botania
Thành viên gắn bó 0437662222
Cuộc sống ngày nay, con người thường lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý ăn quá nhiều chất béo, ăn quá mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia.. là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bệnh cao huyết áp. Tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp, ngày càng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo thống kê năm 2008 tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp chiếm tới 25%. Cao huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ gây biến chứng hàng đầu của các cơ quan trong cơ thể.
Theo các bác sỹ, tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối có yếu tố tác động từ bệnh cao huyết áp. Mức độ cao huyết áp kèm theo nguy cơ suy thận rất cao, tổn thương suy thận vẫn cao dù cao huyết áp được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự tác động qua lại giữa cao huyết áp và suy thận, bệnh cao huyết áp gây suy thận và ngược lại. Vì vậy để tránh bị suy thận cần phải kiểm soát được huyết áp. Đồng thời cần điều trị tốt suy thận mới hạn chế được cao huyết áp.
Suy thận và cao huyết áp có tác động lẫn nhau
Cao huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, và phá hủy chúng, làm giảm lưu lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Bộ lọc ở cầu thận bị phá hủy do huyết áp tăng cao, làm thận không thể lọc và loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Tình trạng ứ thừa nước ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Vì vậy, nguyên nhân chính dẫn đến suy thân là do tăng huyết áp.
Thân là cơ quan trong cơ thể, có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Huyết áp tăng cao lên, khi khả năng điều hòa huyết áp của thận giảm đi do thận bị tổn thương. Vì vậy người mắc bệnh suy thân, bệnh sẽ nặng lên khi bị thêm bệnh tăng huyết áp. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận và phòng tránh bệnh lý tim mạch bởi tăng huyết áp còn gây tổn thương tim.
Biểu hiện những biến chứng thận ở bệnh nhân cao huyết áp
Suy thận do cao huyết áp thường liên quan đến huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương.
Khi chức năng thận chỉ còn 1/10 so với mức bình thường, có thể xuất hiện các triệu chứng như sưng phù, xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, tiểu nhiều lần…
Cao huyết áp gây tổn thương thận biểu hiện dưới 3 dạng là suy thận, tiểu albumin vi thể, tiểu protein. Để đánh giá được tổn thương thận ở người tăng huyết áp chủ yếu là dựa vào xét nghiệm.
Ở người mắc cao huyết áp có biểu hiện đi tiểu đêm nhiều lần, là do hậu quả của phì đại tiền liệt tuyến lành tính đi kèm, cũng có thể do bàng quang bị giảm thể tích. Khả năng cô đặc nước tiểu bị giảm là dấu hiệu sớm của suy thận. Nồng độ creatinin máu tăng phản ánh sự giảm độ lọc cầu thận. Sự đào thải protein gia tăng phản ánh thương tổn mức lọc cầu thận. Albumin niệu vi thể ở người bị cao huyết áp được xem là yếu tố dự báo bệnh lý tim mạch.
Việc phát hiện chức năng thận bị tổn thương ở người bị cao huyết áp với bất kỳ các biểu hiện nào kể trên có giá trị dự báo bệnh lý và tử vong do tim mạch trong tương lai.
Điều trị nếu bị cả cao huyết áp và suy thận
Mục tiêu điều trị cần đạt được là kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg, ngăn chặn thận không bị tổn thương nặng thêm, giảm nguy cơ bị bệnh tim. Để đạt được những mục tiêu này, người bệnh cần tuân thủ theo một phác đồ điều trị phù hợp với bệnh suy thận.
Cần kết hợp ăn kiêng và thực hiện một lối sống phù hợp với từng giai đoạn suy thận:
Giai đoạn 1-2 ăn nhiều trái cây, rau, bơ sữa.
Giai đoạn 2-3 ăn nhạt dưới 2,4 gam muối mỗi ngày, giảm chất béo và cholesterol vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Giai đoạn 3-4 để hạn chế những bệnh về xương, bạn cần kiểm soát lượng protein, ăn ít thức ăn chứa nhiều phốtpho (vì phốtpho sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương) như sữa, pho mát, sữa chua, bia, coca, giảm lượng kali trong bữa ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải giảm cân nếu đang quá béo, nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp phối hợp từ 2 loại trở lên kèm theo thuốc lợi tiểu.
tham khảo bệnh cao huyết áp: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html
nguồn tin: http://suckhoedoisong24h.com/threads/bien-chung-cua-than-do-cao-huyet-ap.1213/