Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát FfWzt02
 


#1

10.10.19 15:34

lylyz

lylyz

Thành viên gắn bó
01626265454
Thành viên gắn bó
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bản thân có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe hiện tại. Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phát hiện bệnh mầm bệnh sớm, điều trị kịp thời và chuẩn xác, mang lại cơ hội khỏi bệnh cao. Trong bài viết này, Dr.ViVi sẽ đưa ra những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát để người bệnh dễ theo dõi và thực hiện thăm khám dễ dàng.
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát 2735_health-check

1. Nội dung khám tổng quan bao gồm những gì?
Khám sức khỏe tổng quát là dịch vụ khám bệnh toàn diện mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể nhằm tầm soát bệnh lý. Bao gồm các hạng mục: khám lâm sàng tổng quát, tư vấn, xét nghiệm tổng quát, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
Nội dung khám tổng quát cụ thể:
– Kiểm tra thể lực, thông qua các thông số chung: huyết áp, đo chiều cao, cân nặng
– Khám nội tổng quát, phát hiện một số bệnh lý nội khoa như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận – tiết niệu…
– Khám mắt, kiểm tra thị lực, tư vấn, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt.
– Khám răng miệng tổng quát, kiểm tra tình trạng sâu răng, cao răng, lợi.
– Khám Tai – Mũi – Họng: Khám nội soi phát hiện các bệnh lý về xoang, dây thanh quản, họng mạn tính.
– Xét nghiệm máu tổng phân tích 18 thông số: đường máu (glucose), chức năng thận (Ure, Creatinin), men gan (AST, ALT, GGT), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), acid uric máu (phát hiện viêm khớp, gout), viêm gan siêu vi B (HBSAG)…
– Tổng phân tích nước tiểu 10 chỉ số: LEU (bạch cầu), Nitrite (NIT), độ pH, BLD (hồng cầu), GLU (Glucose), PRO (đạm)… 
– Chụp X-quang tim phổi.
– Siêu âm ổ bụng tổng quát. 
– Siêu âm tuyến tiền liệt (nam giới).
– Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới).
2. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
Có các loại xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm máu: Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người xét nghiệm nhịn ăn 4 – 6 giờ trước đó. Thông thường, họ sẽ không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy, chỉ uống nước lọc, không uống nước hoa quả hoặc sữa, không sử dụng các chất kích thích (trà, cà phê, thuốc lá…).
– Xét nghiệm nước tiểu: Vệ sinh tay và bộ phận sinh dục sạch sẽ, chuẩn bị chu đáo dụng cụ đựng bệnh phẩm. Sau khi đi một chút nước tiểu, lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng bệnh phẩm đã được nhân viên y tế cấp. Tuyệt đối không chạm vào mặt trong của ống, trên ống ghi đầy đủ thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh).
– Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Chỉ dành cho phụ nữ đã quan hệ tình dục, không thích hợp để xét nghiệm trong thời gian hành kinh hoặc đang có máu ở âm đạo.
– Siêu âm ổ bụng: Trước đó 1 giờ, cần uống khoảng 500ml nước lọc để bàng quang đầy và nhịn đi tiểu để đánh giá chính xác vùng tiểu khung.
– Chụp X-quang: Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo cho bác sĩ trước khi chụp. Nếu chụp X-quang tuyến vú, không sử dụng các sản phẩm ngăn mùi hoặc chống mồ hôi.
3. Hồ sơ bệnh sử phải luôn đầy đủ thông tin
Việc hoàn thiện hồ sơ bệnh sử cá nhân sẽ giúp cho bệnh nhân và bác sĩ dễ theo dõi và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý. Với những người có tiền sử bệnh nặng thì càng cần phải đi khám sức khỏe định kỳ. Đây là cơ sở để các bác sĩ chẩn đoán bệnh trong tương lai và đưa ra những lời khuyên sức khỏe cực kỳ hữu hiệu. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ vừa giúp ích cho các bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các kiểm tra trong trường hợp khẩn cấp.
Trong quá trình khám bệnh, các giấy tờ về cơ thể sẽ rất dễ bị rơi, mất hay nhòe đi. Do vậy người bệnh cần một thứ để lưu lại tất cả những thông tin về sức khỏe để bác sĩ điều trị dễ dàng nắm bắt tình hình bệnh lý, từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục và cải thiện căn bệnh của bệnh nhân. Người bệnh nên sử dụng HR247 – ứng dụng giúp lưu trữ và quản lý sức khỏe. Đây là ứng dụng tiên tiến hàng đầu, là công cụ để người bệnh an tâm mỗi lần tái khám ở các trung tâm y tế trên toàn quốc.
4. Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát 20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
[size]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102[/size]

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết