Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
4 yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
4 yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO FfWzt02
 


#1

11.07.19 13:59

otakusama

otakusama

Thành viên khởi nghiệp
0947597268
Thành viên khởi nghiệp
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt NamHệ thống quản lý chất lượng sản phẩm là công việc tổ chức quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ những mục tiêu kinh tế khác nhau, từ những quan niệm khác nhau mà từng quốc gia có những phương pháp quản lý riêng biệt.

Dưới đây là một số phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
4 yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO TGVpdnX

1. Kiểm tra chất lượng

Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết từng bộ phận nhằm sàng lọc và loại bỏ bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật.

Đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất về chất lượng ngày càng gây gắt. Các nhà công nghiệp dần dần nhận ra rằng kiểm tra không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất. Theo định nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Như vậy kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý đã xong. Và chất lượng không được tạo dựng nên qua kiểm tra.

Vào những năm 1920, người ra bắt đầu chú trọng đến những quá trình trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Từ đó khái niệm kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) ra đời. 

2. Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là các hoạt động kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.

Để kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp phi kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này giúp ngăn ngừa sản xuất ra các sản phẩm bị lỗi. Nói chúng, kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây:

  • Con người

  • Phương pháp và quá trình

  • Đầu vào

  • Thiết bị

  • Môi trường

Kiểm soát chất lượng ra đời tại Mỹ, những rất đáng tiếc là phương pháp này chỉ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ phát huy sau chiến tranh. Ngược lại, chính ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp dụng và phát triển, đã được hấp thụ vào chính nền văn hoá của họ.

3. Kiểm soát chất lượng toàn diện

Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản xuất và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thoả mãn người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này vào các quá trình sản xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng, mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó, như: đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. Phương pháp quản lý này được gọi là kiểm soát chất lượng toàn diện.

Thuật ngữ Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control - TQC) được Feigenbaum đinh nghĩa như sau:

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thoả mãn nhu cầu khách hàng.

>> Xem thêm: 5 Bước đơn giản để thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng

4. Quản lý chất lượng toàn diện

Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, như hệ thống “vừa đúng lúc” (Just-in-time), đã là cơ sở cho lý thuyết Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Quản lý chất lượng toàn diện được nảy sinh ra từ các nước phương Tây với tên tuổi của Deming, Juran, Crosby.

Quản lý chất lượng toàn diện được định nghĩa là một phương pháp của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội.

Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản phẩm và khoả mãn khách hàng với mức độ tốt nhất. Điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng và huy động các bộ phận, các cá nhân cùng tham gia để đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra.

Trong quá trình triển khai thực tế phương pháp quản lý chất lượng toàn diện hiện nay tại các công ty, đã đúc kết được các đặc điểm chung như sau:

  • Vai trò lãnh đạo của trong công ty

  • Chất lượng định hướng bởi khách hàng

  • Cải tiến chất lượng liên tục 

  • Tính nhất thể, hệ thống

  • Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viên

  • Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kế, vừa đúng lúc,...

Nếu bạn đang có thắc mắc về Bốn phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO mà LAVAN nêu ở trên, thì hãy nhanh tay gọi qua HOTLINE: 0947 597 268 Hoặc truy cập WEBSITE: https://lavan.com.vn/ để được tư vấn miến phí ngay trong hôm nay!

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết