peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em hiện nay chưa có thuốc đặc trị; bệnh có thể chỉ điều trị bằng những nguyên nhân gây bệnh như béo phì, tăng mỡ máu, … Vì thế, bố mẹ nên khuyến cáo và phòng ngừa cho con bằng những cách sau đây:
Kiểm soát cân nặng hợp lý cho trẻ
Thường xuyên cân trọng lượng của bé để biết chính xác cân nặng là bao nhiêu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cân nặng và chiều cao phù hợp sẽ có một sức khỏe tốt và ít bệnh tật. Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 20% cân nặng bình thường thì cần phải giảm tần suất ăn của trẻ để giảm cân nặng về mức an toàn.
Cho trẻ ăn uống hợp lý
Như đã nói ở trên, việc ăn mất kiểm soát kèm theo đó mất kiểm soát cân nặng cơ thể. Bố mẹ nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách cho bé ăn đủ các loại vitamin, chất xơ và protein. Cân bằng được 3 chất này sẽ giúp cơ thể của trẻ luôn cân đối. Nên hạn chế cho trẻ ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường để không làm tăng lượng cholesterol trong gan lên quá mức cho phép. Những bữa ăn phụ của trẻ nên cho bé ăn cháo, bánh canh, … thay những món thức ăn vặt như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, xiên que, …
Động viên trẻ tập thể dục
Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao không chỉ giúp bé có thêm sức khỏe mà còn làm tiêu hao bớt lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Phụ huynh hay dành thời gian tập luyện với trẻ để trẻ tập thói quen từ từ. Trước hết, hãy dạy cho bé những bài tập đơn giản như chạy bộ, các bài tập thể dục ngắn. Nếu có điều kiện hãy cho bé tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao mà bé đang theo học tại trường.
Tập thói quen sinh hoạt cho bé
Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy rèn luyện cho trẻ có một khung giờ sinh hoạt hợp lý. Giờ nào chơi, giờ nào ăn, giờ nào ngủ. Những thói quen này về lâu dài sẽ giúp ích rất nhiều để tránh các bệnh tật khác nhau trong đó có gan nhiễm mỡ.
Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ
Không vì mải mê công việc mà bố mẹ bỏ quên sức khỏe của con cái. Hãy dành thời gian để gần gũi, hỏi han và chăm sóc con nhiều nhất có thể. Như thế, bố mẹ mới dễ dàng phát hiện ra các biểu hiện bất thường mà trẻ đang mắc phải. Khi bé có dấu hiệu khác thường thì hãy đưa trẻ đi khám để kiểm tra. Thường xuyên đưa con đi khám định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ sức khỏe của con.
Kiểm soát cân nặng hợp lý cho trẻ
Thường xuyên cân trọng lượng của bé để biết chính xác cân nặng là bao nhiêu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cân nặng và chiều cao phù hợp sẽ có một sức khỏe tốt và ít bệnh tật. Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 20% cân nặng bình thường thì cần phải giảm tần suất ăn của trẻ để giảm cân nặng về mức an toàn.
Cho trẻ ăn uống hợp lý
Như đã nói ở trên, việc ăn mất kiểm soát kèm theo đó mất kiểm soát cân nặng cơ thể. Bố mẹ nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách cho bé ăn đủ các loại vitamin, chất xơ và protein. Cân bằng được 3 chất này sẽ giúp cơ thể của trẻ luôn cân đối. Nên hạn chế cho trẻ ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường để không làm tăng lượng cholesterol trong gan lên quá mức cho phép. Những bữa ăn phụ của trẻ nên cho bé ăn cháo, bánh canh, … thay những món thức ăn vặt như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, xiên que, …
Động viên trẻ tập thể dục
Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao không chỉ giúp bé có thêm sức khỏe mà còn làm tiêu hao bớt lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Phụ huynh hay dành thời gian tập luyện với trẻ để trẻ tập thói quen từ từ. Trước hết, hãy dạy cho bé những bài tập đơn giản như chạy bộ, các bài tập thể dục ngắn. Nếu có điều kiện hãy cho bé tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao mà bé đang theo học tại trường.
Tập thói quen sinh hoạt cho bé
Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy rèn luyện cho trẻ có một khung giờ sinh hoạt hợp lý. Giờ nào chơi, giờ nào ăn, giờ nào ngủ. Những thói quen này về lâu dài sẽ giúp ích rất nhiều để tránh các bệnh tật khác nhau trong đó có gan nhiễm mỡ.
Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ
Không vì mải mê công việc mà bố mẹ bỏ quên sức khỏe của con cái. Hãy dành thời gian để gần gũi, hỏi han và chăm sóc con nhiều nhất có thể. Như thế, bố mẹ mới dễ dàng phát hiện ra các biểu hiện bất thường mà trẻ đang mắc phải. Khi bé có dấu hiệu khác thường thì hãy đưa trẻ đi khám để kiểm tra. Thường xuyên đưa con đi khám định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ sức khỏe của con.