Ăn uống cũng là tác nhân khiến chúng ta bị bệnh ung thư cao. Nếu chế độ ăn không đúng cách thì càng nhanh chóng mắc bệnh. Những người hảo ngọt có nhiều nguy cơ mắc ung thư hơn so với người khác.
Ăn vào thì dễ, tiêu hao thì khó
Một lượng lớn chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng chứa hàm lượng chất ngọt khi đưa vào cơ thể sẽ hấp thu rất nhanh vào máu, làm tăng mức đường trong máu. Khi đó, insulin sẽ được tiết ra để chuyển glucose vào tế bào sử dụng và giữ mức đường trong máu được ổn định. Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ làm tăng tích mỡ bên trong cơ thể dẫn đến béo phì. Sự tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể (chủ yếu ở vùng nội tạng) là yếu tố nguy cơ của các căn bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch.
Nguy cơ bị ung thư
Nguy cơ bị ung thư
Thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư
Chế độ ăn chứa nhiều đường sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hay tiểu đường. Một bữa ăn ngọt sẽ đưa vào cơ thể mình lượng calories cao hơn nhu cầu và hậu quả trước mắt là tăng cân. Hãy thử hình dung một chén chè khoảng 300-400 kcal, một ly sinh tố xay với đường và sữa cung cấp gần 300 kcal, một ly nước ngọt khoảng 150 kcal. Trong khi đó, để tiêu hao lượng calories dư thừa này thật không dễ dàng. Ví dụ như đi bộ nhanh (để tập luyện chứ không phải đi dạo) trong 1 giờ cũng chỉ tiêu hao khoảng 200 kcal. Như vậy, xem ra ăn vào thì dễ mà tiêu hao thì chẳng dễ tí nào.
Ngọt làm giảm khả năng tập trung
Năng lượng giúp các tế bào não hoạt động là nhờ Glucoso cần để hoạt động. Vì các tế bào não không có khả năng dự trữ glucose, chúng lệ thuộc vào mức glucose ổn định trong máu để được cung cấp đầy đủ “nhiên liệu” cho hoạt động. Dạng thực phẩm cung cấp chất đường ổn định trong máu chính là từ ngũ cốc thô vì những loại này khi ăn vào sẽ được cơ thể hấp thu chậm vào giữ mức đường trong máu ổn định. Còn thực phẩm nhiều đường tinh sẽ hấp thu rất nhanh vào máu và dưới tác động của insulin nên chúng cũng giảm rất nhanh làm cho mức đường trong máu không ổn định. Bởi vậy, này mà sau khi uống nước ngọt hoặc ăn bánh kẹo ngọt sẽ làm cho não khó có thể tập trung để học và nhớ. Mà hoạt động của não bộ thì lại cần rất nhiều năng lượng. Hơn nữa, khi uống nước ngọt sẽ làm giảm lượng nước cần thiết đưa vào cơ thể và giảm lượng thực phẩm chứa dưỡng chất tốt cho cơ thể nên sẽ dẫn đến tình trạng thừa đường và thiếu dưỡng chất sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và hoạt động của hệ thần kinh
Lão hóa sớm
Nghiên cứu chỉ ra mức đường trong máu tăng cao, đường sẽ bám lấy protein để tạo thành phân tử mới gây hại được gọi là advanced glycation end products (AGEs). Càng ăn nhiều đường thì càng tạo nhiều AGEs làm tổn hại protein của cơ thể. Trong đó, collagen và elastin là hai cấu trúc quan trọng của da rất dễ bị tổn hại. Khi đó, da sẽ giảm tính đàn hồi và dễ tạo nếp nhăn. Tác động này diễn ra rất nhanh ở độ tuổi từ 35 trở lên.
Khi ăn đồ ngọt, đường sẽ bám vào răng dẫn đến sâu răng, chinsg vì vậy mà gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới các bệnh khác về răng và dần dần nó vô hình là nguyên nhân gây ung thư.