Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .Tại Việt Nam, ung thư đại tràng đúng top đầu của nhóm bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân ung thư đại tràng phải đối mặt với gánh nặng kép, đó không chỉ là nguy cơ tử vong cao mà còn là những áp lực chi phí điều trị và tâm lý theo đuổi.
Bệnh dễ mắc nhưng khó phát hiện
Theo các chuyên gia ung thư, ung thư đại tràng thường phát triển âm thầm, ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không đặc hiệu, người bệnh chỉ thấy đau bụng nhẹ, trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
Đặc biệt, dấu hiệu cảnh báo rõ nhất là thay đổi thói quen đại tiện. Do sự kích thích của khối u, người bệnh trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện số lần đại tiện tăng lên đồng thời xuất hiện các dấu hiệu khác như táo bón, đi ngoài phân lỏng, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài, cảm giác đại tiện không hết... Khi khối u phát triển nhanh che lấp miệng trực tràng sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón, phân nhỏ hoặc hình dạng phân thay đổi.
Các triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bi đi lỏng kiểu tiêu chảy. Những triệu chứng này thường bị người bệnh nhầm với bệnh trĩ hay rối loạn tiêu hóa do ăn - uống. Do vậy, có tới 58% bệnh nhân bị ung thư giai đoạn II và di căn khi được chẩn đoán lần đầu tiên. Trên 85% số bệnh nhân mắc ung thư đại tràng bị di căn và tử vong do phát hiện chậm.
Cách nào “tránh xa” tử thần?
Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy, ngay cả khi không có triệu chứng nào cần tiến hành soi đại tràng khi ở tuổi trên 50. Nếu soi đại tràng hoàn toàn bình thường và không có polyp thì sau một năm mới phải soi lại.
Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình: bố mẹ, anh em ruột và con bị ung thư đại trực tràng cần soi đại tràng để sàng lọc ở tuổi 40 hoặc trước 10 năm so với tuổi của người thân bị ung thư đại trực tràng.
Còn những người bị viêm loét dạ dày cần nội soi đại tràng khi đã chung sống với bệnh từ 8 năm trở lên.
Song song với đó, cần tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng là: béo phì, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật, đường, rượu, thuốc lá, ăn ít chất xơ, lười vận động bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, năng tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Lối sống lành mạnh cần thực hiện trong nhiều năm mới có khả năng phòng được bệnh này. Mặt khác, 80% bệnh ung thư đại trực tràng có diễn tiến từ các pôlyp (các u lành tính), sau một thời gian 8-10 năm dưới tác động của nhiều yếu tố, các pôlyp trong trực tràng phát triển thành ung thư. Như vậy, phát hiện sớm các pôlyp để cắt sẽ loại bỏ được mầm mống ung thư. Bên cạnh đó, bệnh này cũng ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, tuổi tác (trên 50 tuổi).
Đặc biệt, khi có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá, thay đổi thói quen đại tiện thì cần đi khám chuyên khoa ngay. Việc phát hiện sớm các polyp và phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ mầm mống gây ung thư. Còn nếu đã hình thành u và ở giai đoạn đầu sẽ được chỉ định phẫu thuật, hoá trị hay xạ trị. Tỷ lệ sống được 5 năm sau phẫu thuật là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong dùng thuốc và lối sống.
Bệnh dễ mắc nhưng khó phát hiện
Theo các chuyên gia ung thư, ung thư đại tràng thường phát triển âm thầm, ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không đặc hiệu, người bệnh chỉ thấy đau bụng nhẹ, trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
Đặc biệt, dấu hiệu cảnh báo rõ nhất là thay đổi thói quen đại tiện. Do sự kích thích của khối u, người bệnh trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện số lần đại tiện tăng lên đồng thời xuất hiện các dấu hiệu khác như táo bón, đi ngoài phân lỏng, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài, cảm giác đại tiện không hết... Khi khối u phát triển nhanh che lấp miệng trực tràng sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón, phân nhỏ hoặc hình dạng phân thay đổi.
Các triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bi đi lỏng kiểu tiêu chảy. Những triệu chứng này thường bị người bệnh nhầm với bệnh trĩ hay rối loạn tiêu hóa do ăn - uống. Do vậy, có tới 58% bệnh nhân bị ung thư giai đoạn II và di căn khi được chẩn đoán lần đầu tiên. Trên 85% số bệnh nhân mắc ung thư đại tràng bị di căn và tử vong do phát hiện chậm.
Cách nào “tránh xa” tử thần?
Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy, ngay cả khi không có triệu chứng nào cần tiến hành soi đại tràng khi ở tuổi trên 50. Nếu soi đại tràng hoàn toàn bình thường và không có polyp thì sau một năm mới phải soi lại.
Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình: bố mẹ, anh em ruột và con bị ung thư đại trực tràng cần soi đại tràng để sàng lọc ở tuổi 40 hoặc trước 10 năm so với tuổi của người thân bị ung thư đại trực tràng.
Còn những người bị viêm loét dạ dày cần nội soi đại tràng khi đã chung sống với bệnh từ 8 năm trở lên.
Song song với đó, cần tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng là: béo phì, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật, đường, rượu, thuốc lá, ăn ít chất xơ, lười vận động bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, năng tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Lối sống lành mạnh cần thực hiện trong nhiều năm mới có khả năng phòng được bệnh này. Mặt khác, 80% bệnh ung thư đại trực tràng có diễn tiến từ các pôlyp (các u lành tính), sau một thời gian 8-10 năm dưới tác động của nhiều yếu tố, các pôlyp trong trực tràng phát triển thành ung thư. Như vậy, phát hiện sớm các pôlyp để cắt sẽ loại bỏ được mầm mống ung thư. Bên cạnh đó, bệnh này cũng ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, tuổi tác (trên 50 tuổi).
Đặc biệt, khi có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá, thay đổi thói quen đại tiện thì cần đi khám chuyên khoa ngay. Việc phát hiện sớm các polyp và phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ mầm mống gây ung thư. Còn nếu đã hình thành u và ở giai đoạn đầu sẽ được chỉ định phẫu thuật, hoá trị hay xạ trị. Tỷ lệ sống được 5 năm sau phẫu thuật là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong dùng thuốc và lối sống.