peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan virus vì tỷ lệ nhiễm virus cao. Chúng ta đã và đang cố gắng ngăn chặn đại dịch viêm gan virus, song hiện nay căn bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, chưa khống chế sự lây lan, tiến triển bệnh dẫn đến tử vong.
Nhà nước cũng như ngành Y tế đã có nhiều quan tâm phòng chống loại dịch bệnh này, vì vậy những năm gần đây chúng ta đã đạt được 1 số kết quả bước đầu. trong 10 năm trở lại đây, trên 50% trẻ sơ sinh được tiêm vacxin phòng viêm gan B, do vật tỷ lệ nhiễm virus viêm gan đã giảm rõ rệt. phong trào vệ sinh yêu nước được triển khai từ từ thành thị đến nông thôn, vì vậy khoảng 30 năm nay dịch viêm gan A và viêm gan E đã được ngăn chặn. bên cạnh đó kỹ thuật ghép gan đã được phát triển ở một số bệnh viện lớn. Năm 2012 lần đầu tiên phong trào toàn dân chung tay “đánh gục” virus viêm gan đã được phát động trong cả nước. Phong trào đang thực sự đi vào cuộc sống, bước đầu đã thu được một số kết quả: khám và xét nghiệm cho hơn 2,98 triệu người; phát hiện gần 106 nghìn người nhiễm virus viêm gan B, hơn 13 nghìn người nhiễm virus viêm gan C và 2383 người ung thư gan nguyên phát. Để đẩy mạnh việc chăm sóc và điều trị cho những người nhiễm virus viêm gan B và C, Hội Gan Mật Việt Nam đã họp các chuyên gia gan mật trong cả nước để xây dựng bản hướng dẫn điều trị , giúp cho đội ngũ Bác sỹ từ trung ương đến địa phương. Tại nhiều tỉnh thành phố Hội gan mật địa phương đã cùng với các cơ sở y tế tuyên truyền vận động những người chưa được khám và xét nghiệm viêm gan cần đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm, đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan virus, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Hoạt động ở các địa phương có nhiều cách tổ chức khác nhau trong đó có hoạt động của tỉnh Kiên Giang là một mô hình đáng được nhân rộng ra toàn quốc. Tỉnh Kiên Giang có hội bảo trợ bệnh nhân nghèo phối hợp với Hội Gan Mật của tỉnh và bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị miễn phí cho 100 người bệnh viêm gan virus C mạn tính, trong đó phần lớn là bệnh nhân nghèo. Để đẩy mạnh phong traò toàn dân chung tay “đánh gục”virus viêm gan, Hội Gan Mật Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt nam phát động cuộc thi tìm hiểu bệnh viêm gan virus. Cuộc thi đã nhận được nhiều bài dự thi của đông đảo bạn đọc tham gia, trong đó có nhiều bài dự thi của người cao tuổi, người ở vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng dân tộc từ Cao Bằng, lạng Sơn cho đến đất mũi Cà Mau…
Chúng ta đã và đang cố gắng ngăn chặn đại dịch viêm gan virus, song hiện nay căn bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, chưa khống chế sự lây lan, tiến triển bệnh dẫn đến tử vong. Theo WHO có 5 loại virus viêm gan đó là Virus A,B,C,D,E, trong đó có virus B và virus C là nguy hiểm nhất. loại virus A và virus E thường lây nhiễm do ăn uống những thực phẩm hoặc nước không đảm bảo vệ sinh, nước ta khoảng 30 năm nay không thấy 2 loại virus này gây ra các vụ dịch lớn. Đối với virus viêm gan D là loại lây nhiễm theo đường máu, loại virus này không thể gây bệnh viêm gan, nó chỉ gây ra bệnh viêm gan khi kết hợp với virus viêm gan B. Nhiễm virus viêm gan B ước tính từ 10-20% dân số, như vậy cả nước có khoảng từ 12-16 triệu người, trong số đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan virus mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan virus B chủ yếu lây truyền theo đường máu, nhưng người được truyền máu hoặc sản phẩm máu sẽ bị nhiễm virus viêm gan B nếu máu và sản phẩm máu có virus viêm gan B, đây là đường lây truyền có thể diễn ra từ các bệnh viện trung ương đến các trạm y tế xã. Để ngăn chặn đường lây truyền này cần phải trang bị các kỹ thuật tiên tiến bậc cao, để xét nghiệm những người cho máu, tiến tới loại trừ 100% những người bị nhiễm virus không được cho máu; một đường lây truyền quan trọng nữa, là đường lây truyền từ mẹ sang, ở nước ta số phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có tỷ lệ từ 10-12%, như vậy hàng năm số trẻ sinh ra khoảng 1,6 triệu cháu do các bà mẹ có nhiễm virus viêm gan, số trẻ em này được phân làm 2 nhóm, nhóm 1 là những bà mẹ chưa có viêm gan(60%), 10 % số trẻ này có thể bị viêm gan virus(khoảng 6.600 trẻ); nhóm 2 số trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị viêm gan (40%), 90% số trẻ này có thể bị viêm gan. Cả hai nhóm gộp lại sẽ có 60.480 trẻ bị viêm gan virus, trong số này có 25 % sẽ bị xơ gan hoặc ung thư gan, với con số cụ thể 15.120 cháu tiến đến tử vong. Với cách lây truyền bằng đường máu, đường mẹ sang con, qua đường tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với các dịch tiết qua các vết xước…Có những gia đình 3-4 người đều bị viêm gan virus B; bệnh viêm gan virus hiện nay đã có 7 loại thuốc để điều trị, kết quả điều trị tốt đã đạt được khoảng 80%, nhưng thời gian điều trị kéo dài hàng năm, có những bệnh nhân phải điều trị hết năm nay qua năm khác, đa số bệnh nhân ở nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa có thu nhập thấp do vậy không đủ tiền để chi phí cho điều trị mỗi tháng từ 3,5 triệu đến 4 triệu, do vậy phải đành chịu tử vong. Cách dự phòng có hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và cho những người có yếu tố nguy cơ cao: nhân viên y tế, nhân viên trong trại cai nghiện hoặc trại phục hồi nhân phẩm.
