Trong gần 20 năm qua, số bệnh nhân mắc mới ung thư của Việt Nam đã tăng gấp 2,5 lần, dự kiến sẽ tăng lên 200.000 ca vào năm 2020.
1. Thực trạng bệnh ung thư đang gia tăng tại Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 quốc gia có tỉ lệ ung thư cao nhất đều là những nước phát triển: Úc đứng số 1 với tỉ lệ mắc ung thư cả 2 giới ở mức 468/100.000 dân; New Zealand (438); Ireland (373); Hungary (368); Mỹ đứng thứ 5 với tỉ lệ 352, kế đó là Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan...
Tỉ lệ trên tương đương với số người mắc thực tế tại Úc là gần 200.000 ca; New Zealand xấp xỉ 36.000 ca; Mỹ có hơn 2,1 triệu ca mắc mới.
Tại Châu Á, Hàn Quốc có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất (313), xếp vị trí thứ 13 trên bản đồ ung thư thế giới; đứng thứ 2 là Singapore (282, xếp vị trí 42 thế giới); Nhật Bản xếp thứ 3 (248, vị trí 43 thế giới); Trung Quốc xếp vị trí thứ 9 châu Á và 68 thế giới với tỉ lệ 202/100.000 dân.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất, kế đó là Philippines (163, vị trí 89 thế giới); Thái Lan vị trí 92 thế giới (152); thứ 4 khu vực là Lào (154, vị trí 97 thế giới).
Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2015, Việt Nam xếp vị trí 107 và thời điểm 2013 xếp ở vị trí 108.
Những quốc gia có tỉ lệ chết vì ung thư lớn nhất gồm: Mông Cổ (170/100.000 dân); thứ 2 là Hungary (155); Ba Lan ở vị trí số 8 (136); Trung Quốc ở vị trí số 12 (130); Lào xếp vị trí 33; Pháp xếp vị trí 42; Canada xếp 84; Mỹ xếp vị trí 91 (91/100.000 ca); Nhật Bản ở vị trí 112 (85,2/100.000 dân)...
2. Vì sao ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh?
- Thứ nhất, do tuổi thọ người Việt không ngừng tăng, hiện đã đạt 73,5 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư càng lớn.
- Thứ hai, do nhận thức của người dân tốt hơn nhờ truyền thông nên người dân đi khám sức khoẻ định kỳ nhiều hơn, từ đó phát hiện bệnh nhiều hơn.
- Thứ ba, do những tiến bộ y học, kĩ thuật chẩn đoán tốt hơn nên tỉ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
- Thứ tư, nguyên nhân gây ung thư chỉ có 10% do rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền bên trong cơ thể, còn lại 80% do các tác nhân không lành mạnh bên ngoài như liên quan đến hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao... Trong đó riêng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% các bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, vú, dạ dày, cổ tử cung..
Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý, ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35% nguyên nhân như ăn nhiều thịt, ít rau làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ăn các thực phẩm bị nấm mốc làm tăng nguy cơ ung thư gan, dạ dày...
Ngoài ra còn các yếu tố do vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường, tia phóng xạ...
Về nguyên nhân tỉ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam lớn, các bác sĩ cho biết, có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư đến BV điều trị ở giai đoạn muộn nên điều trị rất khó khăn, riêng ung thư gan, ung thư phổi, tỉ lệ điều trị ở giai đoạn muộn lên tới 80 – 90%. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, rất nhiều ung thư có tỉ lệ chữa khỏi lên tới 95 – 99%. Ngay như ung thư vú, hiện tỉ lệ chữa khỏi tại Việt Nam cũng đã đạt 75%, tương đương với thế giới
Để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư, GS Thuấn nhấn mạnh, người dân cần có thói quen khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm ung thư, đây là điều kiện tiên quyết để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư. Với các trường hợp gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư vú, ung thư đại tràng... cần đi tầm soát ung thư sớm hơn.
Để ngừa ung thư, người dân cần ăn uống và sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc, uống rượu bia...
1. Thực trạng bệnh ung thư đang gia tăng tại Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 quốc gia có tỉ lệ ung thư cao nhất đều là những nước phát triển: Úc đứng số 1 với tỉ lệ mắc ung thư cả 2 giới ở mức 468/100.000 dân; New Zealand (438); Ireland (373); Hungary (368); Mỹ đứng thứ 5 với tỉ lệ 352, kế đó là Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan...
Tỉ lệ trên tương đương với số người mắc thực tế tại Úc là gần 200.000 ca; New Zealand xấp xỉ 36.000 ca; Mỹ có hơn 2,1 triệu ca mắc mới.
Tại Châu Á, Hàn Quốc có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất (313), xếp vị trí thứ 13 trên bản đồ ung thư thế giới; đứng thứ 2 là Singapore (282, xếp vị trí 42 thế giới); Nhật Bản xếp thứ 3 (248, vị trí 43 thế giới); Trung Quốc xếp vị trí thứ 9 châu Á và 68 thế giới với tỉ lệ 202/100.000 dân.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất, kế đó là Philippines (163, vị trí 89 thế giới); Thái Lan vị trí 92 thế giới (152); thứ 4 khu vực là Lào (154, vị trí 97 thế giới).
Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2015, Việt Nam xếp vị trí 107 và thời điểm 2013 xếp ở vị trí 108.
Những quốc gia có tỉ lệ chết vì ung thư lớn nhất gồm: Mông Cổ (170/100.000 dân); thứ 2 là Hungary (155); Ba Lan ở vị trí số 8 (136); Trung Quốc ở vị trí số 12 (130); Lào xếp vị trí 33; Pháp xếp vị trí 42; Canada xếp 84; Mỹ xếp vị trí 91 (91/100.000 ca); Nhật Bản ở vị trí 112 (85,2/100.000 dân)...
2. Vì sao ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh?
- Thứ nhất, do tuổi thọ người Việt không ngừng tăng, hiện đã đạt 73,5 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư càng lớn.
- Thứ hai, do nhận thức của người dân tốt hơn nhờ truyền thông nên người dân đi khám sức khoẻ định kỳ nhiều hơn, từ đó phát hiện bệnh nhiều hơn.
- Thứ ba, do những tiến bộ y học, kĩ thuật chẩn đoán tốt hơn nên tỉ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
- Thứ tư, nguyên nhân gây ung thư chỉ có 10% do rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền bên trong cơ thể, còn lại 80% do các tác nhân không lành mạnh bên ngoài như liên quan đến hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao... Trong đó riêng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% các bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, vú, dạ dày, cổ tử cung..
Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý, ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35% nguyên nhân như ăn nhiều thịt, ít rau làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ăn các thực phẩm bị nấm mốc làm tăng nguy cơ ung thư gan, dạ dày...
Ngoài ra còn các yếu tố do vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường, tia phóng xạ...
Về nguyên nhân tỉ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam lớn, các bác sĩ cho biết, có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư đến BV điều trị ở giai đoạn muộn nên điều trị rất khó khăn, riêng ung thư gan, ung thư phổi, tỉ lệ điều trị ở giai đoạn muộn lên tới 80 – 90%. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, rất nhiều ung thư có tỉ lệ chữa khỏi lên tới 95 – 99%. Ngay như ung thư vú, hiện tỉ lệ chữa khỏi tại Việt Nam cũng đã đạt 75%, tương đương với thế giới
Để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư, GS Thuấn nhấn mạnh, người dân cần có thói quen khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm ung thư, đây là điều kiện tiên quyết để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư. Với các trường hợp gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư vú, ung thư đại tràng... cần đi tầm soát ung thư sớm hơn.
Để ngừa ung thư, người dân cần ăn uống và sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc, uống rượu bia...