Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sập nhà trên phố Hàng Bông: Lỗi do biển quảng cáo hay tại quy hoạch FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sập nhà trên phố Hàng Bông: Lỗi do biển quảng cáo hay tại quy hoạch FfWzt02
 


#1

04.09.19 3:51

huutien195

huutien195

Thành viên gắn bó
0962877118
Thành viên gắn bó
TBCKVN - Sáng sớm nay (2/7), một căn nhà (thuộc khu phố cổ) trên phố Hàng Bông bất ngờ đổ sập khiến người dân lưu thông quanh khu vực và hiện trường hoảng sợ...

Cụ thể, vào khoảng 7h sáng ngày 2/7, một cửa hàng bán đồ thể thao có địa chỉ 56 phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ đổ sập, khiến người đi đường và người dân quanh khu vực hoảng sợ.

Ông Trần Danh Hiếu - Trưởng Công an phường Hàng Gai cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin vụ sập nhà, lực lượng cứu hộ cứu nạn Hà Nội đã huy động xe cứu hộ và hàng chục chiến sĩ đến hiện trường. Bước đầu xác định không có thiệt hại về người.

Sập nhà trên phố Hàng Bông: Lỗi do biển quảng cáo hay tại quy hoạch Sap-nha-tren-pho-hang-bong-loi-do-bien-quang-cao-hay-tai-quy-hoach-41-.0268


Nói về nguyên nhân ban đầu vụ sập nhà, ông Hiếu cho biết, do biển quảng cáo và biển hộp đèn của cửa hàng này quá nặng nên khi có gió đã bị kéo sập xuống. Tuy nhiên, biển quảng cáo không phải là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc... Đó còn là chất lượng của công trình...

Dễ thấy, tại khu vực phố cổ Hà Nội, rộng hơn là hệ thống chung cư cũ lên tới cả ngàn tòa nằm rải rác trên khắp thành phố, hầu hết các công trình này đã có tuổi thọ khá lâu đời; do nằm tại các khu vực dân cư đông đúc, trật hẹp nên việc giải tỏa, xây mới hoặc di dời vô cùng khó khăn.

Từ 1 mét "mặt tiền" khu phố cổ

Sau hàng chục năm triển khai, việc giãn dân phố cổ Hà Nội vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi đó hàng nghìn căn nhà ngày càng xuống cấp, cuộc sống của người dân thêm khó khăn... Khu đô thị Việt Hưng dành cho việc tái định cư dân phố cổ cũng "bất động".

Mới đây, TP. Hà Nội vừa giao quận Hoàn Kiếm phối hợp với các bên liên quan lựa chọn nhà đầu tư, hoàn thiện thủ tục để triển khai dự án dự xây dựng nhà ở giãn dân phố cổ (dự kiến thực hiện trong quý IV/2019).

Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ đã rà soát, phân loại các trường hợp giãn dân trên địa bàn 10 phường (Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông và Lý Thái Tổ). Việc rà soát này sẽ làm cơ sở để xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, bồi thường với các trường hợp nằm trong diện giải phóng mặt bằng bắt buộc.

Được biết, chủ trương giãn dân phố cổ được Hà Nội đặt ra từ 20 năm trước. Thành phố đã lên kết hoạch khởi công dự án từ năm 2002 với mục tiêu bước đầu di dời khoảng 7.000 dân tới Khu đô thị Việt Hưng. Tuy nhiên đến 2013, thành phố mới ban hành văn bản thực hiện chủ trương giãn dân phố cổ và số dân cần di dời gấp 10 lần mục tiêu ban đầu.

Tháng 01/2015, quận Hoàn Kiếm họp báo công bố sẽ khởi công khu nhà ở giãn dân và hoàn thành vào cuối năm 2017. Quận cũng lên kế hoạch di dời trong giai đoạn một của dự án với trên 500 hộ gồm: Người dân sống trong di tích (hơn 46 hộ); trong công sở (21 hộ); trường học (13 hộ).

Ngoài ra, gần 6.000 nhân khẩu đang sống trong các căn hộ có giá trị, giá trị đặc biệt, biển số nhà đông hộ, nhà nguy hiểm, chung cư sở hữu tư nhân cũng nằm trong kế hoạch giãn dân đợt một. Tuy nhiên đến nay khu nhà ở giãn dân chưa được khởi công.

Lý giải việc dự án chậm triển khai, HĐND thành phố cho rằng, dự án tổ chức di dời các hộ dân ra khỏi khu phố cổ bao gồm nhiều trường hợp chính sách khác nhau nên việc đưa ra các cơ chế còn chưa thống nhất. Bên cạnh đó, dự án xây dựng nhà ở giãn dân chưa có số liệu diện tích, giá bán; chưa có cơ chế quy đổi phù hợp để thông báo tới các hộ dân.

Khu phố cổ Hà Nội có diện tích khoảng 81 ha nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân khoảng 66.600 người tương ứng với mật độ 823 người/ha. Hà Nội dự kiến giảm mật độ xuống còn 500 người/ha, tương ứng phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với hơn 26.000 người.

Đến ngàn chung cư cũ...

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 1.579 tòa chung cư cũ xây dựng trong giai đoạn 1960 - 1980. Phần lớn số chung cư này đã hết niên hạn sử dụng, tập trung chủ yếu tại các quận như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa... Đây cũng là những tòa nhà cấp bách phải thực hiện cải tạo, sửa chữa cho người dân sinh sống an toàn nhưng do những vướng mắc, chủ trương này gần như vẫn dậm chân tại chỗ.

Khởi động từ năm 1999, nhưng sau 20 năm chủ trương cải tạo chung cư cũ của thành phố chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn (14 trên 1579 chung cư cũ).

Một trong những vướng mắc chính khi triển khai dự án cải tạo chung cư cũ là việc cân đối lợi ích của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Phía doanh nghiệp không mặn mà do lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ không hấp dẫn. Trong khi đó, Nhà nước thì lại không muốn gia tăng mật độ dân cư, thay đổi quy hoạch kiến trúc nên không cho phép xây cao tầng.

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: “Kế hoạch cải tạo lại chung cư cũ được khởi động từ năm 1996 và đến năm 1999 được tiến hành. Cho đến nay mới xây dựng và cải tạo được 14/1579 tòa nhà. Để cải tạo lại chung cư cũ chúng ta phải đảm bảo được lợi ích hài hòa giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước; đảm bảo tiêu chuẩn quy hoạch; và cần phải có nguồn lực”.

Việc Hà Nội chậm triển khai cải tạo chung cư cũ làm cuộc sống hàng nghìn hộ dân tại các tòa nhà này bất an, lo lắng.

Ông Hoàng Như Huyên, trú tại phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm cho biết, trên địa bàn quận có trên 100 chung cư cũ, trong đó có nhiều nhà ở tình trạng xuống cấp cần được cải tạo, sửa chữa. Lo lắng, người dân đã rất nhiều lần kiến nghị, nhất là qua các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng mọi chuyện không có gì thay đổi.

Tại quận Hoàng Mai là những dãy nhà “chống kèo gác cột” trong khu tập thể Tân Mai. Sau gần 30 năm sử dụng, năm 2010, tòa nhà A7 khu tập thể Tân Mai xuất hiện sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền địa phương, ngành chức năng thành phố đã phải gia cố khung sắt từ tầng 1 đến tầng 5 để chống nguy cơ đổ sập.

Ông Nguyễn Văn Huy, phường Tân Mai cho rằng, việc tu sửa, chóng cột chỉ là giải pháp tình thế, người dân sống trong tòa nhà rất lo lắng về sự an toàn. Hiện tình trạng sụt lún, độ nghiêng của tòa nhà ngày càng nghiêm trọng.

“Chúng tôi rất là lo lắng, đặc biệt khi nghe tin có những cơn bão lớn. Bởi khu vực A7 vẫn còn 52 hộ dân và hơn 200 nhân khẩu. Trong khi khu vực bản thang, xí nghiệp nhà Hai Bà Trưng đã gia cố bằng các khung sắt, tuy nhiên nhìn những vết nứt như vậy thì rất bất an”, ông Huy nói.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết