Người thừa cân béo phì dễ bị ung thư gan, dạ dày, bàng quang, tuyến tụy, tuyến giáp, buồng trứng... cùng nhiều bệnh lí nguy hiểm khác. Tại sao lại như vậy? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thực trạng béo phì gây ung thư trên thế giới
Cơ quan Y tế công cộng Anh (Public Health England- PHA) cho biết họ đang làm việc với các ngành công nghiệp thực phẩm để giảm lượng đường trong các sản phẩm. Bởi đã có bằng chứng cho thấy cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư và đóng góp hơn 18.000 ca ung thư mỗi năm ở UK.
Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Anh Quốc (CRUK), đã khảo sát trực tuyến hơn 3.000 người trên khắp nước Anh cho thấy thông điệp về nguy cơ sức khỏe của người thừa cân đã không được chuyển tải đến khắp cộng đồng. Vì thế chưa đầy 1/3 số người biết về mối liên hệ giữa béo phì và ung thư vú hay ung thư tử cung; hơn một nửa không biết bệnh ung thư tuyến tụy có liên quan đến béo phì. Trong khi kết quả nghiên cứu cho thấy: 40% ung thư tử cung có liên quan đến béo phì.
Số ca ung thư liên quan đến thừa cân hoặc béo phì ở nước Anh mỗi năm bao gồm: ung thư ruột 5.400 ca; ung thư vú 4.300 ca; ung thư tử cung 2.900 ca; ung thư thận 2.400 ca. Tuy nhiên trong cuộc khảo sát cho thấy: đàn ông ít có nhận thức về nguy cơ gia tăng của ung thư do béo phì so với phụ nữ và những người xuất thân nghèo khổ ít có khả năng biết về mối liên quan này. Béo phì là khi chỉ số BMI hoặc chỉ số khối cơ thể trên 30.
2. Vì sao bệnh béo phì dễ gây ung thư?
Các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra 6 cơ chế lý giải tại sao thừa cân, béo phì tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như sau:
- Người béo phì thường dễ bị mắc các chứng bệnh hoặc rối loạn liên quan đến hoặc gây ra viêm mãn tính ở mức độ thấp, và theo thời gian viêm sẽ gây tổn thương DNA dẫn tới ung thư. Ví dụ: (1) Viêm mãn tính cục bộ gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc thực quản là một nguyên nhân có thể gây ung thư biểu mô tuyến thực quản; (2) Béo phì dễ bị sỏi mật, gây viêm túi mật mãn tính, là nguy cơ gây ung thư túi mật; (3) Viêm đại tràng mãn tính và viêm gan mạn tính (siêu vi, độc chất) là những yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.
- Mô mỡ sinh tổng hợp một lượng estrogen dư thừa, nồng độ estrogen cao liên quan gia tăng nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng, và một số loại ung thư khác.
- Người béo phì thường tăng insulin và insulin growth factor-1 (IGF-1). (cường insulin máu hoặc kháng insulin). Nồng độ Insulin và IGF-1 cao có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung.
- Tế bào mỡ tạo ra adipokine, hormone kích thích hoặc ức chế sự phát triển của tế bào. Ví dụ, nồng độ leptin (một adipokine) trong máu tăng lên cùng với sự gia tăng chất béo khi béo phì sẽ thúc đẩy sự gia tăng phát triển tế bào trong cơ thể. Và adiponectin (adipokine khác) có tác dụng chống phát triển mô tế bào (antiproliferative effects) lại giảm thấp ở người béo phì
- Các tế bào mỡ cũng có thể có các tác động trực tiếp và gián tiếp lên các chất điều chỉnh tăng trưởng tế bào khác, bao gồm mTOR (mammalian target of rapamycin) và AMP kinase (AMP-activated protein kinase).
- Các cơ chế khác có thể làm béo phì có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư bao gồm thay đổi tính chất cơ học của mô liên kết quanh tế bào vú, thay đổi phản ứng miễn dịch, tác động lên hệ thống kappa beta nhân (nuclear factor kappa beta system) và quá trình stress oxy hóa.
Với những nghiên cứu chuyên sâu về chất béo, mô mỡ không chỉ là kho chứa “năng lượng” cho cơ thể mà là một tuyến nội tiết thật sự. Dưới phát hiện mô mỡ là một tuyến nội tiết này, nhiều vấn đề khá hóc búa về nội tiết và chuyển hóa đã dần dần sáng tỏ. Đặc biệt, câu hỏi Tại sao người béo phì có nguy cơ bị ung thư cao hơn người bình thường đã được phần nào lý giải. Như thế, phòng ngừa và chữa béo phì vô hình trung cũng là phòng chống ung thư.
