peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Gan là cơ quan lớn nhất và cũng là cỗ máy chuyển hóa kỳ diệu nhất trong cơ thể con người. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, điều phối, giải độc và duy trì các diễn tiến của sự sống, vì thế, khi gan bị tổn thương và nhiễm các bệnh về gan thì các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và dễ dàng nhiễm bệnh. Sẩn ngứa có thể là biểu hiện của một bệnh lý ngoài da đơn thuần hoặc nằm trong bệnh cảnh của một rối loạn mang tính hệ thống hoặc do các bệnh về gan. Nếu tự nhiên thấy cơ thể mình bị sẩn ngứa thì cần phải đi kiểm tra ngay để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.
Gan làm nhiệm vụ trung hòa độc tố và đào thải muối mật, nếu chức năng gan bị suy giảm, những tác nhân này có thể bị tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng và sẩn ngứa. Trong các bệnh lý gan có ứ tắc mật như xơ đường mật tiên phát và tắc đường mật do sỏi, tình trạng sẩn ngứa thường lan tỏa nhưng nặng hơn ở chân và tay.
Ngoài ra, suy giảm chức năng gan thường gây giảm số lượng tiểu cầu và thiếu hụt các yếu tố đông máu, hậu quả gây ra các đám xuất huyết hoặc bầm tím trên da, có thể xuất hiện ngay cả sau các sang chấn nhẹ hoặc tự nhiên. Tăng sắc tố da cũng có thể gặp trong xơ gan và bệnh gan do rượu. Suy giảm chức năng tế bào gan còn có thể gây rụng tóc và các biến loạn ở móng tay, móng chân như bạch sản móng, mất móng.
Gan bị nhiễm độc do rất nhiều nguyên nhân vì thế khi thấy cơ thể mình có các triệu chứng bất thường người bệnh cần đi kiểm tra để xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa gan để tìm ra nguyên nhân gây tăng men gan, từ đó có được phác đồ điều trị sớm và phù hợp, tránh để lâu gây tổn thương gan nặng hơn.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy hồi phục chức năng gan.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan như methionine, choline, lecithin là một liệu pháp bảo vệ gan. Rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu là các thực phẩm giàu protit động vật và methionine.
- Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm có nhiều năng lượng.
- Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích.
Gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì thế chúng ta cần phải bảo vệ lá gan của mình, tránh để gan bị nhiễm độc mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Gan làm nhiệm vụ trung hòa độc tố và đào thải muối mật, nếu chức năng gan bị suy giảm, những tác nhân này có thể bị tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng và sẩn ngứa. Trong các bệnh lý gan có ứ tắc mật như xơ đường mật tiên phát và tắc đường mật do sỏi, tình trạng sẩn ngứa thường lan tỏa nhưng nặng hơn ở chân và tay.
Ngoài ra, suy giảm chức năng gan thường gây giảm số lượng tiểu cầu và thiếu hụt các yếu tố đông máu, hậu quả gây ra các đám xuất huyết hoặc bầm tím trên da, có thể xuất hiện ngay cả sau các sang chấn nhẹ hoặc tự nhiên. Tăng sắc tố da cũng có thể gặp trong xơ gan và bệnh gan do rượu. Suy giảm chức năng tế bào gan còn có thể gây rụng tóc và các biến loạn ở móng tay, móng chân như bạch sản móng, mất móng.
Gan bị nhiễm độc do rất nhiều nguyên nhân vì thế khi thấy cơ thể mình có các triệu chứng bất thường người bệnh cần đi kiểm tra để xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa gan để tìm ra nguyên nhân gây tăng men gan, từ đó có được phác đồ điều trị sớm và phù hợp, tránh để lâu gây tổn thương gan nặng hơn.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy hồi phục chức năng gan.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan như methionine, choline, lecithin là một liệu pháp bảo vệ gan. Rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu là các thực phẩm giàu protit động vật và methionine.
- Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm có nhiều năng lượng.
- Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích.
Gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì thế chúng ta cần phải bảo vệ lá gan của mình, tránh để gan bị nhiễm độc mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cơ thể.