Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Những nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược trên th FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Những nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược trên th FfWzt02
 


#1

22.07.16 9:26

blkaka

blkaka

Thành viên gắn bó
0902300001 https://bak.com.vn/
Thành viên gắn bó
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế, xã hội, chính trị… Không thể áp dụng nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của một quốc gia này vào một quốc gia khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tham khảo một số nghiên cứu ĐTM và ĐMC ở các quốc gia láng giềng như thế nào để có thể rút ra bài học kinh nghiệm, tham khảo cho trường hợp của Việt Nam.

Các nghiên cứu của một số quốc gia tập trung vào các vấn đề lập kế hoạch bảo vệ môi trường rất bức xúc mà các nước này đang đối mặt như ô nhiễm không khí ở Trung Quốc; động đất – sóng thần, ô nhiễm phóng xạ và vấn đề năng lượng nguyên tử ở Nhật Bản; và các tác động sinh thái ở Hàn Quốc.

 Nghiên cứu về tác động ô nhiễm không khí do các nhà máy nhiệt điện đến sức khỏe nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc

Lý Vĩ (Li Wei), Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đã nghiên cứu dự báo tác hại do ô nhiễm không khí từ các kịch bản sử dụng năng lượng đến sức khỏe của nhân dân thành phố Bắc Kinh vào các năm 2010 và 2015. Bằng mô hình LEAP kết hợp thông số “chết là điểm cuối của sức khỏe” dựa vào nồng độ gây chết của các chất ô nhiễm không khí: bụi PM2.5, SO2, NO2.

Tác giả đã đưa ra kết luận: nếu người dân Bắc Kinh sử dụng năng lượng theo kịch bản tiết kiệm thì đến năm 2015 số lượng người tử vong do ô nhiễm không khí do khí thải các nhà máy điện sẽ giảm 6501 người so với kịch bản sử dụng lãng phí. Trong số này, số tử vọng do SO2 giảm 1.200 người, do NO2 giảm 2.489 người, do PM2.5 giảm 1.693 người.

Tuy nhiên đây có phải là con số đángtin cậy? Nghiên cứu này chỉ chủ yếu giới thiệu về phương pháp dự báo tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí nhưng số người chết do khí thải nhà máy điện là chưa thuyết phục vì Bắc Kinh không chỉ bị ô nhiễm do nhà máy điện mà nguồn ô nhiễm không khí rất lớn là khí thải giao thông (có nồng độ bụi PM2.5, SO2, NO2 cao), ngoài ra còn khí thải các nhà máy hóa chất và bụi từ vùng sa mạc phía Tây chuyển về. Do vậy không thể phân lập riêng số người chết do ô nhiễm không khí chỉ từ khí thải nhà máy điện.

Nghiên cứu về tham gia của cộng đồng trong triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm phóng xạ tại Nhật Bản

Sự kiện động đất dẫn đến sóng thần vào ngày 11/3/2012 đã làm thiệt mạng 15.854 người, làm mất tích 3.155 người, phá hủy hàng chục thị trấn, làng mạc ở các tỉnh Đông Bắc đảo Bản Châu (Honsu).

Một trong các hậu quả của sóng thần là sự cố dò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Để giải quyết hậu quả ô nhiễm phóng xạ, Chính phủ Nhật đã quyết định khoanh vùng đất sẽ được xử lý là vùng có cường độ phóng xạ hàng năm trên 1 mSV.

Trong thực tế, ngay cả ở Nhật Bản không phải có nhiều người hiểu biết về xử lý chất thải phóng xạ nên để đánh giá về công tác tổ chức và hiệu quả xử lý Takehiko Murayama, GS ĐH Công nghệ Tokyovà CTV đã tổ chức nghiên cứu tham vấn cộng đồng tại vùng có mức phóng xạ này. 3 loại hình tham vấn cấp vùng đã được nghiên cứu thực hiện:

-  Thảo luận về các ảnh hưởng sức khỏe và biện pháp xử lý ô nhiễm phóng xạ.

-  Thảo luận về các biện pháp bảo quản chất thải phóng xạ.

-  Thảo luận về triển khai các biện pháp xử lý.

Qua tổng hợp các ý kiến của các bên tham gia nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức độ công khai thông tin của Chính phủ về ô nhiễm phóng xạ và đưa ra quy trình về tham gia của cộng đồng địa phương trong triển khai xử lý phóng xạ.

Như vậy tham vấn cộng đồng hay các công ty tư vấn thủ tục hồ sơ môi trường không phải là hình thức đối phó theo quy định về ĐTM mà là thực chất, có đóng góp thiết thực cho giải quyết vấn đề rất phức tạp và nóng bỏng: xử lý an toàn chất thải hạt nhân trên diện rộng.

ĐMC vói phát triển thành phố sinh thái – châu thổ ở Pusan, Hàn Quốc

Chính quyền tỉnh Pusan (Hàn Quốc) lập quy hoạch phát triển một thành phố tại cửa sông với dự định ban đầu là xây đê ngăn vịnh biển, lấy đất lập thành phố.

Từ phân tích về tác động môi trường do đê biển: gia tăng ô nhiễm vịnh biển, suy giảm hệ sinh thái nước do ngăn dòng chảy, các nhà môi trường Hàn Quốc (theo Jung Juchul và CTV, Đại học Quốc gia Pusan) đã đề nghị bỏ phương án xây đê lấn biển, thay vào đó là vẫn mở của vịnh đồng thời phát triển các khu công nghệ caoít ô nhiễm, lập hệ thống giao thông “xanh”, phát triển các công viên ven biển.

Vì nhận thấy đây là hướng tăng trưởng khôn khéo (Smart Growth) nên sau một thời gian trao đổi, thảo luận, nghiên cứu này đã được chính quyền Pusan chấp thuận. Việc thực thi sau này rất khả quan. Kết quả mang lại nhiều lợi ích cho thành phố.

Từ các trường hợp cụ thể trên đây minh chứng cho thực trạng nghiên cứu tác động môi trường ở các nước Đông Bắc Á. ĐTM hoặc ĐMC không chỉ là báo cáo phục vụ một dự án đầu tư hoặc một kế hoạch cụ thể mà còn là là các công trình nghiên cứu khoa học.

Trong khi ở Việt Nam chưa có một tạp chí khoa học chuyên ngành về đánh giá tác động nói chung và tác động môi trường nói riêng (mặc dầu đã trên 8.000(?) báo cáo ĐTM, hàng trăm báo cáo ĐMC đã được thẩm định)  thì ở nhiều quốc gia mỗi năm đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu chi tiết. Đó là các công trình nghiên cứu về các khía cạnh tác động đến tài nguyên, chất lượng lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giá rẻ toàn quốc, tác động sinh thái, sức khỏe, xã hội, kinh tế, văn hóa do các yếu tố thiên nhiên hoặc do từng loại hình nhân tác, tại địa điểm và đối tượng cụ thể.

Kết quả các nghiên cứu của các quốc gia trên đây có tính khoa học và cụ thể này chính là cơ sở để dự báo, đánh giá sự thay đổi các thành phần môi trường chịu tác động. Do vậy các dự báo, đánh giá, nhận xét trong nhiều báo cáo ĐTM có độ tin cậy, có tính định lượng, hạn chế được các dự báo, nhận xét, đánh giá chung chung.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết