Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Cần nghiêm ngặt hơn với nước thải đô thị FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Cần nghiêm ngặt hơn với nước thải đô thị FfWzt02
 


#1

26.07.16 10:06

blkaka

blkaka

Thành viên gắn bó
0902300001 https://bak.com.vn/
Thành viên gắn bó
Lẽ ra, tại thời điểm hiện nay, các khu đô thị mới và 50% các khu đô thị hiện hữu của TP Hồ Chí Minh đã có hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung, nhưng thực tế chỉ có khoảng 13% nước thải đô thị được thu gom xử lý trước khi thải ra môi trường.

Chỉ mới xử lý được 13% lượng nước thải

Tình trạng Nhà máy nước Tân Hiệp phải tạm ngưng lấy nước từ nguồn nước sông Sài Gòn mỗi khi kết quả quan trắc nguồn nước sông Sài Gòn không đảm bảo đã trở thành hiện tượng “thường ngày”. Ngoài nguyên nhân ô nhiễm mặn, nguồn nước cấp sông Sài Gòn còn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hóa chất từ hoạt động sản xuất công nghiệp và từ nguồn nước thải sinh hoạt.

Theo TS. Bùi Xuân Thành (Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, nước thải sinh hoạt đô thị đang khiến nguồn nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trung bình mỗi ngày các nhà máy nước cung cấp cho thành phố 1,8 triệu m³ nước sạch. Vậy lượng nước thải sẽ tương đương khoảng 80%. Toàn thành phố hiện có 12 lưu vực thu gom nước thải sinh hoạt. Theo kế hoạch, sẽ có 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, hiện có 6 nhà máy đang trong quá trình thực hiện các thủ tục, cũng như giải phóng mặt bằng bao gồm lưu vực Bắc Sài Gòn II, lưu vực Nam Sài Gòn, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lưu vực rạch Cầu Dừa, lưu vực Bình Tân. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có một nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 đó là Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, phục vụ thu gom ở lưu vực các quận 1, 3, 5, 8, lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé; Kênh Đôi - Kênh Tẻ. Thực tế, đến hết năm 2015, Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa và Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với tổng công suất 171.000m³/ngày chỉ xử lý được khoảng 13% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị trên toàn địa bàn thành phố.

Lượng nước thải ô nhiễm còn lại tiếp tục đổ theo kênh rạch ra lại sông. Kết quả khảo sát chất lượng nước 5 tuyến kênh đổ ra sông Sài Gòn bao gồm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ, Tân Hóa - Lò Gốm và Tham Lương - Vàm Thuật cho thấy, các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và Coliform tại hầu hết các điểm quan trắc đều không đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt.

Cần nhiều nỗ lực

Việc thành phố không hoàn thành chỉ tiêu về xử lý nước thải đô thị, ngoài nguyên nhân khách quan về kinh tế (việc đầu tư các công trình xử lý nước thải công ty tập trung phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài) còn có cả lý do “thiếu cương quyết” trong thực hiện chính sách về môi trường. Nhiều chuyên gia cho rằng, khi thực hiện các dự án khu đô thị, mặc dù các dự án khu đô thị mới đều thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều không thực hiện đầy đủ việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải do các chủ đầu tư né tránh, đối phó với các cơ quan chức năng. Ngoại trừ một số dự án xây dựng trước khi có quy định bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đến nay vẫn chưa khắc phục được thì phần lớn các chủ đầu tư các dự án đô thị luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm bằng cách kéo dài, giãn tiến độ đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường. Tình trạng này đòi hỏi thành phố phải có biện pháp xử lý kiên quyết, nếu không muốn môi trường ngày càng xấu đi.

Các chuyên gia cũng cho rằng, thành phố cần có cơ chế để thực hiện xã hội hóa, thu hút nguồn vốn đầu tư vào xử lý nước thải, thay vì lý giải việc chậm tiến độ bằng lý do không có vốn. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có  cơ chế bảo lãnh thanh toán cho nhà đầu tư, tạo điều kiện tìm quỹ đất sạch xây nhà máy, xây dựng đơn giá dịch vụ xử lý nước thải thống nhất đối với người sử dụng và hỗ trợ việc thu phí dịch vụ xử lý nước thải… để nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo ông Lê Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền, một trong những đơn vị liên danh xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát cho rằng, các dự án xử lý nước thải thường có vốn hàng ngàn tỷ đồng, nếu xây dựng theo hình thức BT và nhà đầu tư khai thác một cách hiệu quả quỹ đất được nhà nước thanh toán lại thì mới hy vọng có lãi. Còn nếu đầu tư theo hình thức BOT thì mất ít nhất 20 năm nhà đầu tư mới thu hồi được vốn, bởi lúc này khoản thu duy nhất nhà đầu tư có được chỉ dựa vào phần thu giá xử lý nước thải. Trong đó, những năm đầu nhà đầu tư phải chịu lỗ và nếu có sự bù lỗ của Nhà nước người dân không phải gánh khoản chi trả giá dịch vụ xử lý nước thải quá lớn.

Ông Lưu Văn Tấn, Trưởng phòng Xử lý nước thải thuộc Trung tâm Điều hành chống ngập nước TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, chính sách thu hút tư nhân đầu tư xử lý nước thải là rất phù hợp trong tình hình ngân sách nhà nước dành cho các dự án dịch vụ công còn eo hẹp như hiện nay. Vấn đề là Nhà nước cần có sự điều phối, cần có cơ chế kêu gọi đầu tư rõ ràng nhằm đảm bảo lợi ích cho cả ba bên: Nhà nước, chủ đầu tư và cộng đồng dân cư. Thành phố cũng cần có sự lựa chọn nhà đầu tư không để tổng chi phí đầu tư và giá xử lý quá cao, hoặc nhà đầu tư đưa ra giá thấp dẫn đến công nghệ xử lý nước thải cao su không đảm bảo.

Ngay từ rất sớm TP Hồ chí Minh đã đặt mục tiêu trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ có 90% khu đô thị mới và 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lí nước thải tập trung. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015 mới, mới chỉ có 50% khu dân cư có hệ thống xử lí nước thải và 13% nước thải đô thị được xử lí. Và trong năm 2016, "chỉ tiêu phấn đấu" của thành phố về tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lí đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường vẫn là...13%.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết