Các chuyên gia về ung thư cho biết, việc tầm soát ung thư phụ khoa sẽ giúp hầu hết các trường hợp mắc bệnh sẽ được nhận biết. Vậy làm cách nào để tầm soát những căn bệnh này?
Tầm soát ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Papsmear
Đây là một dạng một xét nghiệm tế bào học nhằm tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung có tác dụng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng một mỏ vịt để mở rộng âm đạo và dùng dụng cụ chuyên biệt nhẹ nhàng lấy mẫu tế bào tử cung. Quá trình kiểm tra chỉ có cảm giác hơi khó chịu vì áp lực lên vùng xương chậu chứ không gây đau. Sau khi được lấy, các mẫu tế bào này sẽ được đưa đi xét nghiệm.
Bệnh nhân đang thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa
Những chị em ở độ tuổi từ 21 trở lên nếu đã có quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm Papsmear để tầm soát ung thư phụ khoa. Phụ nữ 30 tuổi trở lên cần kết hợp làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV định kì 2 năm/lần. Tác dụng của xét nghiệm này không chỉ giúp phát hiện ung thư mà còn tìm ra những biến đổi tiền ung thư để kịp thời đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Phát hiện loại virus gây ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm HPV
Đối tượng khuyến khích thực hiện xét nghiệm HPV là phụ nữ trên 30 tuổi bởi vì có khoảng 80% phụ nữ đã quan hệ tình dục đều nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Virus HPV có rất nhiều chủng loại và không phải tất cả chúng đều gây ra bệnh ung thư, chủng HPV 16 và HPV 18 được xem là có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với HPV có thể cần làm thêm xét nghiệm soi cổ tử cung, xét nghiệm Pap, định loại HPV, hoặc kiểm tra Pap thường xuyên hơn để theo dõi khả năng bệnh.
Biện pháp tầm soát ung thư buồng trứng
Tầm soát ung thư phụ khoa đối với căn bệnh này chủ yếu thông qua các xét nghiệm máu, siêu âm phần phụ, siêu âm ổ bụng màu… Đây là việc làm cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với nữ giới, nhất là người có tiền sử gia đình liên quan tới bệnh này.
Ai trong chúng ta cũng quan tâm đến sức khỏe của mình vì thế hãy tầm soát ung thư phụ khoa sớm để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Phúc An (Tổng hợp)
Tầm soát ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Papsmear
Đây là một dạng một xét nghiệm tế bào học nhằm tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung có tác dụng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng một mỏ vịt để mở rộng âm đạo và dùng dụng cụ chuyên biệt nhẹ nhàng lấy mẫu tế bào tử cung. Quá trình kiểm tra chỉ có cảm giác hơi khó chịu vì áp lực lên vùng xương chậu chứ không gây đau. Sau khi được lấy, các mẫu tế bào này sẽ được đưa đi xét nghiệm.
Bệnh nhân đang thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa
Những chị em ở độ tuổi từ 21 trở lên nếu đã có quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm Papsmear để tầm soát ung thư phụ khoa. Phụ nữ 30 tuổi trở lên cần kết hợp làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV định kì 2 năm/lần. Tác dụng của xét nghiệm này không chỉ giúp phát hiện ung thư mà còn tìm ra những biến đổi tiền ung thư để kịp thời đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Phát hiện loại virus gây ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm HPV
Đối tượng khuyến khích thực hiện xét nghiệm HPV là phụ nữ trên 30 tuổi bởi vì có khoảng 80% phụ nữ đã quan hệ tình dục đều nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Virus HPV có rất nhiều chủng loại và không phải tất cả chúng đều gây ra bệnh ung thư, chủng HPV 16 và HPV 18 được xem là có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với HPV có thể cần làm thêm xét nghiệm soi cổ tử cung, xét nghiệm Pap, định loại HPV, hoặc kiểm tra Pap thường xuyên hơn để theo dõi khả năng bệnh.
Biện pháp tầm soát ung thư buồng trứng
Tầm soát ung thư phụ khoa đối với căn bệnh này chủ yếu thông qua các xét nghiệm máu, siêu âm phần phụ, siêu âm ổ bụng màu… Đây là việc làm cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với nữ giới, nhất là người có tiền sử gia đình liên quan tới bệnh này.
Ai trong chúng ta cũng quan tâm đến sức khỏe của mình vì thế hãy tầm soát ung thư phụ khoa sớm để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Phúc An (Tổng hợp)