Đối với viêm gan virus C hiện nay chưa có vacxin tiêm phòng, do vậy chỉ có biện pháp phòng tránh lây lan theo đường máu, đường quan hệ tình dục, đường tiếp xúc với máu và dịch tiết của người viêm gan. Theo thống kê thế giới có tỷ lệ nhiễm virus C khoảng 3% dân số, nước ta hiện nay có khoảng 4,5 triệu người nhiễm virus C, trong số đó có khoảng hơn 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Vấn đề điều trị viêm gan C rất tốn kém, tùy bệnh nặng nhẹ 1 bệnh nhân phải chi phí từ 60 triệu đồng đến 200 triệu trong 1 năm, thuốc chữa trị hiện nay chưa được Bảo hiểm y tế đưa vào danh mục chi trả, phần đông bệnh nhân phải bó tay chấp nhận số phân chờ chết. không chỉ thuốc và các dịch vụ y tế khác giá quá cao so với thu nhập của người dân, một xét nghiệm HBV-DNA khoảng 700.000đ, HCV-RNA khoảng 900.000đ, phân loại Genotype vào khoảng 2 triệu đồng…Từ những khó khăn trong phòng bệnh cũng như chữa bệnh, nên số tử vong có chiều hướng gia tăng.
Nhà nước cũng như ngành Y tế đã có nhiều quan tâm phòng chống loại dịch bệnh này, vì vậy những năm gần đây chúng ta đã đạt được 1 số kết quả bước đầu. trong 10 năm trở lại đây, trên 50% trẻ sơ sinh được tiêm vacxin phòng viêm gan B, do vật tỷ lệ nhiễm virus viêm gan đã giảm rõ rệt. phong trào vệ sinh yêu nước được triển khai từ từ thành thị đến nông thôn, vì vậy khoảng 30 năm nay dịch viêm gan A và viêm gan E đã được ngăn chặn. bên cạnh đó kỹ thuật ghép gan đã được phát triển ở một số bệnh viện lớn. Năm 2012 lần đầu tiên phong trào toàn dân chung tay “đánh gục” virus viêm gan đã được phát động trong cả nước. Phong trào đang thực sự đi vào cuộc sống, bước đầu đã thu được một số kết quả: khám và xét nghiệm cho hơn 2,98 triệu người; phát hiện gần 106 nghìn người nhiễm virus viêm gan B, hơn 13 nghìn người nhiễm virus viêm gan C và 2383 người ung thư gan nguyên phát. Để đẩy mạnh việc chăm sóc và điều trị cho những người nhiễm virus viêm gan B và C, Hội Gan Mật Việt Nam đã họp các chuyên gia gan mật trong cả nước để xây dựng bản hướng dẫn điều trị , giúp cho đội ngũ Bác sỹ từ trung ương đến địa phương. Tại nhiều tỉnh thành phố Hội gan mật địa phương đã cùng với các cơ sở y tế tuyên truyền vận động những người chưa được khám và xét nghiệm viêm gan cần đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm, đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan virus, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Hoạt động ở các địa phương có nhiều cách tổ chức khác nhau trong đó có hoạt động của tỉnh Kiên Giang là một mô hình đáng được nhân rộng ra toàn quốc. Tỉnh Kiên Giang có hội bảo trợ bệnh nhân nghèo phối hợp với Hội Gan Mật của tỉnh và bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị miễn phí cho 100 người bệnh viêm gan virus C mạn tính, trong đó phần lớn là bệnh nhân nghèo. Để đẩy mạnh phong traò toàn dân chung tay “đánh gục”virus viêm gan, Hội Gan Mật Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt nam phát động cuộc thi tìm hiểu bệnh viêm gan virus. Cuộc thi đã nhận được nhiều bài dự thi của đông đảo bạn đọc tham gia, trong đó có nhiều bài dự thi của người cao tuổi, người ở vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng dân tộc từ Cao Bằng, lạng Sơn cho đến đất mũi Cà Mau…
Chúng ta đã và đang cố gắng ngăn chặn đại dịch viêm gan virus, song hiện nay căn bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, chưa khống chế sự lây lan, tiến triển bệnh dẫn đến tử vong. Theo WHO có 5 loại virus viêm gan đó là Virus A,B,C,D,E, trong đó có virus B và virus C là nguy hiểm nhất. loại virus A và virus E thường lây nhiễm do ăn uống những thực phẩm hoặc nước không đảm bảo vệ sinh, nước ta khoảng 30 năm nay không thấy 2 loại virus này gây ra các vụ dịch lớn. Đối với virus viêm gan D là loại lây nhiễm theo đường máu, loại virus này không thể gây bệnh viêm gan, nó chỉ gây ra bệnh viêm gan khi kết hợp với virus viêm gan B. Nhiễm virus viêm gan B ước tính từ 10-20% dân số, như vậy cả nước có khoảng từ 12-16 triệu người, trong số đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan virus mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan virus B chủ yếu lây truyền theo đường máu, nhưng người được truyền máu hoặc sản phẩm máu sẽ bị nhiễm virus viêm gan B nếu máu và sản phẩm máu có virus viêm gan B, đây là đường lây truyền có thể diễn ra từ các bệnh viện trung ương đến các trạm y tế xã. Để ngăn chặn đường lây truyền này cần phải trang bị các kỹ thuật tiên tiến bậc cao, để xét nghiệm những người cho máu, tiến tới loại trừ 100% những người bị nhiễm virus không được cho máu; một đường lây truyền quan trọng nữa, là đường lây truyền từ mẹ sang, ở nước ta số phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có tỷ lệ từ 10-12%, như vậy hàng năm số trẻ sinh ra khoảng 1,6 triệu cháu do các bà mẹ có nhiễm virus viêm gan, số trẻ em này được phân làm 2 nhóm, nhóm 1 là những bà mẹ chưa có viêm gan(60%), 10 % số trẻ này có thể bị viêm gan virus(khoảng 6.600 trẻ); nhóm 2 số trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị viêm gan (40%), 90% số trẻ này có thể bị viêm gan. Cả hai nhóm gộp lại sẽ có 60.480 trẻ bị viêm gan virus, trong số này có 25 % sẽ bị xơ gan hoặc ung thư gan, với con số cụ thể 15.120 cháu tiến đến tử vong. Với cách lây truyền bằng đường máu, đường mẹ sang con, qua đường tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với các dịch tiết qua các vết xước…Có những gia đình 3-4 người đều bị viêm gan virus B; bệnh viêm gan virus hiện nay đã có 7 loại thuốc để điều trị, kết quả điều trị tốt đã đạt được khoảng 80%, nhưng thời gian điều trị kéo dài hàng năm, có những bệnh nhân phải điều trị hết năm nay qua năm khác, đa số bệnh nhân ở nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa có thu nhập thấp do vậy không đủ tiền để chi phí cho điều trị mỗi tháng từ 3,5 triệu đến 4 triệu, do vậy phải đành chịu tử vong. Cách dự phòng có hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và cho những người có yếu tố nguy cơ cao: nhân viên y tế, nhân viên trong trại cai nghiện hoặc trại phục hồi nhân phẩm.
Đối với viêm gan virus C hiện nay chưa có vacxin tiêm phòng, do vậy chỉ có biện pháp phòng tránh lây lan theo đường máu, đường quan hệ tình dục, đường tiếp xúc với máu và dịch tiết của người viêm gan. Theo thống kê thế giới có tỷ lệ nhiễm virus C khoảng 3% dân số, nước ta hiện nay có khoảng 4,5 triệu người nhiễm virus C, trong số đó có khoảng hơn 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Vấn đề điều trị viêm gan C rất tốn kém, tùy bệnh nặng nhẹ 1 bệnh nhân phải chi phí từ 60 triệu đồng đến 200 triệu trong 1 năm, thuốc chữa trị hiện nay chưa được Bảo hiểm y tế đưa vào danh mục chi trả, phần đông bệnh nhân phải bó tay chấp nhận số phân chờ chết. không chỉ thuốc và các dịch vụ y tế khác giá quá cao so với thu nhập của người dân, một xét nghiệm HBV-DNA khoảng 700.000đ, HCV-RNA khoảng 900.000đ, phân loại Genotype vào khoảng 2 triệu đồng…Từ những khó khăn trong phòng bệnh cũng như chữa bệnh, nên số tử vong có chiều hướng gia tăng.