tranhoanganh
Thành viên khởi nghiệp 0567894321
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .1. Sự tác động hai chiều của cơ chế thị trường
Nhiều người vẫn quan niệm rằng cơ chế thị trường làm băng hoại các đạo đức xã hội và làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có những ca khúc về thiếu nhi. Tôi cho rằng quan niệm trên mới chỉ đúng một phần. Chúng ta đã biết rằng trên thế giới có nhiều chương trình âm nhạc giải trí, mang tính thương mại cao nhưng vẫn có giá trị cao về nghệ thuật, thậm chí còn có những giải thưởng có uy tín. Điều đó nói lên tài năng và sự đầu tư của người làm công tác sáng tạo. Tại Việt Nam cũng đã có một số nhạc sĩ sáng tác theo đơn đặt hàng như Trần Tiến, Nguyễn Cường, Võ Thiện Thanh, Quốc Bảo, Phương Uyên… nhưng những sản phẩm âm nhạc vẫn có chất lượng.
Cơ chế thị trường liên quan đến doanh thu của các nhà sản xuất âm nhạc. Sản phẩm tốt đương nhiên sẽ được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, có một mặt trái vẫn luôn tồn tại, đó là thị trường âm nhạc thiếu nhi Việt Nam vẫn đang phát triển ở tầng thấp kém. Trong sự hỗn độn, thật giả lẫn lộn cùng với phông văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật yếu kém và cũng vì mục đích thương mại, nhiều nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ, ca sĩ và một bộ phận công chúng đã lưu hành và sử dụng thứ âm nhạc rẻ tiền.
2. Lệch chuẩn trong những sân chơi dành cho thiếu nhi
Hiện nay đang có một số sân chơi âm nhạc thiếu nhi, một số chương trình âm nhạc trên các phương tiện truyền thông dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên, nội dung lại có xu hướng lệch chuẩn, xuất hiện những bài hát không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, vậy thử hỏi nhưng không gian âm nhạc dành cho thiếu nhi có còn nữa hay không.
Mặt khác, trang phục dành cho các em trong sân chơi quá cầu kỳ, lòe loẹt, lạm dụng về hóa trang và những động tác vũ đạo gợi cảm theo kiểu hot boys hot girls hiện nay.
Chính những người tổ chức chương trình và các bậc phụ huynh đang làm già các con em mình, đánh mất sự hồn nhiên, ngây thơ của các em. Người lớn đã dạy các em học thuộc lòng những câu ứng xử và những lời thoại sáo rỗng. Người lớn đã dạy các em cách biểu hiện tình cảm và hát những ca khúc quá sức và già trước tuổi. Phải chăng, đây là quan niệm của những người cho rằng: đó là xu hướng của cuộc sống hiện đại với sự du nhập của các luồng văn hóa ngoại lai vào Việt Nam? Nếu vậy, xin hãy suy nghĩ kỹ lại. Qua sân chơi, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ đánh mất tuổi thơ của các em, khiến những suy nghĩ hành động và tình cảm của các em trưởng thành qua nhanh so với lứa tuổi. Lúc đó, chính người lớn vô tình làm hại các em.
Song song tồn tại với hiện tượng trên, chúng ta còn thấy hiện nay đang có những công nghệ lăng xê để bóc lột sức lao động, biến các em nhỏ thành công cụ tìm kiếm danh vọng và kiếm tiền cho người lớn.
Từ sự lệch chuẩn trong các sân chơi dành cho thiếu nhi, sự lạm dụng, khai thác các em như một công cụ để kiếm tiền và danh lợi cũng là nguyên nhân chính vì sao các em không được hát những bài hát đúng với lứa tuổi của mình, không còn có những suy nghĩ và hành động ngây thơ như vốn có.
Nhiều người vẫn quan niệm rằng cơ chế thị trường làm băng hoại các đạo đức xã hội và làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có những ca khúc về thiếu nhi. Tôi cho rằng quan niệm trên mới chỉ đúng một phần. Chúng ta đã biết rằng trên thế giới có nhiều chương trình âm nhạc giải trí, mang tính thương mại cao nhưng vẫn có giá trị cao về nghệ thuật, thậm chí còn có những giải thưởng có uy tín. Điều đó nói lên tài năng và sự đầu tư của người làm công tác sáng tạo. Tại Việt Nam cũng đã có một số nhạc sĩ sáng tác theo đơn đặt hàng như Trần Tiến, Nguyễn Cường, Võ Thiện Thanh, Quốc Bảo, Phương Uyên… nhưng những sản phẩm âm nhạc vẫn có chất lượng.
Cơ chế thị trường liên quan đến doanh thu của các nhà sản xuất âm nhạc. Sản phẩm tốt đương nhiên sẽ được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, có một mặt trái vẫn luôn tồn tại, đó là thị trường âm nhạc thiếu nhi Việt Nam vẫn đang phát triển ở tầng thấp kém. Trong sự hỗn độn, thật giả lẫn lộn cùng với phông văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật yếu kém và cũng vì mục đích thương mại, nhiều nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ, ca sĩ và một bộ phận công chúng đã lưu hành và sử dụng thứ âm nhạc rẻ tiền.
2. Lệch chuẩn trong những sân chơi dành cho thiếu nhi
Hiện nay đang có một số sân chơi âm nhạc thiếu nhi, một số chương trình âm nhạc trên các phương tiện truyền thông dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên, nội dung lại có xu hướng lệch chuẩn, xuất hiện những bài hát không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, vậy thử hỏi nhưng không gian âm nhạc dành cho thiếu nhi có còn nữa hay không.
Mặt khác, trang phục dành cho các em trong sân chơi quá cầu kỳ, lòe loẹt, lạm dụng về hóa trang và những động tác vũ đạo gợi cảm theo kiểu hot boys hot girls hiện nay.
Chính những người tổ chức chương trình và các bậc phụ huynh đang làm già các con em mình, đánh mất sự hồn nhiên, ngây thơ của các em. Người lớn đã dạy các em học thuộc lòng những câu ứng xử và những lời thoại sáo rỗng. Người lớn đã dạy các em cách biểu hiện tình cảm và hát những ca khúc quá sức và già trước tuổi. Phải chăng, đây là quan niệm của những người cho rằng: đó là xu hướng của cuộc sống hiện đại với sự du nhập của các luồng văn hóa ngoại lai vào Việt Nam? Nếu vậy, xin hãy suy nghĩ kỹ lại. Qua sân chơi, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ đánh mất tuổi thơ của các em, khiến những suy nghĩ hành động và tình cảm của các em trưởng thành qua nhanh so với lứa tuổi. Lúc đó, chính người lớn vô tình làm hại các em.
Song song tồn tại với hiện tượng trên, chúng ta còn thấy hiện nay đang có những công nghệ lăng xê để bóc lột sức lao động, biến các em nhỏ thành công cụ tìm kiếm danh vọng và kiếm tiền cho người lớn.
Từ sự lệch chuẩn trong các sân chơi dành cho thiếu nhi, sự lạm dụng, khai thác các em như một công cụ để kiếm tiền và danh lợi cũng là nguyên nhân chính vì sao các em không được hát những bài hát đúng với lứa tuổi của mình, không còn có những suy nghĩ và hành động ngây thơ như vốn có.