huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam Nếu làm theo Luật quảng cáo hiện nay thì hầu hết các công trình quảng cáo ngoài trời như pano quảng cáo, man hinh led dien tu đều vi phạm. Thậm chí là 100% vi phạm nhưng người ta vẫn phải làm và làm chui, “bôi trơn”. Họ sẵn sàng bị xử lý, xử phạt hay nặng hơn là dỡ bỏ nhưng vẫn phải làm, vẫn phải sống.
Đó là phát biểu của ông Trần Hùng, đại diện Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tại hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng” diễn ra sáng nay (13/12) tại Hà Nội.
Theo ông Hùng: “Từ khi có luật quảng cáo đến nay, thì hoạt động quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời lại đi vào bế tắc bởi 2 vấn đề. Thứ nhất là việc cấp phép xây dựng công trình quảng cáo. Thứ 2 là luật đất đai và kèm theo đó là vấn đề quy hoạch.”
“Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM 4 năm trời không có quy hoạch quảng cáo, nhưng bắt người ta dừng để đợi quy hoạch. Chính phủ yêu cầu 1 năm phải xây dựng xong quy hoạch, nhưng hiện nay các thành phố lớn vẫn chưa có quy hoạch. Các công ty, doanh nghiệp quảng cáo kêu cứu mãi vẫn cứ bị yêu cầu dừng chờ quy hoạch mới cho phép làm tiếp”, ông Hùng nói.
Đánh giá Dự án Luật sửa đổi mới chỉ nói đến chính sách chưa vào chi tiết, câu chữ chưa chỉnh sửa, ông Hùng cho rằng đánh giá của Bộ cũng nêu khá đầy đủ hiện trạn hiện nay. Tuy nhiên, ông Hùng chỉ ra bất cập hiện nay, đó là: “Ví dụ việc trong quảng cáo bắt buộc phải có mục đích sử dụng, chuyển đổi đất. Nếu một cái biển quảng cáo chỉ có 30m2 mà phải qua cấp thành phố thì ai duyệt cho? Nếu không xin được giấy phép chuyển đổi thì phải có ý kiến của ngành văn hóa, cơ quan quản lý về quảng cáo đồng ý cho làm thì mới được được.”
“Bên cạnh đó, có nhiều điểm không phù hợp với thực tế mà báo cáo chưa nêu được, đó là vấn đề thực hiện ở các địa phương. Dưới địa phương thực hiện rất máy móc và đặc biệt cái gì thuận lợi cho họ thì họ vận dụng, cái gì mà không thuận lợi họ sẽ đặt ra các quy định riêng. Ví dụ cấp phép quảng cáo cho thủ tục quảng cáo, hồ sơ đã phức tạp, nhưng nhiều địa phương còn yêu cầu thêm, phải có xác nhận thẩm định PCCC, có thang thoát hiểm,...”, ông Hùng cho biết thêm.
Cuối cùng ông Hùng cho rằng: “Việc cập nhật thông tin của ngành trong lĩnh vực quảng cáo là chưa tốt. Cho đến giờ, Hà Nội hay TPHCM vẫn hướng dẫn về cấp phép xây dựng quảng cáo theo quy định cũ, mặc dù thông tư của Bộ Xây dựng, nghị định của Chính phủ cũng đã có sự điều chỉnh. Đặc biệt nhất là việc phân cấp cho các quận, huyện đó là chỉ nói phân cấp chứ không nói phân cấp như thế nào, nên dẫn đến tình trạng đùn đẩy nhau.”
Trả lời những thắc mắc của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Xây dựng, bà Tống Thị Hạnh cho biết: “Nội dung liên quan đến vướng mắc về quảng cáo, Bộ Xây dựng rất quan tâm. Nội dung này cách đây 1 năm, VCCI cũng đã tổng hợp ý kiến và tìm ra hướng giải pháp.”
“Trước mắt, giải pháp là chúng tôi đã đưa vào thông tư số 15 các vấn đề về cấp phép xây dựng để bảo đảm làm sao cho phù hợp. Khi Luật chưa sửa thì tạm thời đưa vào thông tư số 15, chúng tôi cũng đã trả lời hết sức kịp thời và đưa vào báo cáo tổng hợp chung của phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI). Tuy nhiên, vẫn cần lấy thêm ý kiến của các DN để hoàn thiện trong các Luật sửa đổi tới đây”, bà Hạnh khẳng định.
Sửa đổi 4 Luật phù hợp với thực tế
Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 là các đạo luật quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị, nhà ở; kinh doanh bất động sản,...
Các đạo luật này đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp (DN), người dân tiếp cận các thủ tục và dịch vụ công, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục tư tưởng “nhà nước hóa”, cũng như tư tưởng “thị trường hóa” một cách cực đoan trong quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở.
Đặc biệt, trong quá trình xây dựng 4 Luật nêu trên, các thủ tục hành chính luôn được rà soát, cải cách, giảm thiểu tối đa về thời gian, hồ sơ và chi phí cho DN và người dân. Tuy nhiên, thực tế, quá trình thực hiện 4 Luật trên cùng với các Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai,... đã bộc lộ nhiều bất cập.
Cụ thể, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn dài, điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với một số đối tượng công trình còn chưa phù hợp với thực tiễn. Một số quy định về đất ở, quyết định chủ trương đầu tư chưa đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật đầu tư, điều kiện đầu tư, kinh doanh đối với một số ngành nghề còn phức tạp. Trong khi đó, lựa chọn tư vấn lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế...
Với mục tiêu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; hoàn thiện quy định về quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các Luật,...việc sử đổi bổ sung Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 là hết sức cần thiết trong giai đoạn này.
Đó là phát biểu của ông Trần Hùng, đại diện Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tại hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng” diễn ra sáng nay (13/12) tại Hà Nội.
Theo ông Hùng: “Từ khi có luật quảng cáo đến nay, thì hoạt động quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời lại đi vào bế tắc bởi 2 vấn đề. Thứ nhất là việc cấp phép xây dựng công trình quảng cáo. Thứ 2 là luật đất đai và kèm theo đó là vấn đề quy hoạch.”
“Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM 4 năm trời không có quy hoạch quảng cáo, nhưng bắt người ta dừng để đợi quy hoạch. Chính phủ yêu cầu 1 năm phải xây dựng xong quy hoạch, nhưng hiện nay các thành phố lớn vẫn chưa có quy hoạch. Các công ty, doanh nghiệp quảng cáo kêu cứu mãi vẫn cứ bị yêu cầu dừng chờ quy hoạch mới cho phép làm tiếp”, ông Hùng nói.
Đánh giá Dự án Luật sửa đổi mới chỉ nói đến chính sách chưa vào chi tiết, câu chữ chưa chỉnh sửa, ông Hùng cho rằng đánh giá của Bộ cũng nêu khá đầy đủ hiện trạn hiện nay. Tuy nhiên, ông Hùng chỉ ra bất cập hiện nay, đó là: “Ví dụ việc trong quảng cáo bắt buộc phải có mục đích sử dụng, chuyển đổi đất. Nếu một cái biển quảng cáo chỉ có 30m2 mà phải qua cấp thành phố thì ai duyệt cho? Nếu không xin được giấy phép chuyển đổi thì phải có ý kiến của ngành văn hóa, cơ quan quản lý về quảng cáo đồng ý cho làm thì mới được được.”
“Bên cạnh đó, có nhiều điểm không phù hợp với thực tế mà báo cáo chưa nêu được, đó là vấn đề thực hiện ở các địa phương. Dưới địa phương thực hiện rất máy móc và đặc biệt cái gì thuận lợi cho họ thì họ vận dụng, cái gì mà không thuận lợi họ sẽ đặt ra các quy định riêng. Ví dụ cấp phép quảng cáo cho thủ tục quảng cáo, hồ sơ đã phức tạp, nhưng nhiều địa phương còn yêu cầu thêm, phải có xác nhận thẩm định PCCC, có thang thoát hiểm,...”, ông Hùng cho biết thêm.
Cuối cùng ông Hùng cho rằng: “Việc cập nhật thông tin của ngành trong lĩnh vực quảng cáo là chưa tốt. Cho đến giờ, Hà Nội hay TPHCM vẫn hướng dẫn về cấp phép xây dựng quảng cáo theo quy định cũ, mặc dù thông tư của Bộ Xây dựng, nghị định của Chính phủ cũng đã có sự điều chỉnh. Đặc biệt nhất là việc phân cấp cho các quận, huyện đó là chỉ nói phân cấp chứ không nói phân cấp như thế nào, nên dẫn đến tình trạng đùn đẩy nhau.”
Trả lời những thắc mắc của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Xây dựng, bà Tống Thị Hạnh cho biết: “Nội dung liên quan đến vướng mắc về quảng cáo, Bộ Xây dựng rất quan tâm. Nội dung này cách đây 1 năm, VCCI cũng đã tổng hợp ý kiến và tìm ra hướng giải pháp.”
“Trước mắt, giải pháp là chúng tôi đã đưa vào thông tư số 15 các vấn đề về cấp phép xây dựng để bảo đảm làm sao cho phù hợp. Khi Luật chưa sửa thì tạm thời đưa vào thông tư số 15, chúng tôi cũng đã trả lời hết sức kịp thời và đưa vào báo cáo tổng hợp chung của phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI). Tuy nhiên, vẫn cần lấy thêm ý kiến của các DN để hoàn thiện trong các Luật sửa đổi tới đây”, bà Hạnh khẳng định.
Sửa đổi 4 Luật phù hợp với thực tế
Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 là các đạo luật quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị, nhà ở; kinh doanh bất động sản,...
Các đạo luật này đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp (DN), người dân tiếp cận các thủ tục và dịch vụ công, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục tư tưởng “nhà nước hóa”, cũng như tư tưởng “thị trường hóa” một cách cực đoan trong quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở.
Đặc biệt, trong quá trình xây dựng 4 Luật nêu trên, các thủ tục hành chính luôn được rà soát, cải cách, giảm thiểu tối đa về thời gian, hồ sơ và chi phí cho DN và người dân. Tuy nhiên, thực tế, quá trình thực hiện 4 Luật trên cùng với các Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai,... đã bộc lộ nhiều bất cập.
Cụ thể, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn dài, điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với một số đối tượng công trình còn chưa phù hợp với thực tiễn. Một số quy định về đất ở, quyết định chủ trương đầu tư chưa đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật đầu tư, điều kiện đầu tư, kinh doanh đối với một số ngành nghề còn phức tạp. Trong khi đó, lựa chọn tư vấn lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế...
Với mục tiêu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; hoàn thiện quy định về quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các Luật,...việc sử đổi bổ sung Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 là hết sức cần thiết trong giai đoạn này.