Linh Tu
Thành viên khởi nghiệp 0909375880
Master batch thông thường được sản xuất dựa trên những loại nhựa nền khác nhau như PP, PE, HIPS,... Tuy nhiên ở thời kỳ mà xu hướng bảo vệ môi trường lên ngôi, các nhà sản xuất master batch cần phải phát triển thêm những sản phẩm hạt độn nhựa với nhựa nền sinh học để đáp ứng nhu cầu của bên sử dụng.
Nhựa sinh học (bioplastic) là loại nhựa có khả năng phân huỷ thành các thành phần có cấu trúc hoá học đơn giản hơn như nước, CO2 và sinh khối dưới tác dụng của môi trường và vi sinh vật. Chính vì thế, bioplastic không gây ô nhiễm môi trường nặng nề như các loại nhựa nguồn gốc hóa dầu, từ đó hạn chế sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân huỷ.
Nhựa nền sinh học để sản xuất master batch được tạo nên từ những thành phần từ thiên nhiên như các phụ phẩm nông nghiệp hoặc có thể là từ chai nhựa cũ. BiO filler được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất bao bì và khay, hộp, ly đựng thức ăn dùng một lần.
Một nhóm nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Wyss của Đại học Harvard đã phát triển nên loại nhựa nền sinh học mới làm từ vỏ tôm và có thể tự phân huỷ trong môi trường tự nhiên như những loại nhựa sinh học truyền thống khác. Động lực của việc thực hiện thí nghiệm này là do hằng năm, Mỹ thải ra môi trường 34 tấn rác thải nhựa các loại, hầu hết là nhựa plastic khó phân hủy và chỉ 7% trong số đó được tái chế. Rất nhiều rác thải nhựa trôi ra đại dương, tạo thành các đảo rác trôi nổi trên mặt nước, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật biển. Do đó, các nhà khoa học tại đây đã sáng chế ra loại nhựa sinh học sử dụng một chất gọi là chitosan có nhiều trong vỏ tôm, côn trùng, tế bào nấm và cánh bướm, có khả năng tự phân hủy trong môi trường và có thể làm nhựa nền cho BiO filler master batch.
Vì sao lại chọn vỏ tôm mà không phải là nguyên liệu khác? Các nhà khoa học cho biết, vỏ tôm là chất thải sẵn có trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Việc chiết chitosan có trong vỏ tôm để sản xuất nhựa sinh học chỉ sử dụng kỹ thuật sản xuất thông thường nên chi phí rất rẻ. Nhờ thế, những nhà sản xuất master batch cũng sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Thông thường, nhựa nền sinh học làm từ các nguyên liệu thực vật sẽ không được phân huỷ hoàn toàn. Tuy nhiên, với hỗn hợp chitosan từ vỏ tôm và protein từ tơ lụa, master batch làm từ loại nhựa nền mới này có thể phân hủy hoàn toàn chỉ trong vài tuần khi thải ra môi trường tự nhiên. Thêm vào đó, chitosan và protein có trong loại bioplastic này khi phân hủy trong đất sẽ tạo ra nguồn dinh dưỡng mà thực vật có thể hấp thụ.
Về ngoại hình, nhựa nền sinh học làm từ vỏ tôm không màu, trong suốt, có cấu trúc chắc chắn và dẻo dai. Khi kết hợp với CaCO3 và một số loại phụ gia khác sẽ cho ra BiO master batch ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất nhựa khác nhau.
Nhựa sinh học là gì? Nó có làm nhựa nền cho master batch được không?
Nhựa sinh học (bioplastic) là loại nhựa có khả năng phân huỷ thành các thành phần có cấu trúc hoá học đơn giản hơn như nước, CO2 và sinh khối dưới tác dụng của môi trường và vi sinh vật. Chính vì thế, bioplastic không gây ô nhiễm môi trường nặng nề như các loại nhựa nguồn gốc hóa dầu, từ đó hạn chế sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân huỷ.
Nhựa nền sinh học để sản xuất master batch được tạo nên từ những thành phần từ thiên nhiên như các phụ phẩm nông nghiệp hoặc có thể là từ chai nhựa cũ. BiO filler được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất bao bì và khay, hộp, ly đựng thức ăn dùng một lần.
BiO master batch với nhựa nền sinh học làm từ vỏ tôm
Một nhóm nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Wyss của Đại học Harvard đã phát triển nên loại nhựa nền sinh học mới làm từ vỏ tôm và có thể tự phân huỷ trong môi trường tự nhiên như những loại nhựa sinh học truyền thống khác. Động lực của việc thực hiện thí nghiệm này là do hằng năm, Mỹ thải ra môi trường 34 tấn rác thải nhựa các loại, hầu hết là nhựa plastic khó phân hủy và chỉ 7% trong số đó được tái chế. Rất nhiều rác thải nhựa trôi ra đại dương, tạo thành các đảo rác trôi nổi trên mặt nước, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật biển. Do đó, các nhà khoa học tại đây đã sáng chế ra loại nhựa sinh học sử dụng một chất gọi là chitosan có nhiều trong vỏ tôm, côn trùng, tế bào nấm và cánh bướm, có khả năng tự phân hủy trong môi trường và có thể làm nhựa nền cho BiO filler master batch.
Vì sao lại chọn vỏ tôm mà không phải là nguyên liệu khác? Các nhà khoa học cho biết, vỏ tôm là chất thải sẵn có trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Việc chiết chitosan có trong vỏ tôm để sản xuất nhựa sinh học chỉ sử dụng kỹ thuật sản xuất thông thường nên chi phí rất rẻ. Nhờ thế, những nhà sản xuất master batch cũng sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Thế mạnh của master batch làm từ nhựa sinh học vỏ tôm là gì?
Thông thường, nhựa nền sinh học làm từ các nguyên liệu thực vật sẽ không được phân huỷ hoàn toàn. Tuy nhiên, với hỗn hợp chitosan từ vỏ tôm và protein từ tơ lụa, master batch làm từ loại nhựa nền mới này có thể phân hủy hoàn toàn chỉ trong vài tuần khi thải ra môi trường tự nhiên. Thêm vào đó, chitosan và protein có trong loại bioplastic này khi phân hủy trong đất sẽ tạo ra nguồn dinh dưỡng mà thực vật có thể hấp thụ.
Về ngoại hình, nhựa nền sinh học làm từ vỏ tôm không màu, trong suốt, có cấu trúc chắc chắn và dẻo dai. Khi kết hợp với CaCO3 và một số loại phụ gia khác sẽ cho ra BiO master batch ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất nhựa khác nhau.