tranhoanganh
Thành viên khởi nghiệp 0567894321
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .
Ca từ trong sáng và giai điệu vui tươi, dễ nghe dễ thuộc đã giúp cho những ca khúc viết về thiếu nhi có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng yêu nhạc nhiều thế hệ qua.
Trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, công chúng yêu nhạc đã được đón nhận những sáng tác tuyệt vời dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Những ca khúc viết cho lứa mầm non tương lai của đất nước mang đậm màu sắc tuổi thơ – trong trẻo, hồn nhiên, vui tươi và rất lạc quan. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, những ca khúc viết về thiếu nhi nổi tiếng như “Em là bông hồng nhỏ”, “Thằng Cuội”, “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”… với ca từ đẹp, trong sáng và giai điệu vui tươi, dễ nghe dễ thuộc vẫn tồn tại và sống mãi trong lòng khán giả, đặc biệt là các khán giả nhí.
Thằng Cuội
Là một sáng tác của cố nhạc sĩ Lê Thương, ca khúc “Thằng Cuội” được đông đảo các em thiếu nhi yêu mến và được vang lên nhiều nhất mỗi khi hè về và dịp Trung thu đến. Ca khúc đẹp như một bức tranh mang màu sắc cổ tích truyền thuyết mà vẫn rất dung dị đời thường. Ca từ gần gũi với cuộc sống thường ngày và giai điệu nhẹ nhàng chính là điểm cộng giúp cho ca khúc “Thằng Cuội” sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Đặc biệt, ca khúc này một lần nữa lại được đông đảo khán giả nhớ đến và yêu thích khi đạo diễn Victor Vũ sử dụng làm ca khúc chủ đề cho bộ phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Tía em, má em
“Tía em, má em” là một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Lương, được sáng tác vào năm 1953. Đây cũng là bài hát đầu tiên ca ngợi người nông dân chân lấm tay bùn với ca từ mộc mạc gần gũi đậm chất đồng quê miền Tây Nam Bộ và giai điệu rộn ràng, vui tươi. Chính vì vậy, ngay khi vừa ra mắt, ca khúc đã nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của đông đảo khán giả là tầng lớp nông dân và các em thiếu nhi. Ca khúc là sự tự hào của những người con có cha mẹ làm công việc đồng áng bởi ở thời điểm đó, nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế đất nước.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Có thể nói, “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” là ca khúc nổi bật trong dòng những sáng tác về đề tài “Bác Hồ với tuổi thơ”, được nhạc sĩ Phong Nhã viết vào cuối năm 1945. Ca khúc ngắn gọn gồm 10 câu, trong đó có 4 câu điệp khúc lặp lại, thế nhưng đã khắc họa rõ nét tình cảm kính yêu của của thiếu nhi Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam hiện lên vô cùng đẹp đẽ mà vẫn bình dị và gần gũi vô cùng.
Chiếc đèn ông sao
“Chiếc đèn ông sao” là giai điệu luôn được vang lên mỗi dịp Trung thu đến. Bài hát này nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào năm 1956 khi ông đang công tác tại Trung Quốc. Chính không khí nhộn nhịp trong khu học xá Trung ương (tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc) trong ngày Trung thu đã khiến cho nhạc sĩ càng thêm thổn thức nỗi nhớ quê hương, đất nước và đặc biệt là các em thiếu nhi Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc này với tất cả niềm yêu mến thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Giai điệu tiếng trống rộn ràng cùng không khí tràn ngập màu sắc vui tươi, yêu đời của ca khúc này đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ trẻ em đất nước hình chữ S. Trải qua gần 60 năm kể từ khi ra đời, ca khúc này vẫn được đông đảo các em thiếu nhi yêu thích và hát vang mỗi khi hè về và Trung thu đến.
Chú ếch con
“Chú ếch con” được cố nhạc sĩ Phan Nhân sáng tác năm 1967 và là một trong những ca khúc thiếu nhi được yêu thích nhất trong nhiều thập niên qua. Với ca từ ngộ nghĩnh đáng yêu, giai điệu rộn ràng vui tươi, bài hát đã trở thành giai điệu của ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Ca khúc này còn vượt ra khỏi khuôn khổ nền âm nhạc Việt Nam để vươn ra thị trường âm nhạc thế giới và nhận được sự yêu mến đặc biệt của đông đảo khán giả ở nước ngoài.
Đưa cơm cho mẹ đi cày
Cũng giống như nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích được khán giả mến tặng biệt danh là “nhạc sĩ của tuổi thơ”. Trong những sáng tác viết về thiếu nhi của cố nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, ca khúc “Đưa cơm cho mẹ đi cày” được đông đảo công chúng yêu nhạc mến mộ, đặc biệt là các khán giả nhí. Ca khúc này được cố nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích viết vào cuối năm 1970, được đánh giá là một bài hát đẹp về giai điệu, lời ca giàu cảm xúc. “Đưa cơm cho mẹ đi cày” còn vượt qua khuôn khổ của một bài hát thông thường, bởi nó là giai điệu phản ánh lịch sử của đất nước những năm 1970 - khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất. Cố nhạc sĩ viết bài hát này đúng vào thời điểm mất đi con gái đầu lòng, chính vì vậy ca khúc càng thấm đẫm và mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe.
