Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .Như chúng ta đã biết, ngâm mình trong nước ấm một phần hoặc toàn bộ cơ thể là một trong những hình thức cổ xưa nhất của y học. Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng phương pháp ngâm nước ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.
Giữ đôi bàn chân ấm, tăng cường sức khỏe
Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tuỵ; từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như: tim, gan, mật, phổi, thận; cho đến các cơ quan tiêu hóa: dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang.
Hiện nay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị. Tác động lên các huyệt đạo sẽ kích thích hoạt động các cơ quan trên.
Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước ấm đơn thuần hoặc nước ấm pha thuốc ngâm chân để nhiệt độ và chất thuốc hòa tan trong nước tác động thấm vào da nhằm điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà.
Từ đó phương pháp này có tác dụng cải thiện, phòng và điều trị một số bệnh thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cải thiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.
Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can - Tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy.
Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngón chân thứ tư thuộc kinh Đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh Thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…
Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.
Đối với người bệnh xương khớp
Đối với người đau nhức xương khớp có thể điều trị bệnh khớp theo đông y, đó là dùng độc vị hoặc sử dụng các loại thảo dược hay sử dụng để xông như: ngải cứu, lá gừng, lá hương nhu, muối hột rất tốt cho các bệnh khớp, lạnh tay chân.
Khi nước ngâm chân còn nóng, đặt 2 bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi, không vội ngâm chân ngay vào nước nóng, để tránh cho bàn chân bị phỏng nếu nước quá nóng và để chân làm quen dần với nhiệt độ cao. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân xuống thấp, đặt bàn chân sát trên mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân.
Đau gót và viêm khớp cổ chân dùng nước thuốc gồm: thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, một dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
Cách nấu: đun các vị thuốc trên với 2 lít nước cho sôi với trong 10 - 20 phút rồi pha lại với nước lạnh sao cho nước thuốc 40 - 600C là vừa.
Theo Hyluflex.com (Tổng hợp)
Giữ đôi bàn chân ấm, tăng cường sức khỏe
Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tuỵ; từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như: tim, gan, mật, phổi, thận; cho đến các cơ quan tiêu hóa: dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang.
Hiện nay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị. Tác động lên các huyệt đạo sẽ kích thích hoạt động các cơ quan trên.
Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước ấm đơn thuần hoặc nước ấm pha thuốc ngâm chân để nhiệt độ và chất thuốc hòa tan trong nước tác động thấm vào da nhằm điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà.
Từ đó phương pháp này có tác dụng cải thiện, phòng và điều trị một số bệnh thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cải thiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.
Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can - Tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy.
Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngón chân thứ tư thuộc kinh Đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh Thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…
Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.
Đối với người bệnh xương khớp
Đối với người đau nhức xương khớp có thể điều trị bệnh khớp theo đông y, đó là dùng độc vị hoặc sử dụng các loại thảo dược hay sử dụng để xông như: ngải cứu, lá gừng, lá hương nhu, muối hột rất tốt cho các bệnh khớp, lạnh tay chân.
Khi nước ngâm chân còn nóng, đặt 2 bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi, không vội ngâm chân ngay vào nước nóng, để tránh cho bàn chân bị phỏng nếu nước quá nóng và để chân làm quen dần với nhiệt độ cao. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân xuống thấp, đặt bàn chân sát trên mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân.
Đau gót và viêm khớp cổ chân dùng nước thuốc gồm: thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, một dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
Cách nấu: đun các vị thuốc trên với 2 lít nước cho sôi với trong 10 - 20 phút rồi pha lại với nước lạnh sao cho nước thuốc 40 - 600C là vừa.
Theo Hyluflex.com (Tổng hợp)