicines Initiative (IMI), nhằm thúc đẩy sự phát triển của các loại thuốc mới. Trong đó, họ đã cam kết đầu tư gần 1 tỷ USD để sử dụng làm nguồn tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản về kháng sinh.
Tại Hoa Kỳ, Viện Y tế quốc gia (NIH) cũng đầu tư hơn 5 tỷ USD (17% tổng kinh phí) vào nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Con số này đã xấp xỉ so với số tiền đầu tư vào nghiên cứu chống ung thư, khoảng 5.4 tỷ USD (18%).
Liên hợp quốc và các nhóm quốc gia G20 cũng muốn phát triển một liên minh toàn cầu để điều phối các hoạt động chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh.
Dự kiến các chương trình hành động trong báo cáo có thể tốn đến 40 tỷ USD. Nhưng hãy nhìn lại con số thiệt hại tới 100 ngàn tỷ USD gây ra bởi kháng kháng sinh, được dự báo tới năm 2050 và con số 10 triệu người chết mỗi năm, đó là một khoản đầu tư đáng giá.
Trong năm 2018, Quốc hội Mỹ đã tăng nguồn tài trợ cho Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) lên 168 triệu USD để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cũng có 2 nguồn vốn khuyến khích phát triển các loại thuốc kháng sinh mới gọi là CARB-X và BARDA. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết cơ quan này đang hợp tác với các công ty vừa và nhỏ để nghiên cứu vi khuẩn và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
Các công ty dược phẩm lớn nhất TG lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu Photo-1-1532502212747393077390
 
Mặc dù vậy, kết quả của các nỗ lực này còn rất hạn chế. FDA cho biết năm 2017 họ phê duyệt được 2 loại thuốc mới, nhưng đều thuộc dòng kháng sinh cũ. Một trong số đó còn không có tác dụng đủ mạnh để chống siêu vi khuẩn. Chỉ có thêm 1 kháng sinh đã trải qua tất cả các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đang chờ cấp phép.
Còn lại, theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu PEW, hiện có 16 loại thuốc đang trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 14 ở giai đoạn 2 và 15 trong giai đoạn 3. Các chuyên gia y tế nói rằng số lượng này không đủ để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh hiện tại.
Đường ống sản xuất kháng sinh của chúng ta đang cạn kiệt đến nỗi, một số nhà lập pháp phải kêu gọi cắt giảm các thử nghiệm tiêu chuẩn để đẩy nhanh tốc độ sản xuất kháng sinh.
Đánh đổi với lựa chọn này là một viễn cảnh không mấy tốt đẹp, chúng ta sẽ phải quay trở lại thập niên 1960 với những loại thuốc kém an toàn và hiệu quả, như Chloramphenicol.
(My Health tổng hợp)

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết