lylyz
Thành viên gắn bó 01626265454
Xét nghiệm máu là 1 trong các xét nghiệm quan trọng và cung cấp những chỉ số giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý. Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, nhiều bác sĩ sẽ thông báo chi tiết giúp bạn các chỉ số này, tuy nhiên vẫn có vài điều mà các bác sĩ thường bỏ qua hoặc ít nhắc tới.
Theo đúng thông lệ, bác sĩ cần trao đổi về kết quả xét nghiệm với bệnh nhân, nhưng nhiều người vẫn duy trì quan niệm “không có thông tin nào là tốt cả” nên họ đã im lặng. Nếu xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm sinh hóa, cholesterol (mỡ máu) nằm trong giới hạn bình thường, bác sĩ thường sẽ không nói, nếu có cũng chỉ gửi kết quả mà không có bình luận.
Theo các chuyên gia thuộc Viện tim phổi và Huyết học quốc gia Mỹ, ngay cả khi kết quả xét nghiệm bình thường, giới chuyên môn cũng nên trao đổi cho người bệnh biết để giải quyết khâu tư tưởng, giúp người bệnh an tâm, phấn khởi phối hợp phòng ngừa và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Giới hạn bình thường ở nam và nữ không giống nhau
Giá trị bình thường của các xét nghiệm có thể khác nhau ở hai giới, dù ở cùng độ tuổi. Ví dụ, Số lượng hồng cầu trong máu thường ở trong giới hạn 5 – 6 triệu tế bào/microliter đối với đàn ông nhưng thấp hơn ở phái nữ, nhất là nhóm phụ nữ mãn kinh. Đối với nhóm mãn kinh, chỉ số này chỉ đạt 4 – 5 triệu tế bào.
3. Kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa khác nhau dựa trên độ tuổi
Mức bình thường hemoglobin, một chỉ số đánh giá thiếu máu, cũng khác nhau theo tuổi tác, nhất là ở trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em, hemoglobin ở mức 11 – 13 gram/dl (g/dl) được coi là bình thường, trong khi đó ở đàn ông là 13,5 – 17,5 g/dl, ở nhóm phụ nữ trưởng thành là 12 – 15,5 g/dl. Nhiều chỉ số khác cũng có giới hạn bình thường chệnh lệch nhau theo độ tuổi
4. Kết quả xét nghiệm “dương tính” không phải là thông tin tích cực
Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu tế bào hình liềm, xét nghiệm HIV, xét nghiệm viêm gan B, kết quả được coi là “dương tính” khi phát hiện thấy các chất tạo bệnh, ADN hoặc protein. Trong những trường hợp này, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa người trong cuộc có thể mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc, phơi nhiễm nguồn gây bệnh trong quá khứ.
5. Kết quả xét nghiệm “âm tính” thường là thông tin tốt lành
Kết quả xét nghiệm “âm tính” không phải là xấu hay “tiêu cực”. Một xét nghiệm âm tính có nghĩa không phát hiện thấy chất gây bệnh hoặc một yếu tố nguy cơ đối với tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh truyền nhiễm, hay xét nghiệm máu nhanh để phát hiện bệnh viêm gan C, nếu kết quả là âm tính có nghĩa tốt lành, không có bằng chứng của nhiễm trùng.
6. Kết quả xét nghiệm “dương tính” giả đôi khi vẫn có
Đôi khi kết quả trả về là dương tính, nhưng thực tế bạn không hề có bệnh theo ý nghĩa dương tính, đây gọi là dương tính giả. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác, người ta phải xét nghiệm nhiều lần, ở nhiều cơ sở để đối chứng. Chẳng hạn như riêng xét nghiệm HIV nhanh, thì kết quả dương tính giả rất phổ biến. Ví dụ trong các cộng đồng nơi có tỉ lệ 1% dân số bị nhiễm virus, thì cứ 10 xét nghiệm nhanh HIV có tới 2 là dương tính giả.
7. Các kết quả xét nghiệm “âm tính” giả
Trong thực tế, kết quả xét nghiệm máu âm tính giả đôi khi vẫn xảy ra, tức là người có bệnh nhưng kết quả trả về không phát hiện ra. Ví dụ, người bệnh viêm gan B trong vài tuần đến vài tháng đầu khi xét nghiệm HbsAg (một xét nghiệm phát hiện viêm gan B thường dùng) vẫn cho kết quả âm tính. Vì lý do này, việc xét nghiệm lại là cần thiết, nhất là nhóm người liên tục tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm.
8. Kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế không thống nhất
Theo Cơ quan Quản lý Thực – Dược Mỹ (FDA), việc tham chiếu kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế là chuyện của mỗi cá nhân và chỉ dùng cho mục đích tham khảo. Kết quả không thống nhất giữa các phòng xét nghiệm không phải là không thể, vì kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như đặc điểm từng phòng xét nghiệm.
9. Kết quả xét nghiệm bất thường đôi khi không phải do mắc bệnh
Nếu kết quả thử nghiệm máu nằm ngoài phạm vi cho phép thông thường sẽ được kết luận là mắc bệnh hoặc bị rối loạn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bất thường là nhất thời, không phải do mắc bệnh. Ví dụ, nếu xét nghiệm glucose (đường huyết) mà không nhịn ăn hoặc đã uống rượu trong đêm hay dùng thuốc thì kết quả tại thời điểm đó có thể sẽ là bất thường.
10. Sai sót từ con người
Mặc dù “đọc” sai kết quả trong xét nghiệm máu hiếm khi xảy ra, nhưng trong thực tế vẫn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan lẫn khách quan và đôi khi bác sĩ không nói cho bệnh nhân biết. Trong đó có sai lầm của chính con người, bao gồm bệnh nhân lẫn bác sĩ. Ví dụ như do tình trạng nhầm mẫu máu của người này với người kia, lấy mẫu máu không đúng cách, và cả ở khâu vận chuyển, lưu giữ mẫu máu trước khi xét nghiệm v.v.
Bạn cũng cần lưu ý rằng khi xét nghiệm máu không phải là phương pháp toàn năng để hiểu rõ sức khoẻ con người, nó chỉ phản ánh được một phần sức khoẻ của bạn hiện tại. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Website: http://myhealth.com.vn/
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
1. Bác sĩ thường bỏ qua những thông tin tốt
Theo đúng thông lệ, bác sĩ cần trao đổi về kết quả xét nghiệm với bệnh nhân, nhưng nhiều người vẫn duy trì quan niệm “không có thông tin nào là tốt cả” nên họ đã im lặng. Nếu xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm sinh hóa, cholesterol (mỡ máu) nằm trong giới hạn bình thường, bác sĩ thường sẽ không nói, nếu có cũng chỉ gửi kết quả mà không có bình luận.
Theo các chuyên gia thuộc Viện tim phổi và Huyết học quốc gia Mỹ, ngay cả khi kết quả xét nghiệm bình thường, giới chuyên môn cũng nên trao đổi cho người bệnh biết để giải quyết khâu tư tưởng, giúp người bệnh an tâm, phấn khởi phối hợp phòng ngừa và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Giới hạn bình thường ở nam và nữ không giống nhau
Giá trị bình thường của các xét nghiệm có thể khác nhau ở hai giới, dù ở cùng độ tuổi. Ví dụ, Số lượng hồng cầu trong máu thường ở trong giới hạn 5 – 6 triệu tế bào/microliter đối với đàn ông nhưng thấp hơn ở phái nữ, nhất là nhóm phụ nữ mãn kinh. Đối với nhóm mãn kinh, chỉ số này chỉ đạt 4 – 5 triệu tế bào.
3. Kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa khác nhau dựa trên độ tuổi
Mức bình thường hemoglobin, một chỉ số đánh giá thiếu máu, cũng khác nhau theo tuổi tác, nhất là ở trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em, hemoglobin ở mức 11 – 13 gram/dl (g/dl) được coi là bình thường, trong khi đó ở đàn ông là 13,5 – 17,5 g/dl, ở nhóm phụ nữ trưởng thành là 12 – 15,5 g/dl. Nhiều chỉ số khác cũng có giới hạn bình thường chệnh lệch nhau theo độ tuổi
4. Kết quả xét nghiệm “dương tính” không phải là thông tin tích cực
Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu tế bào hình liềm, xét nghiệm HIV, xét nghiệm viêm gan B, kết quả được coi là “dương tính” khi phát hiện thấy các chất tạo bệnh, ADN hoặc protein. Trong những trường hợp này, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa người trong cuộc có thể mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc, phơi nhiễm nguồn gây bệnh trong quá khứ.
5. Kết quả xét nghiệm “âm tính” thường là thông tin tốt lành
Kết quả xét nghiệm “âm tính” không phải là xấu hay “tiêu cực”. Một xét nghiệm âm tính có nghĩa không phát hiện thấy chất gây bệnh hoặc một yếu tố nguy cơ đối với tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh truyền nhiễm, hay xét nghiệm máu nhanh để phát hiện bệnh viêm gan C, nếu kết quả là âm tính có nghĩa tốt lành, không có bằng chứng của nhiễm trùng.
6. Kết quả xét nghiệm “dương tính” giả đôi khi vẫn có
Đôi khi kết quả trả về là dương tính, nhưng thực tế bạn không hề có bệnh theo ý nghĩa dương tính, đây gọi là dương tính giả. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác, người ta phải xét nghiệm nhiều lần, ở nhiều cơ sở để đối chứng. Chẳng hạn như riêng xét nghiệm HIV nhanh, thì kết quả dương tính giả rất phổ biến. Ví dụ trong các cộng đồng nơi có tỉ lệ 1% dân số bị nhiễm virus, thì cứ 10 xét nghiệm nhanh HIV có tới 2 là dương tính giả.
7. Các kết quả xét nghiệm “âm tính” giả
Trong thực tế, kết quả xét nghiệm máu âm tính giả đôi khi vẫn xảy ra, tức là người có bệnh nhưng kết quả trả về không phát hiện ra. Ví dụ, người bệnh viêm gan B trong vài tuần đến vài tháng đầu khi xét nghiệm HbsAg (một xét nghiệm phát hiện viêm gan B thường dùng) vẫn cho kết quả âm tính. Vì lý do này, việc xét nghiệm lại là cần thiết, nhất là nhóm người liên tục tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm.
8. Kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế không thống nhất
Theo Cơ quan Quản lý Thực – Dược Mỹ (FDA), việc tham chiếu kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế là chuyện của mỗi cá nhân và chỉ dùng cho mục đích tham khảo. Kết quả không thống nhất giữa các phòng xét nghiệm không phải là không thể, vì kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như đặc điểm từng phòng xét nghiệm.
9. Kết quả xét nghiệm bất thường đôi khi không phải do mắc bệnh
Nếu kết quả thử nghiệm máu nằm ngoài phạm vi cho phép thông thường sẽ được kết luận là mắc bệnh hoặc bị rối loạn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bất thường là nhất thời, không phải do mắc bệnh. Ví dụ, nếu xét nghiệm glucose (đường huyết) mà không nhịn ăn hoặc đã uống rượu trong đêm hay dùng thuốc thì kết quả tại thời điểm đó có thể sẽ là bất thường.
10. Sai sót từ con người
Mặc dù “đọc” sai kết quả trong xét nghiệm máu hiếm khi xảy ra, nhưng trong thực tế vẫn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan lẫn khách quan và đôi khi bác sĩ không nói cho bệnh nhân biết. Trong đó có sai lầm của chính con người, bao gồm bệnh nhân lẫn bác sĩ. Ví dụ như do tình trạng nhầm mẫu máu của người này với người kia, lấy mẫu máu không đúng cách, và cả ở khâu vận chuyển, lưu giữ mẫu máu trước khi xét nghiệm v.v.
Bạn cũng cần lưu ý rằng khi xét nghiệm máu không phải là phương pháp toàn năng để hiểu rõ sức khoẻ con người, nó chỉ phản ánh được một phần sức khoẻ của bạn hiện tại. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Website: http://myhealth.com.vn/
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102