Ung thư bàng quang có thể nhận biết qua các dấu hiệu từ nước tiểu. Nếu thấy những bất thường trong nước tiểu dưới đây hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán bệnh.
Đi tiểu ra máu nhưng không đau
Đi tiểu ra máu nhưng không hề có cảm giác đau chính là triệu chứng mà nhiều người bệnh ung thư bàng quang có. Tuy nhiên người bị bệnh thường chủ quan, nghĩ đó là dấu hiệu bình thường nên không đi khám. Chuyên gia y học tiết niệu cho biết đi tiểu ra máu mà không đau là một dấu hiệu rất nguy hiểm cho thấy hệ tiết niệu xuất hiện khối u, cần phải tới ngay các cơ sở y tế kiểm tra xét nghiệm như siêu âm, nội soi bang quang,… để tìm hiểu và biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư bàng quang.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 13-34,5% người đi tiểu ra máu bị mắc ung thư bàng quang và có đến 70% người mắc bệnh ung thư bàng quang xuất hiện triệu chứng ban đầu là đi tiểu ra máu nhưng không đau và chỉ có 10% người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như đái buốt, đái rắt.
Hầu hết các khối u trong bàng quang đều là ác tính và dấu hiệu đi tiểu ra máu có thể phát hiện bằng mắt thường. Người bệnh cũng không hề có cảm giác đau nên tâm lý thường chủ quan không đi khám. Khi đi tiểu bị ra máu là do mạch máu trong khối u bị vỡ ra, nếu như bị mắc bệnh sẽ xuất hiện đái buốt, đái rắt.
Chỉ cần chú ý quan sát sẽ nhận thấy triệu chứng tiểu ra máu: nước tiểu có màu đỏ tươi vào ban ngày, ban đêm thời gian nhịn tiểu dài nên nước tiểu có màu đỏ sẫm, có lúc còn có máu cục đông trong nước tiểu. Còn nếu như lúc đi tiểu, nước tiểu có dây máu thì ống dẫn tiểu hoặc thận có khả năng đã hình thành khối u. Triệu chứng ngày có thể xuất hiện 1 lần trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng hoặc xuất hiện thường xuyên.
Cần kiểm tra và xét nghiệm để phát hiện bệnh
Nếu bạn thấy dấu hiệu đi tiểu ra máu hãy đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm cần làm: xét nghiệm nước tiểu, chụp CT, MRI, siêu âm thận và bàng quang và xét nghiệm xâm lấn như siêu âm thận và bàng quang để kiểm tra bệnh ung thư bàng quang. Nếu như thấy có khối u trong bàng quang thì các bác sĩ sẽ nội soi bàng quang qua ống tiểu đề quan sát khối u. Làm sinh thiết để xác định chính xác bệnh nhân có mắc ung thư bàng quang không, mức độ của bệnh như thế nào.
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang
Đối với ung thư bàng quang nông khi các tế bào ung thư mới chỉ bám trên thành bàng quang, phần gốc của tế bào ung thư còn khá ngắn nên thường không lấn tới tầng thịt bàng quang. Vì vậy chỉ cần cắt bỏ các tế nào ung thư qua nội soi. Đối với các ung thư bàng quang đã có dấu hiệu xâm lấn cần phải cắt bỏ bàng quang và nạo hạch chậu rộng.
Phẫu thuật ung thư bàng quang giai đoạn muộn thường có tỷ lệ thành công không cao và có thể bị chảy máu. Hiện nay y học hiện đại đã nghĩ ra phương pháp nhằm làm giảm nhẹ thương tổn bằng cách sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư bàng quang tận gốc. Phương pháp này chỉ cần rạch một lỗ nhỏ ở thành bụng sau đó cắt nội soi bàng quang, phẫu thuật chảy máu ít, vết thương nhỏ mà khả năng hồi phục sau phẫu thuật lại nhanh.
Đi tiểu ra máu nhưng không đau
Đi tiểu ra máu nhưng không hề có cảm giác đau chính là triệu chứng mà nhiều người bệnh ung thư bàng quang có. Tuy nhiên người bị bệnh thường chủ quan, nghĩ đó là dấu hiệu bình thường nên không đi khám. Chuyên gia y học tiết niệu cho biết đi tiểu ra máu mà không đau là một dấu hiệu rất nguy hiểm cho thấy hệ tiết niệu xuất hiện khối u, cần phải tới ngay các cơ sở y tế kiểm tra xét nghiệm như siêu âm, nội soi bang quang,… để tìm hiểu và biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư bàng quang.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 13-34,5% người đi tiểu ra máu bị mắc ung thư bàng quang và có đến 70% người mắc bệnh ung thư bàng quang xuất hiện triệu chứng ban đầu là đi tiểu ra máu nhưng không đau và chỉ có 10% người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như đái buốt, đái rắt.
Hầu hết các khối u trong bàng quang đều là ác tính và dấu hiệu đi tiểu ra máu có thể phát hiện bằng mắt thường. Người bệnh cũng không hề có cảm giác đau nên tâm lý thường chủ quan không đi khám. Khi đi tiểu bị ra máu là do mạch máu trong khối u bị vỡ ra, nếu như bị mắc bệnh sẽ xuất hiện đái buốt, đái rắt.
Chỉ cần chú ý quan sát sẽ nhận thấy triệu chứng tiểu ra máu: nước tiểu có màu đỏ tươi vào ban ngày, ban đêm thời gian nhịn tiểu dài nên nước tiểu có màu đỏ sẫm, có lúc còn có máu cục đông trong nước tiểu. Còn nếu như lúc đi tiểu, nước tiểu có dây máu thì ống dẫn tiểu hoặc thận có khả năng đã hình thành khối u. Triệu chứng ngày có thể xuất hiện 1 lần trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng hoặc xuất hiện thường xuyên.
Cần kiểm tra và xét nghiệm để phát hiện bệnh
Nếu bạn thấy dấu hiệu đi tiểu ra máu hãy đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm cần làm: xét nghiệm nước tiểu, chụp CT, MRI, siêu âm thận và bàng quang và xét nghiệm xâm lấn như siêu âm thận và bàng quang để kiểm tra bệnh ung thư bàng quang. Nếu như thấy có khối u trong bàng quang thì các bác sĩ sẽ nội soi bàng quang qua ống tiểu đề quan sát khối u. Làm sinh thiết để xác định chính xác bệnh nhân có mắc ung thư bàng quang không, mức độ của bệnh như thế nào.
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang
Đối với ung thư bàng quang nông khi các tế bào ung thư mới chỉ bám trên thành bàng quang, phần gốc của tế bào ung thư còn khá ngắn nên thường không lấn tới tầng thịt bàng quang. Vì vậy chỉ cần cắt bỏ các tế nào ung thư qua nội soi. Đối với các ung thư bàng quang đã có dấu hiệu xâm lấn cần phải cắt bỏ bàng quang và nạo hạch chậu rộng.
Phẫu thuật ung thư bàng quang giai đoạn muộn thường có tỷ lệ thành công không cao và có thể bị chảy máu. Hiện nay y học hiện đại đã nghĩ ra phương pháp nhằm làm giảm nhẹ thương tổn bằng cách sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư bàng quang tận gốc. Phương pháp này chỉ cần rạch một lỗ nhỏ ở thành bụng sau đó cắt nội soi bàng quang, phẫu thuật chảy máu ít, vết thương nhỏ mà khả năng hồi phục sau phẫu thuật lại nhanh.