Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Diễn đàn rao vặt tổng hợp:  FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Diễn đàn rao vặt tổng hợp:  FfWzt02
 


#1

12.12.19 19:03

Kieu Nhu Hoa

Kieu Nhu Hoa

Thành viên gắn bó
02436993333
Thành viên gắn bó
6 cách khắc phục giọng hát yếu
Thổi nến
Khắc phục giọng hát yếu bằng việc thổi nến là cách đơn giản, ít tốn kém, giúp bạn hát hay và lấy hơi đều hơn.
Cách thực hiện:
Dùng 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50cm (phòng kín gió).
Lấy hơi thật sâu rồi thổi nến đều hơi sao cho ngọn nến nghiêng theo một góc cố định hoặc rung đều đến khi đứt hơi.
Mỗi ngày luyện tập khoảng 15 phút, sau một thời gian khả năng lấy hơi trong mỗi câu hát của bạn sẽ được cải thiện.
Cách này giúp bạn lấy hơi sâu hơn, kiểm soát được lượng hơi thoát ra trong một lần tập đều đặn hơn. Có nghĩa hơi thở được phân bổ đều đặn đến khi đứt hơi. Nhờ vậy, việc luyện tập thổi nến sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng giọng hát yếu hiệu quả.
 
Diễn đàn rao vặt tổng hợp:  Rdx2TCM



Ngụp nước
Ngụp nước sẽ giúp bạn luyện âm “A” & “I” chuẩn và giọng hát được khỏe và có nội lực hơn.
Phát âm tròn vành rõ chữ, đặc biệt là những nguyên âm sẽ giúp bạn hát hay hơn. Để làm được điều này, bạn hãy tự luyện thanh bằng cách đơn giản sau:
Sử dụng một thau nước sạch, đặt lên một cái ghế cao vừa tầm cúi xuống, tránh thấp quá phải gập lưng gây mỏi.
Hít hơi thật sâu để hơi căng đầy lồng ngực rồi ngụp xuống chậu nước rồi bắt đầu hát hoặc nói một câu có âm “A” hoặc “I”.
Cố gắng phát âm “A” hoặc “I” to, tròn, rõ và đều như luyện tập trên không.
Bạn cần chăm chỉ luyện tập thì nguyên âm mới to, tròn vành và rõ chữ được.
Cách khắc phục giọng hát yếu này có thể khiến bạn sặc nước nếu như không cẩn thận. Tuy nhiên, để có giọng hát khỏe và hay hơn thì bạn hãy chịu khó luyện tập 2 lần/ngày nhé!
 
Luyện cao độ với đàn: Được gọi là luyện Mi – Ma
Luyện Mi – Ma bằng cách luyện hát theo đàn guitar hoặc piano, giọng hát của bạn sẽ được cải thiện hay hơn, âm vực chuẩn hơn.
Khi thực hiện cách khắc phục giọng hát yếu bằng phương pháp luyện Mi – Ma, bạn cần chú ý:
Giữ gìn vệ thanh quản tốt nhất bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Bạn hãy súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
Nên luyện tập xướng âm vào buổi sáng sớm. Đây là thời điểm luyện tập tốt nhất.
Tránh xa thuốc lá, rượu bia. Hai thứ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng, giảm chất lượng giọng hát.
 
Tập lấy hơi
Bạn hãy hé mở khẩu hình để lấy hơi sao cho vừa bằng mũi và miệng.
Lấy hơi thật sâu vào tận đáy phổi. Hạ hoành cách mô xuống để bụng và sườn căng ra.
Trương lồng ngực nhưng bụng vẫn căng để hơi tiếp tục vào đầy phần trên của hai lá phổi
Nén hơi trong trong giây lát sau đó thở ra bằng miệng một cách từ từ. Bạn hãy cố gắng điều chế làn hơi thật đều.
 
Tập xì
Mở khẩu hình miệng theo âm “I”
Lấy hơi thật nhanh vào tận hai đáy phổi.
Trương lồng ngực để hơi vào được đầy đủ phần trên của hai lá phổi.
Thực hiện nén hơi trong giây lát.
Xì hơi ra nhẹ nhàng: Đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít rồi điều chế làn hơi ra đều đặn với tiếng xì nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi gần hết hơi hãy xì thật mạnh một cái bằng cách ép bụng vào rồi đẩy hơi ra.
Tập thổi bụi
Cách chuẩn bị để tập thổi bụi giống với tập xì. Sau khi nén hơi thì bạn hãy chúm môi lại để hơi ra giống như thổi bụi trên bàn.
 
Cần chú ý: Bạn cần phải thổi hơi đều đặn, nhẹ nhàng. Hãy dùng bàn tay đặt cách miệng một gang kiểm tra xem làn hơi ra có đều đặn không. Làn hơi ra sẽ cho bạn cảm giác mát ở tay.
Mỗi một lần lấy hơi có thể thổi bụi trên 45 giây. Nếu bạn luyện tập được càng lâu thì càng tốt.
Những điều cần chú ý khi hát giúp khắc phục giọng hát yếu
Phân bổ hơi thở và kĩ thuật hợp lý
Mặc dù giọng hát dễ đi vào lòng người nếu bạn hát phà hơi nhiều nhưng âm thanh mềm mại, rõ ràng cũng rất cần thiết. Do đó trước khi hát bạn nên nghiên cứu trước về ca khúc để phân bổ hơi và có kỹ thuật hợp lý.
 
Giữ làn hơi đều đặn
Giữ làn hơi đều đặn là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn hát những nốt nhạc cao. Việc này giúp âm thanh có được âm lượng vừa đủ và bổ trợ hát giọng pha.
 
Bạn hãy cố gắng giữ làn hơi đều đặn khi hát để bảo vệ thanh quản không bị tổn thương. Bạn sẽ không bị khàn giọng, mất tiếng..
 
Sử dụng đúng khẩu hình
Khi hát khẩu hình miệng mở rộng rất cần thiết. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn mở miệng quá to. Mở khẩu hình cần phải mở ở cả trong và ngoài.
Hạn chế, tránh mở miệng theo chiều ngang, âm thanh bạn khi hát sẽ bị méo và chói. Bạn hãy luyện tập mở miệng theo chiều rộng. Tức hàm dưới đi xuống, song song là khớp nối của hàm trên và dưới đều được mở ra.
Bạn hãy tập ngáp hoặc bặm môi lại. Đây chính là các mở miệng trong khi hát, bạn hãy áp dụng để khắc phục được giọng hát yếu của mình nhé.
Trên đây là những cách khắc phục giọng hát yếu tại nhà. Mong rằng bạn kiên trì luyện tập để sớm cải thiện được giọng hát của mình. Chúc bạn thành công.
 
Địa chỉ mua hàng : TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT ADAM
Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 0243.699.3333
Adam 2: Số 290 Kim Mã -Ba Đình - Hà Nội
Tel: 0243.911.3333
Adam 3: A18 Ngõ 12 Láng Hạ - Ba Đình -Hà Nội
Tel: 024 3.328.2222
Hotline : 0917 622 622

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết