vnVietNhan
Thành viên gắn bó 0899333664
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam .
Hiện nay, ngoài dòng tranh sơn mài thuần túy, chất liệu này đã xuất hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, thiết kế hay gần đây nhất là nghệ thuật sắp đặt. Sơn mài cùng với nghệ thuật sắp đặt là một sự kết hợp đầy thú vị giữa một chất liệu có khả năng biến hóa (sơn khi pha trộn với các chất khác sẽ tạo ra những phản ứng và hiệu quả khác biệt) và một loại hình có đặc trưng ngôn ngữ tổng hợp (nghệ thuật sắp đặt có thể dung nạp hầu hết các loại hình và chất liệu). Các nghệ sỹ cũng đã tận dụng yếu tố truyền thống của sơn mài và hơi thở đương đại của sắp đặt để tạo ra những tác phẩm có hiệu quả thị giác cao, đem lại giá trị về nghệ thuật và rung cảm mạnh mẽ đối với khán giả.
Nguyễn Thế Sơn. Nhóm tác phẩm Sơn thủy tương liên trong triển lãm “16 chiếc bàn cà phê” (2016), Art Vietnam Gallery, Hà Nội. Nguồn: Art Vietnam Gallery
Trong khi sơn mài là chất liệu gắn bó với nghệ thuật tạo hình của Việt Nam từ những thập niên đầu thế kỷ 20 thì nghệ thuật sắp đặt mới chỉ được biết đến ở Việt Nam từ đầu những năm 90. Với đặc tính “tạm thời” (có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn), nghệ thuật sắp đặt cũng chối bỏ tầm quan trọng của việc lưu giữ trong bảo tàng và định nghĩa lại quan niệm về giá trị tác phẩm nghệ thuật. Ở một khía cạnh khác, sơn mài vốn được coi là chất liệu cao quý. Từ ngàn xưa, sơn mài đã được chọn để trang trí cho đồ thờ cúng bởi vẻ trang trọng và tính chất bền vững, cũng như sử dụng cho các công trình dinh thự, nhà ở của giai cấp phong kiến, thể hiện sự giàu có, quyền uy. Ngày nay, sự huy hoàng, lộng lẫy và mang đậm chất dân tộc của chất liệu này khiến tranh sơn mài được chọn để trưng bày tại nhiều công trình quan trọng mang tầm vóc quốc gia. Dù sơn mài và sắp đặt dường như là hai thái cực hoàn toàn chênh lệch như vậy, các nghệ sỹ vẫn tìm được cách dung hòa chúng và sáng tạo ra các tác phẩm vừa có tính truyền thống lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại.
Sau thập niên 90 với xu thế ưa chuộng chất liệu dễ kiếm và có sẵn, bước sang đầu thế kỷ 21, nghệ thuật sắp đặt Việt Nam đã dần tiếp cận với những chất liệu “cao cấp” và đòi hỏi kỹ thuật chế tác tỉ mỉ hơn. Sơn mài đã được đưa vào các sáng tác sắp đặt từ khoảng giữa những năm 2000. Trong đó được biết đến nhiều nhất là tên tuổi của nghệ sỹ Phi Phi Oanh, người đã góp phần đưa sơn mài đương đại Việt Nam tới công chúng trên thế giới. Bên cạnh đó, trong nhiều triển lãm thời gian gần đây, ta cũng bắt gặp những tác phẩm sắp đặt – sơn mài của các nghệ sỹ như Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Minh Thành, Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải… Có thể phân loại các nhóm tác phẩm này thành hai dạng chính: sắp đặt với sơn mài truyền thống (chủ yếu là sơn mài trên gỗ) và sắp đặt với sơn mài thể nghiệm (kết hợp với kỹ thuật hiện đại).
Sắp đặt với sơn mài truyền thống
Khái niệm “sơn mài truyền thống” ở đây có thể hiểu là cách thức làm sơn mài thông thường, nghĩa là phủ sơn lên và thực hiện các kỹ thuật tạo màu trên chất liệu chủ yếu là gỗ. Với các tác phẩm sắp đặt sơn mài dạng này, chất liệu sơn mài đóng vai trò chủ đạo và được kết hợp với các yếu tố khác, có thể là các chất liệu bổ trợ (hội họa, điêu khắc), cũng có thể kết hợp với không gian, ánh sáng, âm thanh và được bố trí tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh. Lúc này, do các nghệ sỹ không chú trọng vào việc tạo ra tác phẩm sơn mài thuần túy, vì thế những công đoạn làm vóc, bó hom… giản lược hơn, thay vào đó đẩy cao tính trang trí, kỹ thuật mài, đánh bóng để tạo ra hiệu quả thị giác. Tùy vào ý đồ của nghệ sỹ, chất liệu sơn mài được sử dụng như thành tố chính hoặc điểm xuyết vào tác phẩm.
Một số tác phẩm sắp đặt sơn mài truyền thống có thể kể đến như “16 Coffee Tables” (16 chiếc bàn cà phê) của nghệ sỹ Nguyễn Thế Sơn, trưng bày tại Vietnam Art Gallery, năm 2016. Hình ảnh những chiếc bàn được lấy nguyên mẫu từ những chiếc bàn ở quán cà phê bình dân Việt Nam, trên mỗi mặt bàn là một một chữ vàng cách điệu theo kiểu chữ Hán – biểu trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc cũng là quốc gia có nền mỹ thuật sơn mài truyền thống lâu đời, đây cũng là một trong những nét tương đồng về văn hóa của hai quốc gia. Nghệ sỹ đã sử dụng ẩn dụ qua hình ảnh quán cafe hè phố, kết hợp với nghệ thuật sơn mài kinh viện của cả hai dân tộc, để nói về mối quan hệ mang tính lịch sử và cũng là đề tài thời sự hiện nay. Chất liệu sơn mài đã được tác giả biến hóa trở nên hòa hợp với tính phóng khoáng của nghệ thuật sắp đặt. Một tác phẩm khác là “Chén và đũa, 1945” của anh em nghệ sỹ Lê Ngọc Thanh – Lê Đức Hải tại triển lãm “Những con số” (N.S.A.F, Huế năm 2011), tạo bởi rất nhiều chiếc bát sơn mài với đôi đũa đỏ đặt trên, tạo ra cảm giác đối lập với ký ức về nạn đói năm 1945. Một số tác phẩm của nghệ sỹ Nguyễn Oanh Phi Phi (Phi Phi Oanh) cũng được thể hiện theo xu hướng này. Nổi bật là seri tác phẩm tại triển lãm “Black Box” (Hộp đen) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 2007. 16 chiếc hộp sơn mài được tác giả trang trí bằng tranh sơn mài đầy tinh tế và nghệ thuật, với sắc vàng óng ánh làm chủ đạo.
Nội dung thể hiện là cảnh tượng quen thuộc trong sinh hoạt của người dân Việt Nam. Các hình ảnh được trích đoạn ngẫu nhiên, không đầy đủ là biểu trưng cho ký ức sâu xa dần mờ nhạt theo thời gian. Việc sử dụng chất liệu sơn mài trong sắp đặt này hoàn toàn phù hợp. Màu sắc của sơn cần thời gian, nhiệt độ và sự công phu của nghệ sỹ để ăn sâu vào tấm vóc cũng giống như những hình ảnh được sàng lọc và in hằn trong tiềm thức con người. Vẫn là sơn mài truyền thống nhưng được Phi Phi Oanh đặt trong những hình dáng đặc biệt, chẳng hạn như tác phẩm “Mappa Mundi”. Tác phẩm đã được trưng bày ở nhiều nơi, gần đây nhất là trong triển lãm “Tỏa” (2017) tại VCCA, Hà Nội. “Mappa Mundi” là một bức tranh sơn mài khổ lớn đặt tên theo những tấm bản đồ thế giới thời Trung cổ, lấy cảm hứng từ vòm trần của những nhà thờ cổ ở châu Âu. Với sự hỗ trợ của hệ thống đèn chiếu, khán giả phải ngước nhìn lên và chìm đắm trong không gian phi thực tế. Ngoài những tên tuổi kể trên, ta còn thấy chất liệu sơn mài được sử dụng làm thành tố cho một số thử nghiệm sắp đặt tại các triển lãm nhóm. Tuy nhiên, các sáng tác này nhìn chung chưa tôn vinh được giá trị của nghệ thuật sơn mài và dừng lại ở mức thực hành loại hình nghệ thuật sắp đặt.
Sắp đặt với sơn mài thể nghiệm
Các hình thức thể nghiệm là sự tìm tòi, khám phá các phương thức biểu đạt mới cho chất liệu truyền thống được các nghệ sỹ nghiên cứu và thực hiện thành công. Sơn mài vốn là chất liệu “khó tính”, việc nghiên cứu về sơn không khác gì việc thực nghiệm khoa học. Phải thật hiểu về chất liệu cũng như lặp lại nhiều lần các phản ứng để biết sơn mài có thể kết hợp với chất liệu nào để tăng khả năng biểu màu và biểu cảm.
Trong lĩnh vực này, có thể nói Phi Phi Oanh là nghệ sỹ thành công nhất. Cô đã mở ra nhiều hướng đi được coi là không tưởng cho sơn mài truyền thống. Một số khái niệm được Phi Phi Oanh sáng tạo ra như “lacquerskin” (tạm dịch là da sơn mài), nghĩa là sơn mài vẽ trên những tấm phim trong suốt hay “lacquerscope”, biến sơn mài trở thành một thiết bị và các hình ảnh ảo trên những tấm màn sơn mài sẽ được chiếu qua hệ thống máy chiếu. Quan niệm về sơn mài trên mặt phẳng hai chiều truyền thống bị phá vỡ, thay vào đó là một loạt hình thức ứng dụng phong phú của chất liệu này dưới sự trợ giúp của khoa học, kỹ thuật. Thể nghiệm đầu tiên của Phi Phi Oanh được giới thiệu trong triển lãm “Specula – Những chiếc gương phản xạ” tại Phòng Triển lãm tranh thành phố Hà Nội (2009), tác phẩm này sau đó được trưng bày tại Singapore Biennale 2013.
Phi Phi Oanh gây choáng ngợp với một mái vòm bằng sơn mài kích cỡ rất lớn, biến tác phẩm thành một sắp đặt kiến trúc. Specula mô phỏng đền đài cổ kính hay mái vòm nhà thờ trung cổ, nơi người xem chìm đắm bên trong, chạm tay vào bề mặt sơn mài được xử lý nhẵn mịn tuyệt đối. Thay vóc tranh gỗ bằng cốt nền tạo bởi sợi thủy tinh và nhựa epoxy, tác giả đã tạo ra bề mặt cong khổng lồ cho sơn mài, điều mà trước đây chưa từng có nghệ sỹ Việt Nam nào thực hiện được. Tiếp sau đó, kỹ thuật “lacquerskin” được Phi Phi Oanh nghiên cứu trong nhiều năm, trình làng tại triển lãm “Parchmentier” (tại L’Espace Hà Nội năm 2011), sau này là “Palimpsest” (dịch nghĩa là tấm da được viết lên) năm 2013. Sơn mài được vẽ lên những tấm phim chiếu, kết hợp với Lacquerscopes để chiếu rọi hình ảnh lên các tấm màn lụa căng trên khung gỗ. Sự sắp đặt các hình ảnh trừu tượng cùng hệ thống máy móc hiện đại khiến người xem cảm nhận sơn mài không chỉ là truyền thống và còn là chất liệu của tương lai. Phi Phi Oanh thu nạp tính tạm thời của nghệ thuật sắp đặt, biến tác phẩm sơn mài không còn là vật chất hiện hữu.
Cuối năm 2016, Phi Phi Oanh ra mắt công chúng kết quả thể nghiệm tiếp theo của mình qua triển lãm “Scry” tại Manzi Art Space, Hà Nội. Sắp đặt lần này thông qua một hệ thống kính lúp cỡ lớn. Ý tưởng xuất phát từ thuật ngữ “scrying” chỉ hành động bói toán qua quả cầu kính, vốn cho rằng sẽ thấy được tương lai. Cũng như vậy, chất liệu sơn mài truyền thống được du hành tới tương lai, gợi ra những công nghệ tiên tiến. Việc phóng to các chi tiết càng làm rõ khả năng biểu đạt trên bề mặt sơn mài, không thể nhầm lẫn với chất liệu khác. Sắp đặt gần đây nhất của Phi Phi Oanh là “Pro Se” (National Gallery Singapore, 2017), là cái nhìn đối sánh giữa sơn mài đương đại của cô và sơn mài truyền thống qua bức tranh khổ lớn “Les Fees” của bậc thầy Nguyễn Gia Trí. “Pro Se” được thực hiện công phu với các seri tác phẩm có hình thức đa dạng kết hợp giữa kỹ thuật lacquerskin và lacquerscope. Có thể coi đây là triển lãm tập hợp đầy đủ nhất những nghiên cứu nghiêm túc của Phi Phi Oanh hơn một thập kỷ qua. Tựu trung lại, các sắp đặt với sơn mài thể nghiệm đã khai thác toàn vẹn những giá trị của chất liệu sơn mài cùng với loại hình và kỹ thuật đương đại, là một định hướng cần được phát huy.
Tiểu kết
Qua những ví dụ kể trên, ta nhận thấy rằng chất liệu sơn mài truyền thống khó có thể bị mai một mà trở thành chất liệu hoàn toàn phù hợp với xu hướng sáng tác hiện nay. Việc ứng dụng chất liệu tưởng như đã cũ này trong nghệ thuật sắp đặt đã gợi ra những hướng đi mới. Đặc tính tổng hợp của sắp đặt khiến sơn mài có thể kết hợp với hình thức tạo hình độc đáo, công nghệ trình chiếu, ánh sáng… Các sắp đặt sơn mài cũng thể hiện sự đa dạng về mặt đề tài, không chỉ bó hẹp trong việc biểu hiện trên không gian hai chiều như sơn mài truyền thống. Sự kết hợp đã thổi làn gió mới vào sơn mài cổ truyền, làm mất đi tính kinh viện, nghiêm trang và trở nên gần gũi và hấp dẫn với nhiều thế hệ khán giả.
Tài liệu tham khảo:
– Trần Đình Thọ (2007), “Tranh sơn mài Việt Nam”, Nghiên cứu mỹ thuật – Sách kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật.
– Thanh Hương (2017), “Phi Phi Oanh: “Vượt tầm kiểm soát” với sơn mài”, Báo Tiền phong, số ngày 12 tháng 3 năm 2017.
– Website của các nghệ sỹ: http://www.phiphioanh.com/; http://nguyentheson.com/
Chúng tôi chuyên cung cấp sơn mài cao cấp, tranh son mai , khay sơn mài, bình sơn mài, đĩa sơn mài, hộp sơn mài.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ THIÊN LỘC
MST : 0104943633 - Ngày cấp: 11/10/2010
Đ/c : Thôn Hạ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội
Đại Diện : Trần Bình Lục
Hotline: 0948 37 90 08
Email: sacvietmoi@gmail.com
Hiện nay, ngoài dòng tranh sơn mài thuần túy, chất liệu này đã xuất hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, thiết kế hay gần đây nhất là nghệ thuật sắp đặt. Sơn mài cùng với nghệ thuật sắp đặt là một sự kết hợp đầy thú vị giữa một chất liệu có khả năng biến hóa (sơn khi pha trộn với các chất khác sẽ tạo ra những phản ứng và hiệu quả khác biệt) và một loại hình có đặc trưng ngôn ngữ tổng hợp (nghệ thuật sắp đặt có thể dung nạp hầu hết các loại hình và chất liệu). Các nghệ sỹ cũng đã tận dụng yếu tố truyền thống của sơn mài và hơi thở đương đại của sắp đặt để tạo ra những tác phẩm có hiệu quả thị giác cao, đem lại giá trị về nghệ thuật và rung cảm mạnh mẽ đối với khán giả.
Nguyễn Thế Sơn. Nhóm tác phẩm Sơn thủy tương liên trong triển lãm “16 chiếc bàn cà phê” (2016), Art Vietnam Gallery, Hà Nội. Nguồn: Art Vietnam Gallery
Trong khi sơn mài là chất liệu gắn bó với nghệ thuật tạo hình của Việt Nam từ những thập niên đầu thế kỷ 20 thì nghệ thuật sắp đặt mới chỉ được biết đến ở Việt Nam từ đầu những năm 90. Với đặc tính “tạm thời” (có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn), nghệ thuật sắp đặt cũng chối bỏ tầm quan trọng của việc lưu giữ trong bảo tàng và định nghĩa lại quan niệm về giá trị tác phẩm nghệ thuật. Ở một khía cạnh khác, sơn mài vốn được coi là chất liệu cao quý. Từ ngàn xưa, sơn mài đã được chọn để trang trí cho đồ thờ cúng bởi vẻ trang trọng và tính chất bền vững, cũng như sử dụng cho các công trình dinh thự, nhà ở của giai cấp phong kiến, thể hiện sự giàu có, quyền uy. Ngày nay, sự huy hoàng, lộng lẫy và mang đậm chất dân tộc của chất liệu này khiến tranh sơn mài được chọn để trưng bày tại nhiều công trình quan trọng mang tầm vóc quốc gia. Dù sơn mài và sắp đặt dường như là hai thái cực hoàn toàn chênh lệch như vậy, các nghệ sỹ vẫn tìm được cách dung hòa chúng và sáng tạo ra các tác phẩm vừa có tính truyền thống lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại.
Sau thập niên 90 với xu thế ưa chuộng chất liệu dễ kiếm và có sẵn, bước sang đầu thế kỷ 21, nghệ thuật sắp đặt Việt Nam đã dần tiếp cận với những chất liệu “cao cấp” và đòi hỏi kỹ thuật chế tác tỉ mỉ hơn. Sơn mài đã được đưa vào các sáng tác sắp đặt từ khoảng giữa những năm 2000. Trong đó được biết đến nhiều nhất là tên tuổi của nghệ sỹ Phi Phi Oanh, người đã góp phần đưa sơn mài đương đại Việt Nam tới công chúng trên thế giới. Bên cạnh đó, trong nhiều triển lãm thời gian gần đây, ta cũng bắt gặp những tác phẩm sắp đặt – sơn mài của các nghệ sỹ như Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Minh Thành, Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải… Có thể phân loại các nhóm tác phẩm này thành hai dạng chính: sắp đặt với sơn mài truyền thống (chủ yếu là sơn mài trên gỗ) và sắp đặt với sơn mài thể nghiệm (kết hợp với kỹ thuật hiện đại).
Sắp đặt với sơn mài truyền thống
Khái niệm “sơn mài truyền thống” ở đây có thể hiểu là cách thức làm sơn mài thông thường, nghĩa là phủ sơn lên và thực hiện các kỹ thuật tạo màu trên chất liệu chủ yếu là gỗ. Với các tác phẩm sắp đặt sơn mài dạng này, chất liệu sơn mài đóng vai trò chủ đạo và được kết hợp với các yếu tố khác, có thể là các chất liệu bổ trợ (hội họa, điêu khắc), cũng có thể kết hợp với không gian, ánh sáng, âm thanh và được bố trí tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh. Lúc này, do các nghệ sỹ không chú trọng vào việc tạo ra tác phẩm sơn mài thuần túy, vì thế những công đoạn làm vóc, bó hom… giản lược hơn, thay vào đó đẩy cao tính trang trí, kỹ thuật mài, đánh bóng để tạo ra hiệu quả thị giác. Tùy vào ý đồ của nghệ sỹ, chất liệu sơn mài được sử dụng như thành tố chính hoặc điểm xuyết vào tác phẩm.
Một số tác phẩm sắp đặt sơn mài truyền thống có thể kể đến như “16 Coffee Tables” (16 chiếc bàn cà phê) của nghệ sỹ Nguyễn Thế Sơn, trưng bày tại Vietnam Art Gallery, năm 2016. Hình ảnh những chiếc bàn được lấy nguyên mẫu từ những chiếc bàn ở quán cà phê bình dân Việt Nam, trên mỗi mặt bàn là một một chữ vàng cách điệu theo kiểu chữ Hán – biểu trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc cũng là quốc gia có nền mỹ thuật sơn mài truyền thống lâu đời, đây cũng là một trong những nét tương đồng về văn hóa của hai quốc gia. Nghệ sỹ đã sử dụng ẩn dụ qua hình ảnh quán cafe hè phố, kết hợp với nghệ thuật sơn mài kinh viện của cả hai dân tộc, để nói về mối quan hệ mang tính lịch sử và cũng là đề tài thời sự hiện nay. Chất liệu sơn mài đã được tác giả biến hóa trở nên hòa hợp với tính phóng khoáng của nghệ thuật sắp đặt. Một tác phẩm khác là “Chén và đũa, 1945” của anh em nghệ sỹ Lê Ngọc Thanh – Lê Đức Hải tại triển lãm “Những con số” (N.S.A.F, Huế năm 2011), tạo bởi rất nhiều chiếc bát sơn mài với đôi đũa đỏ đặt trên, tạo ra cảm giác đối lập với ký ức về nạn đói năm 1945. Một số tác phẩm của nghệ sỹ Nguyễn Oanh Phi Phi (Phi Phi Oanh) cũng được thể hiện theo xu hướng này. Nổi bật là seri tác phẩm tại triển lãm “Black Box” (Hộp đen) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 2007. 16 chiếc hộp sơn mài được tác giả trang trí bằng tranh sơn mài đầy tinh tế và nghệ thuật, với sắc vàng óng ánh làm chủ đạo.
Nội dung thể hiện là cảnh tượng quen thuộc trong sinh hoạt của người dân Việt Nam. Các hình ảnh được trích đoạn ngẫu nhiên, không đầy đủ là biểu trưng cho ký ức sâu xa dần mờ nhạt theo thời gian. Việc sử dụng chất liệu sơn mài trong sắp đặt này hoàn toàn phù hợp. Màu sắc của sơn cần thời gian, nhiệt độ và sự công phu của nghệ sỹ để ăn sâu vào tấm vóc cũng giống như những hình ảnh được sàng lọc và in hằn trong tiềm thức con người. Vẫn là sơn mài truyền thống nhưng được Phi Phi Oanh đặt trong những hình dáng đặc biệt, chẳng hạn như tác phẩm “Mappa Mundi”. Tác phẩm đã được trưng bày ở nhiều nơi, gần đây nhất là trong triển lãm “Tỏa” (2017) tại VCCA, Hà Nội. “Mappa Mundi” là một bức tranh sơn mài khổ lớn đặt tên theo những tấm bản đồ thế giới thời Trung cổ, lấy cảm hứng từ vòm trần của những nhà thờ cổ ở châu Âu. Với sự hỗ trợ của hệ thống đèn chiếu, khán giả phải ngước nhìn lên và chìm đắm trong không gian phi thực tế. Ngoài những tên tuổi kể trên, ta còn thấy chất liệu sơn mài được sử dụng làm thành tố cho một số thử nghiệm sắp đặt tại các triển lãm nhóm. Tuy nhiên, các sáng tác này nhìn chung chưa tôn vinh được giá trị của nghệ thuật sơn mài và dừng lại ở mức thực hành loại hình nghệ thuật sắp đặt.
Sắp đặt với sơn mài thể nghiệm
Các hình thức thể nghiệm là sự tìm tòi, khám phá các phương thức biểu đạt mới cho chất liệu truyền thống được các nghệ sỹ nghiên cứu và thực hiện thành công. Sơn mài vốn là chất liệu “khó tính”, việc nghiên cứu về sơn không khác gì việc thực nghiệm khoa học. Phải thật hiểu về chất liệu cũng như lặp lại nhiều lần các phản ứng để biết sơn mài có thể kết hợp với chất liệu nào để tăng khả năng biểu màu và biểu cảm.
Trong lĩnh vực này, có thể nói Phi Phi Oanh là nghệ sỹ thành công nhất. Cô đã mở ra nhiều hướng đi được coi là không tưởng cho sơn mài truyền thống. Một số khái niệm được Phi Phi Oanh sáng tạo ra như “lacquerskin” (tạm dịch là da sơn mài), nghĩa là sơn mài vẽ trên những tấm phim trong suốt hay “lacquerscope”, biến sơn mài trở thành một thiết bị và các hình ảnh ảo trên những tấm màn sơn mài sẽ được chiếu qua hệ thống máy chiếu. Quan niệm về sơn mài trên mặt phẳng hai chiều truyền thống bị phá vỡ, thay vào đó là một loạt hình thức ứng dụng phong phú của chất liệu này dưới sự trợ giúp của khoa học, kỹ thuật. Thể nghiệm đầu tiên của Phi Phi Oanh được giới thiệu trong triển lãm “Specula – Những chiếc gương phản xạ” tại Phòng Triển lãm tranh thành phố Hà Nội (2009), tác phẩm này sau đó được trưng bày tại Singapore Biennale 2013.
Phi Phi Oanh. Specula (2015), Singapore Biennale, Singapore. Nguồn: Matthew Dakin
Phi Phi Oanh gây choáng ngợp với một mái vòm bằng sơn mài kích cỡ rất lớn, biến tác phẩm thành một sắp đặt kiến trúc. Specula mô phỏng đền đài cổ kính hay mái vòm nhà thờ trung cổ, nơi người xem chìm đắm bên trong, chạm tay vào bề mặt sơn mài được xử lý nhẵn mịn tuyệt đối. Thay vóc tranh gỗ bằng cốt nền tạo bởi sợi thủy tinh và nhựa epoxy, tác giả đã tạo ra bề mặt cong khổng lồ cho sơn mài, điều mà trước đây chưa từng có nghệ sỹ Việt Nam nào thực hiện được. Tiếp sau đó, kỹ thuật “lacquerskin” được Phi Phi Oanh nghiên cứu trong nhiều năm, trình làng tại triển lãm “Parchmentier” (tại L’Espace Hà Nội năm 2011), sau này là “Palimpsest” (dịch nghĩa là tấm da được viết lên) năm 2013. Sơn mài được vẽ lên những tấm phim chiếu, kết hợp với Lacquerscopes để chiếu rọi hình ảnh lên các tấm màn lụa căng trên khung gỗ. Sự sắp đặt các hình ảnh trừu tượng cùng hệ thống máy móc hiện đại khiến người xem cảm nhận sơn mài không chỉ là truyền thống và còn là chất liệu của tương lai. Phi Phi Oanh thu nạp tính tạm thời của nghệ thuật sắp đặt, biến tác phẩm sơn mài không còn là vật chất hiện hữu.
Cuối năm 2016, Phi Phi Oanh ra mắt công chúng kết quả thể nghiệm tiếp theo của mình qua triển lãm “Scry” tại Manzi Art Space, Hà Nội. Sắp đặt lần này thông qua một hệ thống kính lúp cỡ lớn. Ý tưởng xuất phát từ thuật ngữ “scrying” chỉ hành động bói toán qua quả cầu kính, vốn cho rằng sẽ thấy được tương lai. Cũng như vậy, chất liệu sơn mài truyền thống được du hành tới tương lai, gợi ra những công nghệ tiên tiến. Việc phóng to các chi tiết càng làm rõ khả năng biểu đạt trên bề mặt sơn mài, không thể nhầm lẫn với chất liệu khác. Sắp đặt gần đây nhất của Phi Phi Oanh là “Pro Se” (National Gallery Singapore, 2017), là cái nhìn đối sánh giữa sơn mài đương đại của cô và sơn mài truyền thống qua bức tranh khổ lớn “Les Fees” của bậc thầy Nguyễn Gia Trí. “Pro Se” được thực hiện công phu với các seri tác phẩm có hình thức đa dạng kết hợp giữa kỹ thuật lacquerskin và lacquerscope. Có thể coi đây là triển lãm tập hợp đầy đủ nhất những nghiên cứu nghiêm túc của Phi Phi Oanh hơn một thập kỷ qua. Tựu trung lại, các sắp đặt với sơn mài thể nghiệm đã khai thác toàn vẹn những giá trị của chất liệu sơn mài cùng với loại hình và kỹ thuật đương đại, là một định hướng cần được phát huy.
Tiểu kết
Qua những ví dụ kể trên, ta nhận thấy rằng chất liệu sơn mài truyền thống khó có thể bị mai một mà trở thành chất liệu hoàn toàn phù hợp với xu hướng sáng tác hiện nay. Việc ứng dụng chất liệu tưởng như đã cũ này trong nghệ thuật sắp đặt đã gợi ra những hướng đi mới. Đặc tính tổng hợp của sắp đặt khiến sơn mài có thể kết hợp với hình thức tạo hình độc đáo, công nghệ trình chiếu, ánh sáng… Các sắp đặt sơn mài cũng thể hiện sự đa dạng về mặt đề tài, không chỉ bó hẹp trong việc biểu hiện trên không gian hai chiều như sơn mài truyền thống. Sự kết hợp đã thổi làn gió mới vào sơn mài cổ truyền, làm mất đi tính kinh viện, nghiêm trang và trở nên gần gũi và hấp dẫn với nhiều thế hệ khán giả.
Tài liệu tham khảo:
– Trần Đình Thọ (2007), “Tranh sơn mài Việt Nam”, Nghiên cứu mỹ thuật – Sách kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật.
– Thanh Hương (2017), “Phi Phi Oanh: “Vượt tầm kiểm soát” với sơn mài”, Báo Tiền phong, số ngày 12 tháng 3 năm 2017.
– Website của các nghệ sỹ: http://www.phiphioanh.com/; http://nguyentheson.com/
Chúng tôi chuyên cung cấp sơn mài cao cấp, tranh son mai , khay sơn mài, bình sơn mài, đĩa sơn mài, hộp sơn mài.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ THIÊN LỘC
MST : 0104943633 - Ngày cấp: 11/10/2010
Đ/c : Thôn Hạ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội
Đại Diện : Trần Bình Lục
Hotline: 0948 37 90 08
Email: sacvietmoi@gmail.com
Nguồn tham khảo internet