Trong những năm qua, nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng sạch dần được ứng dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Nhiều nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời, phong điện được tập trung đầu tư nhiều hơn. Song cho đến nay, các dự án và hiệu quả của các nguồn năng lượng này vẫn chỉ chiếm con số khiêm tốn. Các nguồn khoáng sản có hạn như than đá, than công nghiệp, dầu mỏ, vẫn đóng góp phần lớn đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia.
Than công nghiệp là cách gọi cụ thể về than đá được dùng trong công nghiệp. Những tính chất về than được chọn lọc kỹ hơn, sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất.
Tại các diễn đàn về khoa học, các chuyên gia đều cho rằng, năng lượng hạt nhân cho phép các nước tiên tiến duy trì sự phát triển nền kinh tế của họ. Nhưng trước áp lực của người dân sau các thảm họa nhà máy điện hạt nhân tại Nhật, chính phủ các nước đã trở nên e dè với việc phát triển các nhà máy điện. Mới đây Thuỵ Sĩ cũng đã đóng cửa, ngưng hoạt động một nhà máy điện hạt nhân. Còn đối với Việt Nam, một nước có nền khoa học hạt nhân chưa cao, nhân lực vận hành cho một nhà máy điện hạt nhân chưa sẵn sàng, thì việc tiếp tục duy trì sử dụng nguồn nguyên liệu hoá thạch (than công nghiệp) vẫn là lựa chọn tất yếu hàng đầu.
Theo các chuyên gia về năng lượng, mặc dù nguồn năng lượng tái tạo có sự tăng trưởng vượt bậc và có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng chúng vẫn chưa thể làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi các công ty khoáng sản. Có một lý do. Đó là nhu cầu năng lượng trong nước và trên thế giới vẫn rất cao. Mỗi năm, trên thế giới vẫn cần thêm hàng tỷ terawatt giờ điện cho các nhu cầu hàng ngày của các hộ dân và của nền công nghiệp đang được vận hành chủ yếu bằng máy móc.
Thực tế việc tiêu thụ than đá, than công nghiệp trên thế giới và trong nước vẫn cao, tăng đều theo từng năm. Theo báo cáo của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV), trong năm 2019, tập đoàn này đã đạt doanh thu trên 131 nghìn tỉ đồng (tăng 9% so với năm 2018). Sản lượng tiêu thụ than đá cho quá trình sản xuất chế biến đạt 44 triệu tấn.Tính riêng than đá dùng trong mục đích sản xuất điện là 36,6 triệu tấn, tăng trên 6,5 triệu tấn so với năm liền trước 2018. Theo tính toán của TKV, khoảng 20% nhiệt điện được sản xuất từ việc chế biến than.
Với các con số nêu trên và các dự báo của các chuyên gia năng lượng thì việc đầu tư vào khai thác nguyên liệu hoá thạch như than công nghiệp vẫn còn nhiều triển vọng. Một mặt khác, để phát triển kinh tế, Việt Nam cũng xuất khẩu nguyên liệu than đá cho các nước.
cung cấp than đá| than uc | nhập khẩu than từ nga