ngvyuyen
Thành viên gắn bó 0927786450
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam Bên cạnh ngành Bác sĩ Đa khoa, các “sĩ tử” năm nay còn có mối quan tâm đặc biệt đối với ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt khi có rất nhiều câu hỏi tìm hiểu về ngành được gửi tới Đại học (ĐH) Duy Tân.
Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt là một ngành học đặc thù, bao quát cả 2 phạm trù đang được đặc biệt quan tâm hiện nay là “khỏe” và “đẹp”. Không để các “sĩ tử” chọn học ngành này một cách thụ động, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với cùng PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh - Thầy thuốc Nhân dân, Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Y-Sinh-Dược ĐH Duy Tân để tìm hiểu tường tận về ngành học này.
Phóng viên (PV): Không còn khắt khe như nhiều năm trở về trước, phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh nha đã được xem xét một cách cởi mở hơn. Nhất là khi, thực tế cho thấy nhiều người không may mắn có một khuôn miệng hay hàm răng vừa ý mà nếu được điều trị sẽ giúp diện mạo đẹp hơn để thoải mái hay thành công hơn trong cuộc sống. Vì lẽ đó, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với xã hội phải không, thưa thầy?
PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh: Đúng như vậy. Cha ông ta thường có câu “cái răng, cái tóc là vóc con người”. Dĩ nhiên, mở rộng ra là nếu có một khuôn mặt đẹp, đôi môi, đôi mắt dễ thương hay có một thân hình cân đối đều là những mong muốn rất thường nhật của con người. Bởi thế, cùng với các tiến bộ trong khoa học phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có chỉnh sửa ngoại khoa với các kỹ thuật vi phẫu, các bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện thành công nhiều hình thức như: phẫu thuật nụ cười, phẫu thuật vá môi và khe hở hàm ếch, hay chỉnh nha,…
PV: Các bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đã có một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực Y tế nên việc đào tạo cũng phần nào được quan tâm nhiều hơn nhằm cung cấp nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên, theo Hội Răng-Hàm-Mặt Việt Nam thống kê thì đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực khám chữa Răng-Hàm-Mặt vẫn còn rất thiếu. Trong đó, 1 bác sĩ làm trong ngành này phải chăm sóc cho gần 60 nghìn người dân. Vì sao lại có tình trạng này, thưa thầy?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có 2 lý do chính. Đó là do đất nước phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cũng tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt không thể đào tạo một cách ồ đạt được vì ngành này yêu cầu sự tỉ mỉ, quan trọng thực hành, đồng thời cơ sở đào tạo phải có sự chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,… Bởi thế, trong khi các ngành khác thuộc khối Khoa học Sức khỏe như Dược, Điều dưỡng,… có thể đào tạo cả trăm sinh viên nhưng Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng năm bảy chục sinh viên để có thể đào tạo một cách chuyên sâu và chất lượng nhất.
PV: Đó có phải là lý do mà ĐH Duy Tân mở ngành học mới Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt trong năm 2019 này không, thưa thầy? Thầy có thể chia sẻ về quá trình chuẩn bị mở ngành cũng như những thuận lợi, nền tảng để đào tạo bác sĩ Răng-Hàm-Mặt khi nhà trường đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đào tạo các ngành Khoa học Sức khỏe?
Bắt đầu từ năm 2009, ĐH Duy Tân chính thức triển khai đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa, mở đầu cho công tác đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe tại trường. Nhận được sự tín nhiệm của xã hội, nhà trường tiếp tục mở rộng đào tạo Dược sĩ Đại học và Bác sĩ Đa khoa với việc cân nhắc và chuẩn bị chu đáo trong từng vấn đề từ mời giảng viên là các bác sĩ, dược sĩ có uy tín đang làm việc tại các bệnh viện đến hợp tác với các đại học lớn: Ở Mỹ là ĐH Illinois ở Chicago, Pittsburgh, cùng nhiều trường đại học khác tại Thái Lan, Hồng Kông, Singapore,…
Để hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo và huấn luyện giảng viên hay ký kết với 18 bệnh viện, trong đó có thể kể đến: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Bộ Công an 199, Bệnh viện Quân y 17, để giúp sinh viên được thực hành đầy đủ các nghiệp vụ lâm sàng.
Từ nền tảng và những kinh nghiệm tiếp thu được trong quá trình đào tạo, ĐH Duy Tân tự tin tiếp tục mở ngành học mới Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các thí sinh. Thời điểm nhận quyết định chính thức được đào tạo Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, ĐH Duy Tân đã xây dựng hệ thống đạt chuẩn với 28 phòng thí nghiệm và trung tâm chuyên sâu để sinh viên Y-Dược thực tập:
Trong đó, đặc biệt, ĐH Duy Tân đã xây dựng Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) nhằm phát triển các Ứng dụng Mô phỏng Thực tại Ảo 3D, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy Y học.
Cũng thời điểm đó, trường đã xây dựng được một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao với: 3 Giáo sư, 9 Phó Giáo sư, 15 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh, 27 Thạc sĩ và 28 Cao học, cùng 10 Bác sĩ/Dược sĩ Chuyên khoa I và II, cùng đội ngũ kỹ thuật viên thành thạo.
Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy ở khối kiến thức Khoa học Tự nhiên nền tảng của trường. Đặc biệt, trường đã ký kết với: Trung tâm Răng-Hàm-Mặt Tp. Đà Nẵng, và Bệnh viện Trung ương Huế làm đơn vị thực hành về Răng-Hàm-Mặt của ĐH Duy Tân. Đây là những địa chỉ có các thầy, các chuyên gia vững tay nghề và tâm huyết nhất đang nghề chăm sóc và làm đẹp răng miệng cho người dân.
PV: "Nha sĩ là một người có trái tim của Bác sĩ, bàn tay của Kỹ sư và tâm hồn của Nghệ sĩ". Làm thế nào để sinh viên đạt được những yêu cầu này trong quá trình học thưa thầy?
Đó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài và gian khổ. Ba ý của người đặt câu hỏi đã khái quát đủ các đức tính và yêu cầu cần có đối với bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Cái khó là các bạn sinh viên cần phải nỗ lực và tâm huyết như thế nào. Tôi rất tin vào thế hệ trẻ, thế hệ của thời đại công nghệ 4.0. Tôi cũng tin vào các thế hệ sinh viên Duy Tân đã và đang theo học khối ngành Khoa học Sức khỏe. Các em đều thấu hiểu rằng: Không rèn luyện, không vươn lên thì sẽ đồng nghĩa với sự tụt hậu từng ngày.
PV: Ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt hiện đang rất “hot” khi hội đủ các yếu tố danh tiếng, thu nhập tốt và có thể tự phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng có thể học tốt bởi đây là ngành học rất đặc thù có liên quan tới tính mạng, sức khỏe và tương lai của mỗi người, thầy có thể gửi tới các bạn thí sinh lời khuyên trước ngưỡng cửa đại học khi muốn theo đuổi ngành học này không, thưa thầy?
Các em thí sinh cần phải xác định thật rõ trước khi theo học ngành này. Đây là ngành học đặc thù nên mỗi người cần phải tích lũy vốn kiến thức rộng về khoa học sức khỏe, tìm hiểu chuyên sâu về nghề Răng-Hàm-Mặt để vững kiến thức và thuần thục các kỹ năng ở thời điểm tốt nghiệp.Đặc biệt, các em hãy tự hào bởi sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và cứu người là sự nghiệp cao cả. Các em cũng hãy luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, xứng đáng với lời thề Hippocrates và noi theo y đức của các bậc lương y, tổ nghề của Y học cổ truyền Việt Nam như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông - những tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo.
Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt là một ngành học đặc thù, bao quát cả 2 phạm trù đang được đặc biệt quan tâm hiện nay là “khỏe” và “đẹp”. Không để các “sĩ tử” chọn học ngành này một cách thụ động, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với cùng PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh - Thầy thuốc Nhân dân, Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Y-Sinh-Dược ĐH Duy Tân để tìm hiểu tường tận về ngành học này.
Phóng viên (PV): Không còn khắt khe như nhiều năm trở về trước, phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh nha đã được xem xét một cách cởi mở hơn. Nhất là khi, thực tế cho thấy nhiều người không may mắn có một khuôn miệng hay hàm răng vừa ý mà nếu được điều trị sẽ giúp diện mạo đẹp hơn để thoải mái hay thành công hơn trong cuộc sống. Vì lẽ đó, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với xã hội phải không, thưa thầy?
PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh: Đúng như vậy. Cha ông ta thường có câu “cái răng, cái tóc là vóc con người”. Dĩ nhiên, mở rộng ra là nếu có một khuôn mặt đẹp, đôi môi, đôi mắt dễ thương hay có một thân hình cân đối đều là những mong muốn rất thường nhật của con người. Bởi thế, cùng với các tiến bộ trong khoa học phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có chỉnh sửa ngoại khoa với các kỹ thuật vi phẫu, các bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện thành công nhiều hình thức như: phẫu thuật nụ cười, phẫu thuật vá môi và khe hở hàm ếch, hay chỉnh nha,…
PV: Các bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đã có một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực Y tế nên việc đào tạo cũng phần nào được quan tâm nhiều hơn nhằm cung cấp nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên, theo Hội Răng-Hàm-Mặt Việt Nam thống kê thì đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực khám chữa Răng-Hàm-Mặt vẫn còn rất thiếu. Trong đó, 1 bác sĩ làm trong ngành này phải chăm sóc cho gần 60 nghìn người dân. Vì sao lại có tình trạng này, thưa thầy?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có 2 lý do chính. Đó là do đất nước phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cũng tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt không thể đào tạo một cách ồ đạt được vì ngành này yêu cầu sự tỉ mỉ, quan trọng thực hành, đồng thời cơ sở đào tạo phải có sự chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,… Bởi thế, trong khi các ngành khác thuộc khối Khoa học Sức khỏe như Dược, Điều dưỡng,… có thể đào tạo cả trăm sinh viên nhưng Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng năm bảy chục sinh viên để có thể đào tạo một cách chuyên sâu và chất lượng nhất.
Sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân được học tập trong các thực hành đạt chuẩn
PV: Đó có phải là lý do mà ĐH Duy Tân mở ngành học mới Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt trong năm 2019 này không, thưa thầy? Thầy có thể chia sẻ về quá trình chuẩn bị mở ngành cũng như những thuận lợi, nền tảng để đào tạo bác sĩ Răng-Hàm-Mặt khi nhà trường đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đào tạo các ngành Khoa học Sức khỏe?
Bắt đầu từ năm 2009, ĐH Duy Tân chính thức triển khai đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa, mở đầu cho công tác đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe tại trường. Nhận được sự tín nhiệm của xã hội, nhà trường tiếp tục mở rộng đào tạo Dược sĩ Đại học và Bác sĩ Đa khoa với việc cân nhắc và chuẩn bị chu đáo trong từng vấn đề từ mời giảng viên là các bác sĩ, dược sĩ có uy tín đang làm việc tại các bệnh viện đến hợp tác với các đại học lớn: Ở Mỹ là ĐH Illinois ở Chicago, Pittsburgh, cùng nhiều trường đại học khác tại Thái Lan, Hồng Kông, Singapore,…
Để hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo và huấn luyện giảng viên hay ký kết với 18 bệnh viện, trong đó có thể kể đến: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Bộ Công an 199, Bệnh viện Quân y 17, để giúp sinh viên được thực hành đầy đủ các nghiệp vụ lâm sàng.
Từ nền tảng và những kinh nghiệm tiếp thu được trong quá trình đào tạo, ĐH Duy Tân tự tin tiếp tục mở ngành học mới Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các thí sinh. Thời điểm nhận quyết định chính thức được đào tạo Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, ĐH Duy Tân đã xây dựng hệ thống đạt chuẩn với 28 phòng thí nghiệm và trung tâm chuyên sâu để sinh viên Y-Dược thực tập:
Trong đó, đặc biệt, ĐH Duy Tân đã xây dựng Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) nhằm phát triển các Ứng dụng Mô phỏng Thực tại Ảo 3D, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy Y học.
Cũng thời điểm đó, trường đã xây dựng được một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao với: 3 Giáo sư, 9 Phó Giáo sư, 15 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh, 27 Thạc sĩ và 28 Cao học, cùng 10 Bác sĩ/Dược sĩ Chuyên khoa I và II, cùng đội ngũ kỹ thuật viên thành thạo.
Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy ở khối kiến thức Khoa học Tự nhiên nền tảng của trường. Đặc biệt, trường đã ký kết với: Trung tâm Răng-Hàm-Mặt Tp. Đà Nẵng, và Bệnh viện Trung ương Huế làm đơn vị thực hành về Răng-Hàm-Mặt của ĐH Duy Tân. Đây là những địa chỉ có các thầy, các chuyên gia vững tay nghề và tâm huyết nhất đang nghề chăm sóc và làm đẹp răng miệng cho người dân.
PV: "Nha sĩ là một người có trái tim của Bác sĩ, bàn tay của Kỹ sư và tâm hồn của Nghệ sĩ". Làm thế nào để sinh viên đạt được những yêu cầu này trong quá trình học thưa thầy?
Đó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài và gian khổ. Ba ý của người đặt câu hỏi đã khái quát đủ các đức tính và yêu cầu cần có đối với bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Cái khó là các bạn sinh viên cần phải nỗ lực và tâm huyết như thế nào. Tôi rất tin vào thế hệ trẻ, thế hệ của thời đại công nghệ 4.0. Tôi cũng tin vào các thế hệ sinh viên Duy Tân đã và đang theo học khối ngành Khoa học Sức khỏe. Các em đều thấu hiểu rằng: Không rèn luyện, không vươn lên thì sẽ đồng nghĩa với sự tụt hậu từng ngày.
PV: Ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt hiện đang rất “hot” khi hội đủ các yếu tố danh tiếng, thu nhập tốt và có thể tự phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng có thể học tốt bởi đây là ngành học rất đặc thù có liên quan tới tính mạng, sức khỏe và tương lai của mỗi người, thầy có thể gửi tới các bạn thí sinh lời khuyên trước ngưỡng cửa đại học khi muốn theo đuổi ngành học này không, thưa thầy?
Các em thí sinh cần phải xác định thật rõ trước khi theo học ngành này. Đây là ngành học đặc thù nên mỗi người cần phải tích lũy vốn kiến thức rộng về khoa học sức khỏe, tìm hiểu chuyên sâu về nghề Răng-Hàm-Mặt để vững kiến thức và thuần thục các kỹ năng ở thời điểm tốt nghiệp.Đặc biệt, các em hãy tự hào bởi sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và cứu người là sự nghiệp cao cả. Các em cũng hãy luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, xứng đáng với lời thề Hippocrates và noi theo y đức của các bậc lương y, tổ nghề của Y học cổ truyền Việt Nam như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông - những tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo.