hongquyennguyen
Thành viên khởi nghiệp 02623505055
2. Thực tế là Việt Nam vẫn thiếu hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh vựcCNTT
Trước xu hướng việc làm và từ thực tế nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị đối với nhân lực CNTT cho thấy, mỗi năm số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước tăng khoảng 30.000, đến năm 2020 dự kiến các doanh nghiệp sẽ phải tuyển khoảng 1 triệu nhân lực CNTT.
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế số, nhiều sự thay đổi theo hướng cơ hội và thách thức đan xen, CNTT ngày càng có vai trò, tác động mạnh. Theo tính toán, mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp CNTT thì nhu cầu việc làm là rất lớn, năm 2020 sẽ cần khoảng 100.000 cử nhân kỹ sư CNTT.
Trong khi đó, theo số liệu của Vietnamworks, website tuyển dụng trực tuyến hàng đầu Việt Nam cho thấy, tới năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 400.000 lao động trong lĩnh vực CNTT, và mỗi năm cần cung ứng mới khoảng xấp xỉ 80.000 lao động trong lĩnh vực này. Cũng theo trang này, hàng ngày có hơn 1.000 lời "mời chào" dành cho các vị trí việc làm trong lĩnh vực IT với chế độ lương bổng hấp dẫn.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của các doanh nghiệp CNTT trong nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển vào năm 2045 phải dựa vào KHCN và đổi mới sáng tạo, dựa vào công nghiệp, vào các doanh nghiệp công nghệ số, các đơn vị CNTT…
CNTT là nền tảng của cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0, của chuyển đổi số, của kinh tế số và xã hội số. Trong cuộc cạnh tranh về nhân lực, nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh nhu cầu của thay đổi công nghệ, làm chủ công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình thì nước đó sẽ chiến thắng. Trong cuộc cạnh tranh này, nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nguồn nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng những thay đổi của thời đại, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định về cơ hội nhân lực CNTT.
Trước xu hướng việc làm và từ thực tế nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị đối với nhân lực CNTT cho thấy, mỗi năm số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước tăng khoảng 30.000, đến năm 2020 dự kiến các doanh nghiệp sẽ phải tuyển khoảng 1 triệu nhân lực CNTT.
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế số, nhiều sự thay đổi theo hướng cơ hội và thách thức đan xen, CNTT ngày càng có vai trò, tác động mạnh. Theo tính toán, mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp CNTT thì nhu cầu việc làm là rất lớn, năm 2020 sẽ cần khoảng 100.000 cử nhân kỹ sư CNTT.
Trong khi đó, theo số liệu của Vietnamworks, website tuyển dụng trực tuyến hàng đầu Việt Nam cho thấy, tới năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 400.000 lao động trong lĩnh vực CNTT, và mỗi năm cần cung ứng mới khoảng xấp xỉ 80.000 lao động trong lĩnh vực này. Cũng theo trang này, hàng ngày có hơn 1.000 lời "mời chào" dành cho các vị trí việc làm trong lĩnh vực IT với chế độ lương bổng hấp dẫn.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của các doanh nghiệp CNTT trong nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển vào năm 2045 phải dựa vào KHCN và đổi mới sáng tạo, dựa vào công nghiệp, vào các doanh nghiệp công nghệ số, các đơn vị CNTT…
CNTT là nền tảng của cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0, của chuyển đổi số, của kinh tế số và xã hội số. Trong cuộc cạnh tranh về nhân lực, nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh nhu cầu của thay đổi công nghệ, làm chủ công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình thì nước đó sẽ chiến thắng. Trong cuộc cạnh tranh này, nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nguồn nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng những thay đổi của thời đại, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định về cơ hội nhân lực CNTT.