Rất nhiều bạn đọc thắc mắc rằng liệu gọi phòng cháy chữa cháy có mất tiền không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của phòng cháy chữa cháy An Tâm để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.
Gọi phòng cháy chữa cháy có mất tiền?
Khi làm công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy, trong những lần đến các chung cư, doanh nghiệp, các khu dân cư… để tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát nạn, đội lính cứu hỏa nhận được không ít người dân hỏi rằng: “Gọi phòng cháy chữa cháy có mất tiền không?”, “Khi có cháy, gọi cứu hỏa thì phải trả bao nhiêu tiền cho xe chữa cháy?”; “Nếu phải trả tiền nhưng doanh nghiệp, nhà dân… bị cháy mất hết tài sản, họ lấy tiền đâu tiền để trả?”…
Qua những câu hỏi trên, chúng ta có thể thấy rằng công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy đến người dân là chưa thực sự tốt, để người dân, dư luận hiểu chưa đúng. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến việc báo cháy chậm do người dân e ngại tốn tiền hay sợ bị phạt...
Vậy gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số nào? Có mất tiền không?
Bạn có biết rằng lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy hoàn toàn miễn phí và theo đúng quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa, người dân gọi phòng cháy chữa cháy sẽ không mất bất kì một khoản chi phí nào.
Vì vậy cảnh sát phòng cháy chữa cháy khuyến nghị người dân khi phát hiện cháy nổ, ngay lập tức gọi điện thoại đến số 114, khi phát hiện có nguy cơ cháy nổ, kể cả cháy lớn hay cháy nhỏ. Bởi việc lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt kịp thời hay chậm trễ phụ thuộc vào thời gian báo cháy của người dân.
Sau khi nhận được tin báo cháy, mọi sự chậm trễ sẽ phụ thuộc vào trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Còn hậu quả của việc báo cháy chậm khiến cháy lớn thì đó là mọi người chưa thông báo kịp thời. Để xe chữa cháy và lính cứu hỏa đến được đám cháy cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách từ trụ sở của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường vụ cháy, tình hình giao thông trên đường đi…
Vì vậy, để đảm bảo việc thông tin báo cháy kịp thời, chính phủ đã có quy định: phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: báo cháy chậm, không kịp thời, báo cháy không đầy đủ; phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: báo cháy giả, không báo cháy hoặc ngăn cản, cản trở việc thông tin báo cháy.
Tin cháy HOT: https://pcccantam.com/o-nhiem-sau-chay-nha-may-rang-dong.html
Gọi phòng cháy chữa cháy có mất tiền?
Khi làm công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy, trong những lần đến các chung cư, doanh nghiệp, các khu dân cư… để tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát nạn, đội lính cứu hỏa nhận được không ít người dân hỏi rằng: “Gọi phòng cháy chữa cháy có mất tiền không?”, “Khi có cháy, gọi cứu hỏa thì phải trả bao nhiêu tiền cho xe chữa cháy?”; “Nếu phải trả tiền nhưng doanh nghiệp, nhà dân… bị cháy mất hết tài sản, họ lấy tiền đâu tiền để trả?”…
Qua những câu hỏi trên, chúng ta có thể thấy rằng công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy đến người dân là chưa thực sự tốt, để người dân, dư luận hiểu chưa đúng. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến việc báo cháy chậm do người dân e ngại tốn tiền hay sợ bị phạt...
Vậy gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số nào? Có mất tiền không?
Bạn có biết rằng lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy hoàn toàn miễn phí và theo đúng quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa, người dân gọi phòng cháy chữa cháy sẽ không mất bất kì một khoản chi phí nào.
Vì vậy cảnh sát phòng cháy chữa cháy khuyến nghị người dân khi phát hiện cháy nổ, ngay lập tức gọi điện thoại đến số 114, khi phát hiện có nguy cơ cháy nổ, kể cả cháy lớn hay cháy nhỏ. Bởi việc lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt kịp thời hay chậm trễ phụ thuộc vào thời gian báo cháy của người dân.
Sau khi nhận được tin báo cháy, mọi sự chậm trễ sẽ phụ thuộc vào trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Còn hậu quả của việc báo cháy chậm khiến cháy lớn thì đó là mọi người chưa thông báo kịp thời. Để xe chữa cháy và lính cứu hỏa đến được đám cháy cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách từ trụ sở của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường vụ cháy, tình hình giao thông trên đường đi…
Vì vậy, để đảm bảo việc thông tin báo cháy kịp thời, chính phủ đã có quy định: phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: báo cháy chậm, không kịp thời, báo cháy không đầy đủ; phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: báo cháy giả, không báo cháy hoặc ngăn cản, cản trở việc thông tin báo cháy.
Tin cháy HOT: https://pcccantam.com/o-nhiem-sau-chay-nha-may-rang-dong.html
Đọc Truyện Full, Truyện Online Mới Nhất Top Rank - TruyenTR.com