Ung thư đại tràng thuộc danh sách bệnh có tỷ lệ người mắc cao ở nước ta nhưng hầu hết bệnh nhân đều phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, chủ yếu do việc tầm soát ung thư đại trực tràng chưa được quan tâm đúng mức.
Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Sơn – chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội cho biết: phòng bệnh ung thư đại trực tràng này không phải công việc một sớm một chiều mà cần thực hiện trong thời gian dài, với ý thức phòng bệnh cao. Bệnh có khoảng 10 – 15 năm hình thành tính từ thời điểm xuất hiện polyp trong đại trực tràng cho đến khi phát triển thành ung thư. Vì thế, duy trì lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, vệ sinh ăn uống… tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ được xem là vũ khí tối ưu để phòng ngừa bệnh.
Những người có tiền sử gia đình hay cá nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng hay polyp trong đại trực tràng dù đã được cắt bỏ, viêm loét đại trực tràng, tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp, có tiền sử bệnh viêm ruột mạn tính hoặc có các biểu hiện như đi ngoài ra nhầy máu hay phân sẫm màu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn phân, đau chướng bụng, sụt cân, nhất là những người từ 50 tuổi trở lên càng cần tầm soát sớm và thường xuyên hơn so với người bình thường.
Hiện nay, nội soi được xem là biện pháp tầm soát và đồng thời chẩn đoán xác định bệnh tốt nhất với căn bệnh này. Không những thế, đây còn là biện pháp cắt bỏ luôn polip nếu có trong quá trình làm nội soi nhằm tránh khả năng phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, chụp CT ảo đại tràng, xét nghiệm DNA trong phân hay Septin 9 cũng dùng để tầm soát ung thư đại trực tràng. Riêng với phương pháp Septin 9 do chi phí cao nên chỉ áp dụng với một số người chứ không thể dùng để tầm soát cho toàn dân.
Bất kì ai cũng có thể chủ động tầm soát ung thư đại trực tràng. Vì thế, nếu nghi ngờ bệnh hoặc muốn tầm soát định kì, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để xin ý kiến về biện pháp tầm soát phù hợp nhất với mình.
Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Sơn – chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội cho biết: phòng bệnh ung thư đại trực tràng này không phải công việc một sớm một chiều mà cần thực hiện trong thời gian dài, với ý thức phòng bệnh cao. Bệnh có khoảng 10 – 15 năm hình thành tính từ thời điểm xuất hiện polyp trong đại trực tràng cho đến khi phát triển thành ung thư. Vì thế, duy trì lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, vệ sinh ăn uống… tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ được xem là vũ khí tối ưu để phòng ngừa bệnh.
Những người có tiền sử gia đình hay cá nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng hay polyp trong đại trực tràng dù đã được cắt bỏ, viêm loét đại trực tràng, tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp, có tiền sử bệnh viêm ruột mạn tính hoặc có các biểu hiện như đi ngoài ra nhầy máu hay phân sẫm màu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn phân, đau chướng bụng, sụt cân, nhất là những người từ 50 tuổi trở lên càng cần tầm soát sớm và thường xuyên hơn so với người bình thường.
Hiện nay, nội soi được xem là biện pháp tầm soát và đồng thời chẩn đoán xác định bệnh tốt nhất với căn bệnh này. Không những thế, đây còn là biện pháp cắt bỏ luôn polip nếu có trong quá trình làm nội soi nhằm tránh khả năng phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, chụp CT ảo đại tràng, xét nghiệm DNA trong phân hay Septin 9 cũng dùng để tầm soát ung thư đại trực tràng. Riêng với phương pháp Septin 9 do chi phí cao nên chỉ áp dụng với một số người chứ không thể dùng để tầm soát cho toàn dân.
Bất kì ai cũng có thể chủ động tầm soát ung thư đại trực tràng. Vì thế, nếu nghi ngờ bệnh hoặc muốn tầm soát định kì, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để xin ý kiến về biện pháp tầm soát phù hợp nhất với mình.