3. Phòng tránh béo phì như thế nào?
Muốn tránh béo phì bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây: hạn chế hay bỏ hẳn thói quen sử dụng các loại thức ăn có năng lượng cao như đồ ăn nhanh; nên ăn uống lành mạnh, ăn ít chất bột (cơm, phở, mì, bún, cháo, bánh mì bánh ngọt…), ăn nhiều rau và trái cây, không uống rượu bia, không ăn quá ngọt; phụ nữ sau sinh, nên cho con bú sữa mẹ để tránh béo phì; năng hoạt động thể lực đều đặn hàng ngày…
1. Thực trạng béo phì gây ung thư trên thế giới
Cơ quan Y tế công cộng Anh (Public Health England- PHA) cho biết họ đang làm việc với các ngành công nghiệp thực phẩm để giảm lượng đường trong các sản phẩm. Bởi đã có bằng chứng cho thấy cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư và đóng góp hơn 18.000 ca ung thư mỗi năm ở UK.
Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Anh Quốc (CRUK), đã khảo sát trực tuyến hơn 3.000 người trên khắp nước Anh cho thấy thông điệp về nguy cơ sức khỏe của người thừa cân đã không được chuyển tải đến khắp cộng đồng. Vì thế chưa đầy 1/3 số người biết về mối liên hệ giữa béo phì và ung thư vú hay ung thư tử cung; hơn một nửa không biết bệnh ung thư tuyến tụy có liên quan đến béo phì. Trong khi kết quả nghiên cứu cho thấy: 40% ung thư tử cung có liên quan đến béo phì.
Số ca ung thư liên quan đến thừa cân hoặc béo phì ở nước Anh mỗi năm bao gồm: ung thư ruột 5.400 ca; ung thư vú 4.300 ca; ung thư tử cung 2.900 ca; ung thư thận 2.400 ca. Tuy nhiên trong cuộc khảo sát cho thấy: đàn ông ít có nhận thức về nguy cơ gia tăng của ung thư do béo phì so với phụ nữ và những người xuất thân nghèo khổ ít có khả năng biết về mối liên quan này. Béo phì là khi chỉ số BMI hoặc chỉ số khối cơ thể trên 30.
2. Vì sao bệnh béo phì dễ gây ung thư?
Các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra 6 cơ chế lý giải tại sao thừa cân, béo phì tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như sau:
- Người béo phì thường dễ bị mắc các chứng bệnh hoặc rối loạn liên quan đến hoặc gây ra viêm mãn tính ở mức độ thấp, và theo thời gian viêm sẽ gây tổn thương DNA dẫn tới ung thư. Ví dụ: (1) Viêm mãn tính cục bộ gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc thực quản là một nguyên nhân có thể gây ung thư biểu mô tuyến thực quản; (2) Béo phì dễ bị sỏi mật, gây viêm túi mật mãn tính, là nguy cơ gây ung thư túi mật; (3) Viêm đại tràng mãn tính và viêm gan mạn tính (siêu vi, độc chất) là những yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.
- Mô mỡ sinh tổng hợp một lượng estrogen dư thừa, nồng độ estrogen cao liên quan gia tăng nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng, và một số loại ung thư khác.
- Người béo phì thường tăng insulin và insulin growth factor-1 (IGF-1). (cường insulin máu hoặc kháng insulin). Nồng độ Insulin và IGF-1 cao có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung.
- Tế bào mỡ tạo ra adipokine, hormone kích thích hoặc ức chế sự phát triển của tế bào. Ví dụ, nồng độ leptin (một adipokine) trong máu tăng lên cùng với sự gia tăng chất béo khi béo phì sẽ thúc đẩy sự gia tăng phát triển tế bào trong cơ thể. Và adiponectin (adipokine khác) có tác dụng chống phát triển mô tế bào (antiproliferative effects) lại giảm thấp ở người béo phì
- Các tế bào mỡ cũng có thể có các tác động trực tiếp và gián tiếp lên các chất điều chỉnh tăng trưởng tế bào khác, bao gồm mTOR (mammalian target of rapamycin) và AMP kinase (AMP-activated protein kinase).
- Các cơ chế khác có thể làm béo phì có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư bao gồm thay đổi tính chất cơ học của mô liên kết quanh tế bào vú, thay đổi phản ứng miễn dịch, tác động lên hệ thống kappa beta nhân (nuclear factor kappa beta system) và quá trình stress oxy hóa.
Với những nghiên cứu chuyên sâu về chất béo, mô mỡ không chỉ là kho chứa “năng lượng” cho cơ thể mà là một tuyến nội tiết thật sự. Dưới phát hiện mô mỡ là một tuyến nội tiết này, nhiều vấn đề khá hóc búa về nội tiết và chuyển hóa đã dần dần sáng tỏ. Đặc biệt, câu hỏi Tại sao người béo phì có nguy cơ bị ung thư cao hơn người bình thường đã được phần nào lý giải. Như thế, phòng ngừa và chữa béo phì vô hình trung cũng là phòng chống ung thư.
3. Phòng tránh béo phì như thế nào?
Muốn tránh béo phì bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây: hạn chế hay bỏ hẳn thói quen sử dụng các loại thức ăn có năng lượng cao như đồ ăn nhanh; nên ăn uống lành mạnh, ăn ít chất bột (cơm, phở, mì, bún, cháo, bánh mì bánh ngọt…), ăn nhiều rau và trái cây, không uống rượu bia, không ăn quá ngọt; phụ nữ sau sinh, nên cho con bú sữa mẹ để tránh béo phì; năng hoạt động thể lực đều đặn hàng ngày…