Trẻ em như búp trên cành, là mầm non tương lai của đất nước. Sáng tác về thiếu nhi là đề tài mà nhiều nhạc sĩ đặc biệt dành nhiều tình cảm mến thương
Những ca khúc nổi bật về thiếu nhi được sáng tác trước năm 1975:Thằng Cuội
Là một sáng tác của cố nhạc sĩ Lê Thương, ca khúc “Thằng Cuội” được đông đảo các em thiếu nhi yêu mến và được vang lên nhiều nhất mỗi khi hè về và dịp Trung thu đến. Ca khúc đẹp như một bức tranh mang màu sắc cổ tích truyền thuyết mà vẫn rất dung dị đời thường. Ca từ gần gũi với cuộc sống thường ngày và giai điệu nhẹ nhàng chính là điểm cộng giúp cho ca khúc “Thằng Cuội” sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Đặc biệt, ca khúc này một lần nữa lại được đông đảo khán giả nhớ đến và yêu thích khi đạo diễn Victor Vũ sử dụng làm ca khúc chủ đề cho bộ phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Tía em, má em
“Tía em, má em” là một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Lương, được sáng tác vào năm 1953. Đây cũng là bài hát đầu tiên ca ngợi người nông dân chân lấm tay bùn với ca từ mộc mạc gần gũi đậm chất đồng quê miền Tây Nam Bộ và giai điệu rộn ràng, vui tươi. Chính vì vậy, ngay khi vừa ra mắt, ca khúc đã nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của đông đảo khán giả là tầng lớp nông dân và các em thiếu nhi. Ca khúc là sự tự hào của những người con có cha mẹ làm công việc đồng áng bởi ở thời điểm đó, nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế đất nước.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Có thể nói, “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” là ca khúc nổi bật trong dòng những sáng tác về đề tài “Bác Hồ với tuổi thơ”, được nhạc sĩ Phong Nhã viết vào cuối năm 1945. Ca khúc ngắn gọn gồm 10 câu, trong đó có 4 câu điệp khúc lặp lại, thế nhưng đã khắc họa rõ nét tình cảm kính yêu của của thiếu nhi Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam hiện lên vô cùng đẹp đẽ mà vẫn bình dị và gần gũi vô cùng.
Chiếc đèn ông sao
“Chiếc đèn ông sao” là giai điệu luôn được vang lên mỗi dịp Trung thu đến. Bài hát này nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào năm 1956 khi ông đang công tác tại Trung Quốc. Chính không khí nhộn nhịp trong khu học xá Trung ương (tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc) trong ngày Trung thu đã khiến cho nhạc sĩ càng thêm thổn thức nỗi nhớ quê hương, đất nước và đặc biệt là các em thiếu nhi Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc này với tất cả niềm yêu mến thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Giai điệu tiếng trống rộn ràng cùng không khí tràn ngập màu sắc vui tươi, yêu đời của ca khúc này đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ trẻ em đất nước hình chữ S. Trải qua gần 60 năm kể từ khi ra đời, ca khúc này vẫn được đông đảo các em thiếu nhi yêu thích và hát vang mỗi khi hè về và Trung thu đến.
Chú ếch con
“Chú ếch con” được cố nhạc sĩ Phan Nhân sáng tác năm 1967 và là một trong những ca khúc thiếu nhi được yêu thích nhất trong nhiều thập niên qua. Với ca từ ngộ nghĩnh đáng yêu, giai điệu rộn ràng vui tươi, bài hát đã trở thành giai điệu của ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Ca khúc này còn vượt ra khỏi khuôn khổ nền âm nhạc Việt Nam để vươn ra thị trường âm nhạc thế giới và nhận được sự yêu mến đặc biệt của đông đảo khán giả ở nước ngoài.
Đưa cơm cho mẹ đi cày
Cũng giống như nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích được khán giả mến tặng biệt danh là “nhạc sĩ của tuổi thơ”. Trong những sáng tác viết về thiếu nhi của cố nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, ca khúc “Đưa cơm cho mẹ đi cày” được đông đảo công chúng yêu nhạc mến mộ, đặc biệt là các khán giả nhí. Ca khúc này được cố nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích viết vào cuối năm 1970, được đánh giá là một bài hát đẹp về giai điệu, lời ca giàu cảm xúc. “Đưa cơm cho mẹ đi cày” còn vượt qua khuôn khổ của một bài hát thông thường, bởi nó là giai điệu phản ánh lịch sử của đất nước những năm 1970 - khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất. Cố nhạc sĩ viết bài hát này đúng vào thời điểm mất đi con gái đầu lòng, chính vì vậy ca khúc càng thấm đẫm và mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe.